Xem J Svenar: “Biểu hiện chuyển đổi của Trung Quốc – Một góc độ so sánh kinh tế so với các quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở trung quốc – nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế (Trang 89 - 91)

- Tốn thời gian khi quỹ đầu tư bên ngoài tham gia

29 Xem J Svenar: “Biểu hiện chuyển đổi của Trung Quốc – Một góc độ so sánh kinh tế so với các quốc gia

Việc lí giải về tính thận trọng trong bước đi chuyển đổi của Trung Quốc – tơi cho rằng – cần được truy tìm từ những nguyên nhân kinh tế và chính trị sâu xa hơn.

2.3.1. Hai dạng thức “phản hồi” của cấp trên trong “hệ thống Đảng – Nhà nước” (Party – State System)

Thể chế chính trị do Đảng Cộng sản nắm giữ ưu thế tuyệt đối của Trung Quốc hình thành nên một cơ chế quản lí cán bộ độc đáo “Đảng quản lí cán bộ” – tổ chức Đảng có cơ sở trong mọi loại đơn vị mà nó cho là quan trọng, cần kiểm sốt; những cán bộ đứng đầu của các đơn vị này đều nằm dưới sự quản lí trực tiếp của tổ chức Đảng trong đơn vị trong trường hợp không phải là Bí thư (của tổ chức Đảng cơ sở) hoặc trực tiếp là người của Đảng (trong trường hợp kiêm ln chức Bí thư của tổ chức Đảng cơ sở). Mơ hình tổ chức này cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc tham gia vào đời sống kinh tế xã hội và thể hiện ý chí của mình. Đặc biệt, vai trị lãnh đạo của Đảng – thông qua Bộ chính trị - cịn có thể tác động đến hoạt động của cơ quan lập pháp, qua đó hợp thức hóa hoạt động của Đảng và thể hiện ý chí của Đảng vào đường lối phát triển của đất nước.

Trong thể chế chính trị đó, thời kì kinh tế kế hoạch, lãnh đạo cấp trên có hai loại “bổng lộc” chủ yếu có thể sử dụng để gây dựng “tập đồn lợi ích” của mình là: quyết định bổ nhiệm cấp dưới và các cơ hội đầu tư. Trong khi những cơ hội đầu tư mang lại các lợi ích kinh tế to lớn thì cơ hội thăng tiến lại là lực hấp dẫn chính trị mà tất cả các thành viên của guồng máy hướng tới. Đặc biệt khi những người này khơng thể tìm thấy cơ hội thăng tiến chính trị vào các vị trí trọng yếu nếu họ khơng thuộc các tổ chức chính trị trong Đảng. Do vậy, cơ hội đầu tư và cơ hội thăng tiến trở thành những nguồn lực (resouces) quan trọng bậc nhất được dùng để xây dựng liên minh lãnh đạo trong nội bộ Đảng. Thể chế này bản thân nó lại có khả năng tự nhân bản mạnh mẽ (Naughton,

Đối với các quan chức lãnh đạo cấp trên, việc bổ nhiệm những người ủng hộ mình vào vị trí quan trọng có ý nghĩa rất lớn bởi nó sẽ giúp họ có thêm được một phiếu bầu trong những hội nghị quan trọng của Đảng và chính phủ.

Mặc dù, thể chế chính trị này thiếu sự kiềm chế - kiểm sốt thực sự từ bên ngồi, nhưng giữa những người lãnh đạo trong nội bộ lại có sự kiềm chế - kiểm sốt lẫn nhau, từ đó tạo cho thể chế sự cân bằng và ổn định. Sự gắn kết chặt chẽ giữa Đảng và Nhà nước(chính phủ) – được gọi với tên Hệ thống Đảng – Nhà nước (Party-State System) – đã hình thành nên “thể chế hai tầng nấc” – Đảng có vai trị giám sát chính phủ - thể chế này được Roeder [22] và Shirk [26] gọi là “chế độ chất vấn trách nhiệm hai chiều”31.

Khi Đặng Tiểu Bình quay lại khởi động chương trình cải cách kinh tế vào năm 1978, tập thể các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nhận thức được rằng hệ thống Đảng – Nhà nước ở Trung Quốc đã đứng trong khủng hoảng sau những gì mà Đại cách mạng văn hóa gây ra. Tiến hành chuyển đổi về mặt kinh tế tất yếu sẽ gây ra những rủi ro về chính trị - các cải tổ kinh tế khơng thành cơng ở Nga khiến uy tín của Gorbachev và Đảng Cộng sản Liên Xơ sụt giảm mạnh, dẫn đến sự giải thể của Liên bang Xô-viết là một minh chứng. Khi quyết định tiến hành cải cách, các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc phải đối diện với ba khó khăn lớn: (1) tiền tơ (rent) mà quyền lực tạo ra được (lợi nhuận từ các cơ hội đầu tư, sự ủng hộ của liên minh v.v…) đang giảm sút, tính tự giác của người dân ngày càng cao, đồng thời tính gắn kết nội bộ tổ chức yếu dần. Điều này khiến cho nguồn lực vẫn được dùng để “phản hồi” (dẫn dụ) cấp dưới trước kia ngày một ít đi, điều này làm gia tăng rui ro về chính trị cho cá nhân lãnh đạo. (2) những người tiến vào thị trường mới được cởi trói thành cơng cũng đã tích lũy được vốn liếng tư bản và chính trị cần thiết. Do vậy, nhóm này trở thành nguồn quyền lực mới. (3) cơ chế khích lệ

30 Xem Fang Cai, Albert Park và Yaohui Zhao: “Thị trường lao động Trung Quốc trong cải cách”, đăng trong Brandt, Rawski, 2009, trang 148.. trong Brandt, Rawski, 2009, trang 148..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở trung quốc – nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế (Trang 89 - 91)