Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kĩ năng học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) (Trang 50 - 53)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO

3.1.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kĩ năng học tập

Có một thực tế mà chúng ta ai cũng dễ dàng nhận thấy, đó là hoạt động học tập ở bậc đại học có sự khác nhau rất lớn về “chất” so với hoạt động ở bậc phổ thông. Nếu nhƣ học ở bậc phổ thông chỉ đơn thuần là cơng nhận, là ghi nhớ và “nói lại” những điều thầy cơ đã giảng thì học ở bậc đại học về thực chất là đƣợc trang bị các hệ thống về mặt lý luận, về phƣơng pháp đối với việc tiếp cận các vấn đề. Trong hoạt động học ở đại học, sinh viên đóng vai trị là chủ thể của hoạt động học tập còn kĩ năng học tập nhƣ một sợi dây kết nối hoạt động động học tập của sinh viên với tri thức mà sinh viên phải tích luỹ. Kĩ năng học tập tốt sẽ giúp sinh viên xây dựng lấy tiến trình học tập phù hợp, cân đối giữa thời gian học tập và chƣơng trình đào tạo cần hồn thành, thích ứng với phƣơng pháp học tập mới do việc thay đổi phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên mang lại. Và đặc biệt, trong đào tạo theo tín chỉ, kĩ năng học tập tốt sẽ giúp sinh viên thích ứng với một hệ thống đào tạo mới với các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá đặc thù trong tín chỉ, phải nắm bắt một lƣợng lớn khối lý thuyết khoa học xã hội nhân văn, ít có cơ hội thực hành...

Khi tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về vai trị của kĩ năng học tập, chúng tơi đặt ra câu hỏi để sinh viên đánh giá nhƣ thế nào về vai trò của kĩ năng học tập trong quá trình học tập ở bậc đại học. Kết quả cho thấy bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Vai trò của kĩ năng học tập đối với hoạt động học tập của sinh

viên

Vai trò của kĩ năng học tập Số lƣợng Tỉ lệ

Rất quan trọng 207 52.5

Quan trọng 180 45.7

Không quan trọng 7 1.8

Nhƣ vậy, chúng tôi nhận thấy, sinh viên nhận thức rất cao về vai trò của kĩ năng học tập đối với hoạt động học tập ở bậc đại học. Hầu hết số sinh viên khi đƣợc hỏi đều cho rằng đây là một vấn đề quan trọng bậc nhất đối với sinh viên khi bƣớc chân vào giảng đƣờng đại học (98.2%). Kết quả chúng tơi thu đƣợc hồn tồn phù hợp với những phân tích, nhận định ở trên về kĩ năng học tập của sinh viên trong môi trƣờng đại học. Với một kĩ năng học tập tốt, sinh viên hoàn tồn có thể chủ động cao trong học tập, dễ dàng đạt các điểm số cao; chƣa kể đến việc đây còn là yếu tố thuận lợi giúp sinh viên xây dựng các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô trong môi trƣờng đại học. Khi chúng tôi phỏng vấn một số bạn với câu hỏi trên, nhiều bạn cũng đồng tình với những ý kiến này. Sinh viên N.T.H (K54 – Ngôn ngữ học) cho biết thêm: “Kĩ năng học tập tốt sẽ giúp em học đƣợc nhiều kiến thức trong quá trình học tập, chuẩn bị những nền tảng tốt cho công việc sau này”.

Một tỉ lệ phần trăm nhỏ sinh viên cho rằng kĩ năng học tập là không quan trọng (1.8%). Khi điều tra kĩ hơn ở một số khách thể trả lời phần này, đa phần cho biết thực tế là các em cũng không quan tâm nhiều đến việc học ở bậc đại học. Một số bạn cho biết thêm: do em đỗ vào khoa học không nhƣ ý muốn ban đầu, càng học càng thấy chán, em muốn bỏ học (N.V.S – K55TTTV). Với chúng tôi, đây cũng đƣợc xem nhƣ một điều đáng quan tâm. Công tác tƣ vấn tuyển sinh, công tác tƣ vấn ngành nghề, định hƣớng nghề nghiệp, tƣ vấn việc làm…để tăng cƣờng tình yêu của sinh viên, hứng thú của sinh viên đối với ngành mình đã chọn.

Nhƣ chúng tơi phân tích ở phần lý luận, kĩ năng học tập là khả năng thực hiện có kết quả các hành động học tập trên cơ sở vận dụng những tri thức trong quá trình học để giải quyết những nhiệm vụ học tập trong những điều kiện nhất định. Kĩ năng học tập là yếu tố mang tính mục đích, có ý nghĩa quyết định đến hoạt động học. Nó bao gồm một hệ thống các kĩ năng thành phần, mang tính tầng bậc và tính phát triển. Nó hình thành dƣới sự tổ chức và hƣớng dẫn của giáo viên và trong quá trình tự học tập và rèn luyện của sinh viên. Với tính chất

nhƣ vậy, trong khn khổ của đề tài, chúng tôi tập chung nghiên cứu thực trạng kĩ năng học tập của sinh viên ở những khía cạnh sau:

- Thực trạng kĩ năng học tập của sinh viên trong việc lập kế hoạch học tập - Thực trạng kĩ năng học tập của sinh viên trong việc tổ chức hoạt động học - Thực trạng kĩ năng học tập của sinh viên trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu

Khi tìm hiểu về ba vấn đề này, chúng tơi tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên về ba hoạt động trên. Kết quả số liệu thu đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của một số hoạt

động chính trong học tập Nội dung Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng N % N % N %

Lập đƣợc kế hoạch học tập trong suốt

quá trình học đại học 184 46.8 186 47.3 23 5.9

Hiện thực hóa đƣợc kế hoạch học tập

của mình 226 57.5 152 38.7 15 3.8

Ý thức tự học và ý thức tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên (viết bài, tham luận gửi hội nghị, hội thảo khoa học, nghiên cứu khoa học sinh viên, tham gia vào các đề tài, đề án của bạn bè, thầy cơ, làm khóa luận tốt nghiệp, niên luận.…)

155 39.4 186 47.3 53 12.3

Lập kế hoạch học tập là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho hoạt động học tập diễn ra trong suốt quá trình học tập ở bậc đại học của sinh viên. Sinh viên khi bắt đầu bƣớc chân vào môi trƣờng đại học, họ

cho mình những gì, chuẩn bị những gì, đạt mục tiêu học tập nhƣ thế nào…để đến khi ra trƣờng họ đạt đƣợc mục tiêu học tập của mình. Theo số liệu thu đƣợc trên, 94.1% sinh viên cho rằng việc lập kế hoạch học tập là quan trọng đối với hoạt động học tập của mình. 96.2% đồng ý với việc hiện thực hoá đƣợc kế hoạch học tập là một vấn đề rất quan trọng. Hiện thực hoá hoạt động học tập của mình chính là cách sinh viên thể hiển sinh động kế hoạch học tập mà mình đề ra. Song không phải lúc nào những “thao tác” hiện thực hố đó đi đúng hƣớng, đúng mục đích, đúng với nguyện vọng của sinh viên đặt ra. Có 86.7% sinh viên cho rằng việc nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu trong quá trình học tập ở mức quan trọng đến rất quan trọng. Trong vấn đề ý thức tự học và nghiên cứu khoa học, một bộ phận nhỏ sinh viên cho rằng điều này là không quan trọng (12.3%). Học tập ở bậc đại học có một điểm khác biệt quan trọng so với học ở bậc phổ thơng đó là sinh viên phải chủ động, tích cực trong học tập. Thêm vào đó là hoạt động nghiên cứu khoa học thƣờng xuyên đƣợc tổ chức với đa dạng các hình thức khác nhau. Việc sinh viên đánh giá cao tầm quan trọng của những vấn đề mà chúng tơi đƣa ra có thể thấy sinh viên Trƣờng có nhận thức cao về những kĩ năng đƣợc xem nhƣ là thiết cốt, tơn chỉ mục đích học tập. Trên cơ sở nhận thức của sinh viên về những vấn đề trên, chúng tơi cụ thể hố các vấn đề để đi sâu phân tích, đánh giá chính xác và đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)