Những đặc trưng của quá trình chuyển đổi theo mơ hình thí điểm cải cách tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở trung quốc – nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế (Trang 79 - 81)

- Tốn thời gian khi quỹ đầu tư bên ngoài tham gia

2 Một nhân vật lãnh đạo quan trọng của cải cách DNNN ở Trung Quốc là Viên Bảo Hoa trong một bải trả lờ

2.2. Những đặc trưng của quá trình chuyển đổi theo mơ hình thí điểm cải cách tại Trung Quốc

điểm cải cách tại Trung Quốc

2.2.1. Giải quyết những vấn đề ngoài thể chế tạo nguồn lực cải cách các lĩnh vực trong thể chế cũ

Sau Hội nghị trung ương 3 khoá XI Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc xuất hiện những thay đổi mới. Sau một giai đoạn tìm tịi, mị mẫm, cải cách ở Trung Quốc đã tìm được một con đường mới. Con đường mới đó là sau thời gian đầu không thành công trong việc tăng cường quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, cải cách khu vực kinh tế nhà nước

không đạt được tiến triển, Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp bổ sung để duy trì sự vận hành của kinh tế nhà nước, dồn hết sức lực cho cải cách khu vực kinh tế nhà nước, nhằm tìm ra một cơ hội mới, các nhà kinh tế học Trung Quốc gọi chiến lươc này là chiến lược cải cách ngoài thể chế. Những thành tựu mà khu vực kinh tế phi quốc hữu của Trung Quốc đạt được trong 1 - 2 thập niên sau đó có được phần lớn là nhờ chiến lược cải cách kinh tế mới này. Tuy nhiên, việc thực thi chiến lược cải cách này trong một thời gian dài cũng kéo theo một loạt hậu quả.

10 năm Đại cách mạng văn hoá (1966 - 1976) đẩy nền kinh tế Trung Quốc đến bên miệng vực. Trong nỗ lực "dẹp loạn, trở về với cái đúng" cả trên phương diện tư tưởng chính trị lẫn chính sách kinh tế sau khi Đại cách mạng văn hoá kết thúc, tuyệt đại đa số các nhà kinh tế và những người lãnh đạo công tác kinh tế đều đồng tình với các quan điểm mà Tơn Dã Phương đưa ra trước đây. Họ cho rằng cải cách nên lấy việc tăng cường quyền tự chủ và nâng cao sức sống của các doanh nghiệp làm khâu trung tâm, đồng thời, cải cách thời kỳ này cũng chịu ảnh hưởng khá lớn của biện pháp "doanh nghiệp tự trị" của Nam Tư. Những người đề xướng nổi tiếng nhất - ở cấp độ kinh tế vi mô - về việc coi cải cách DNNN là trọng tâm của cải cách kinh tế cịn có Mã Hồng (1920 - ), Tưởng Nhất Vĩ (1920 - 1993), và Đổng Phụ Nhưng (1927 - ).

Một số nhà kinh tế khác thì có cách nghĩ về cải cách khơng chỉ bó hẹp trong vấn đề cải cách doanh nghiệp. Chẳng hạn như Tiết Mộ Kiều (1904 - ) - một vị tướng, sau ngày giải phóng lại tiếp tục đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo công tác kinh tế ở cấp trung ương. Trong cuốn sách tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng cải cách đương thời, được xuất bản năm 1979 với tựa đề "Nghiên cứu vấn đề kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc", ông đã chỉ ra rằng có hai vấn đề mà nền kinh tế Trung Quốc phải gấp rút giải quyết: "một là cải cách chế độ quản lí doanh nghiệp (bao gồm cả đơn vị kinh tế tập thể), biến

doanh nghiệp trở thành đơn vị quản lí kinh tế cấp cơ sở tràn đầy sức sống; hai là, cải cách chế độ quản lí nền kinh tế quốc dân, làm cho nó phù hợp hơn nữa với yêu cầu của nền sản xuất lớn mang tính xã hội hố"151.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ảnh hưởng thực tế của các nhà kinh tế chủ trương coi cải cách doanh nghiệp là trọng tâm của cải cách kinh tế lớn hơn ảnh hưởng của Tiết Mộ Kiều. Chẳng hạn, trong một bài viết của Mã Hồng (9/1979) đã viết "cải cách thể chế quản lí kinh tế phải bắt đầu bằng việc mở rộng quyền tự chủ doanh nghiệp", tăng cường quyền tự chủ của doanh nghiệp về các mặt nhân sự, tài chính, vật tư và kế hoạch162. Chủ trương này của Mã Hồng có thể coi là đại diện cho quan điểm của đa số các nhà lãnh đạo công tác kinh tế và giới kinh tế học, đồng thời nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của giới lãnh đạo DNNN.

Tưởng Nhất Vĩ nói mơ hình trung ương tập quyền là một dạng "lấy nhà nước làm bản vị", phân quyền mang tính hành chính là một dạng "lấy địa phương làm bản vị", cả hai mơ hình đó đều khơng ổn. Ơng cho rằng phương hướng của cải cách phải là "Lấy doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp thương nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp) làm đơn vị kinh tế cơ bản. Dưới sự chỉ đạo và giám sát thống nhất của nhà nước, doanh nghiệp thực hiện kinh doanh độc lập, hạch toán độc lập, một mặt hưởng những quyền lợi cần có, một mặt phải đảm bảo hồn thành các nghĩa vụ mà nhà nước giao cho". Ông chủ trương: "Doanh nghiệp cần phải trở thành một thể liên hợp của tồn bộ cơng nhân viên chức trong doanh nghiệp... quyền lợi của doanh nghiệp nằm trong tay của công nhân viên chức", thực hiện kinh doanh độc lập, hạch toán độc lập171. Đổng Phụ Nhưng thì cho rằng tăng cường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở trung quốc – nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế (Trang 79 - 81)