Huy động sức dân lên hàng đầu, Thanh Hoá phải coi trọng bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu phương thanh hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 72 - 107)

6. Bố cục luận văn

3.4. Huy động sức dân lên hàng đầu, Thanh Hoá phải coi trọng bồ

dưỡng dân, xây dựng khối đại đoàn kết, đặt vấn đề dân tộc lên trên

Cách mạng tháng Tám vừa thắng lợi thì một trung đoàn quân Tưởng Giới Thạch, theo sau là bọn tay sai Quốc Dân Đảng lũ lượt kéo vào Thanh Hoá lấy cớ là giải giáp quân đội Nhật, âm mưu bóp chết chính quyền cách

mạng non trẻ của tỉnh. Lợi dụng thời cơ đó, các thế lực phản động tay sai Pháp cũng có cơ hội ngóc đầu dậy phá hoại (bọn phản động Lang đạo, Thổ ty ở miền núi tìm cách thâu tóm quyền lực…).

Nắm vững quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đặt vấn đề xây dựng và phát triển lực lượng chính trị của toàn dân lên hàng đầu, tiêu biểu là Mặt trận thống nhất, khối đoàn kết thống nhất của toàn thể nhân dân, của toàn dân tộc để đưa kháng chiến đến thắng lợi. Hồ Chí Minh từng nói: “Dân là gốc”, “dân là chủ”, “đoàn kết là lực lượng”, “hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”….

Tháng 2/1948, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất nhận định rằng cần phải đẩy mạnh mọi mặt công tác ở vùng Thượng du “Thượng du thắng là Thanh Hoá thắng”. Đại hội đề ra nhiệm vụ “Xây dựng Thanh Hoá thành hậu phương vững mạnh để kịp thời cung cấp đầy đủ sức người, sức của cho chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt để bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống”.

Thực hiện nghị quyết Đại hội, Đảng bộ lãnh đạo tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Đầu năm 1950, hợp nhất Hội Liên hiệp quốc dân và Mặt trận Việt Minh thành Mặt trận Liên Việt. Các tổ chức quần chúng như: Liên hiệp Công đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội mẹ chiến sĩ, Liên đoàn Công giáo, Hội Phật giáo được củng cố và phát triển.

Trong quá trình xây dựng và củng cố hậu phương, vừa giáo dục rèn luyện nhân dân đề cao tinh thần cảnh giác, vừa tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ âm mưu pháp hoại của bọn Thổ ty, Lang đạo. Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã vận dụng linh hoạt chính sách chung của Đảng để điều hoà, đoàn kết mọi lực lượng. Kẻ thù muốn đánh phá hậu phương Thanh Hoá, song vượt qua trăm

ngàn khó khăn gian khổ, nhân dân Thanh Hoá chẳng những chiến đấu bảo vệ được hậu phương mà còn không ngừng tăng cường tiềm lực về kinh tế và chi viện sức người, sức của ngày càng nhiều cho tiền tuyến ăn no đánh thắng.

Trong kháng chiến, ai sản xuất?, ai đi dân công?... câu trả lời là nhân dân. Do đó, yếu tố nhân dân được quan tâm vì đây là lực lượng chính góp phần vào việc đánh thắng địch. Với tinh thần “tương thân tương ái”, nhân dân Thanh Hoá đã “thắt lưng, buộc bụng” lao động sản xuất không những chi viện cho tiền tuyến, giúp đỡ hàng vạn đồng bào tản cư mà còn thực hiện nghĩa vụ quốc tế - chi viện cho nước bạn Lào.

Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Thanh Hoá, Người đã khen ngợi:

Trong kháng chiến, đồng bào tỉnh ta, các tầng lớp nhân dân đều tỏ ra đoàn kết tham gia kháng chiến. Tôi chỉ nói vài điểm. Ví dụ: Dân công đã ra sức nhiều trong một Chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hoá góp 12 vạn dân công vận tải lương thực cho bộ đội. Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó [49, tr.400].

Qua lời khen ngợi đó, nhân dân Thanh Hoá xiết bao cảm động về sự dõi theo của Hồ Chủ tịch đối với từng bước đi của tỉnh trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Lời khen ngợi đó có sức mạnh to lớn cổ vũ toàn Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá vươn lên làm tốt nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng tiếp theo.

Tóm lại giai đoạn 1951 - 1954 Thanh Hóa đã ra sức củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các đoàn thể, Mặt trận; thực hiện nền giáo dục dân chủ nhân dân. Mặc dù thực dân Pháp đánh phá kinh tế Thanh Hóa, đưa các hàng hoá xa xỉ phẩm vào thị trường tiêu thụ nhưng nền kinh tế Thanh

Hóa vẫn phát triển, người nông dân đã có ruộng cày cấy, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm ra tiền tuyến. Quân sự được tăng cường một bước làm thất bại mọi âm mưu đánh vào Thanh Hóa của thực dân Pháp, bảo vệ Thanh Hóa vững chắc, xứng đáng là hậu phương vững mạnh của cả nước.

KẾT LUẬN

Trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ hy sinh, tự lực cánh sinh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, quân dân Thanh Hoá vừa ra sức chiến đấu bảo vệ vững chắc hậu phương Thanh Hoá, vừa đẩy mạnh xây dựng và phát triển về mọi mặt vừa tích luỹ tiềm lực to lớn để không ngừng đáp ứng mọi yêu cầu của chiến trường.

Mặc dù địch đánh phá từ nhiều hướng: từ phía Tây xuống, phía Bắc vào, phía biển lên, bằng nhiều cách tấn công, bằng các đội quân tinh nhuệ… nhưng Đảng bộ đã lãnh đạo quân và dân đập tan âm mưu đánh phá Thanh Hoá nhằm ngăn cản sự chi viện cho chiến trường. Quân và dân Thanh Hoá đã đóng góp xứng đáng cho tiền tuyến làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp.

Thanh Hoá đã thể hiện rõ vai trò là một tỉnh vững mạnh của hậu phương chiến lược quan trọng của cuộc kháng chiến. Toàn tỉnh đã huy động 34.177.235 ngày công làm cầu đường và tiếp vận, phục vụ liên tục 5 chiến dịch lớn: Trung Du, Quang Trung, Hoà Bình, Thượng Lào và Điện Biên Phủ; huy động hàng vạn tấn lương thực và thực phẩm, đáp ứng 70% nhu cầu chiến dịch; động viên 56.792 thanh niên vào bộ đội bổ sung cho các chiến trường, 6.321 thanh niên xung phong.

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, Thanh Hoá đã được Nhà nước tuyên dương 5 Anh hùng lực lượng vũ trang, 3 chiến sĩ thi đua Công – Nông – Binh toàn quốc, 39 chiến sĩ thi đua cấp quân khu, 4 huân chương kháng chiến, 307 huân chương chiến công các loại [15, tr.199].

Hậu phương vững chắc - nhân tố quyết định thắng lợi của mọi cuộc chiến tranh. Trong những năm kháng chiến, Thanh Hoá đã cưu mang giúp đỡ

và tổ chức cho hàng vạn đồng bào tản cư thuộc các tỉnh miền Bắc, là địa bàn đóng quân của nhiều cơ quan lãnh đạo, cơ quan quân sự, kinh tế, văn hoá của khu III, khu IV, là địa bàn đóng quân và căn cứ huấn luyện của các đại đoàn 304, 305, 316, 320 … Mặt khác, Thanh Hoá còn là một tỉnh vững mạnh của hậu phương chiến lược quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng cả nước vì Thanh Hoá đã đóng góp cho kháng chiến hàng chục vạn tấn lương thực, thực phẩm, đóng góp cho xây dựng các loại quỹ nuôi quân, quỹ đảm phụ quốc phòng, mua các loại công phiếu và đóng thuế nông – công – thương nghiệp. Trong kháng chiến, Thanh Hoá là hậu phương trực tiếp của chiến trường Bắc bộ, và Bắc Lào và một phần đóng góp cho chiến trường Bình - Trị - Thiên.

Thanh Hoá không chỉ cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến mà Thanh Hoá còn thực hiện nghĩa quốc tế - giúp đỡ cách mạng Lào. Đảng bộ Thanh Hoá đã chỉ đạo lực lượng vũ trang trong tỉnh góp phần giải phóng ba huyện: Mường Xôi, Sầm Tớ, Viêng Xay xây dựng thành căn cứ kháng chiến Bắc Lào.

Âm mưu của thực dân Pháp đối với Thanh - Nghệ - Tĩnh nói chung và Thanh Hoá nói riêng là cố lấn, cố chiếm, cố phá bằng mọi thủ đoạn và hình thức chiến tranh, hòng cắt đứt sự chi viện của Thanh Hoá với các chiến trường. Chiến trường giành thắng lợi càng lớn thì thực dân Pháp đánh phá hậu phương càng dồn dập và quyết liệt. Giai đoạn cuối của chiến tranh, nhất là từ Đông – Xuân 1953 – 1954, âm mưu này càng được ráo riết thực hiện. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo trực tiếp của Liên khu uỷ IV và Đảng bộ Thanh Hoá, nhân dân tỉnh đã nhất tề đứng lên cùng cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Đảng bộ Thanh Hoá đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vượt qua mọi khó khăn, thách

thức: chính quyền cách mạng còn non trẻ, nạn đói hoành hành, 95% dân số mù chữ, một số công trình bị thực dân Pháp đánh sập, ở vùng Thượng du thì một Thổ ty, Lang đạo quấy phá, địch âm mưu tấn công Thanh Hoá từ mọi hướng: Tĩnh Gia, Nga Sơn. Song dưới sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng bộ trong hoàn cảnh cụ thể ở địa phương, nhân dân Thanh Hoá đã làm tốt vai trò hậu phương cho chiến trường chính, một phần cho chiến trường Bình - Trị - Thiên và thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với cách mạng Lào. Hậu phương vững mạnh trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quân sự đã đáp ứng được yêu cầu tại chỗ và sẵn sàng động viên phục vụ chiến trường của nhân dân trong tỉnh; Các lực lượng vũ trang đủ sức chiến đấu bảo vệ địa phương, đáp ứng yêu cầu của tiền tuyến, tạo ra địa bàn đứng chân cho các binh đoàn chủ lực cơ động chiến đấu trên các chiến trường.

Với vai trò như vậy, Thanh Hoá xứng đáng là một tỉnh vững mạnh của vùng tự do Liên khu IV - hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Phát huy truyền thống cách mạng của tỉnh, nhân dân Thanh Hoá luôn nhận thức được trách nhiệm đối với Đảng và Bác Hồ, nguyện phấn đấu xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu như nhiệm vụ được giao. Ngày nay Thanh Hoá đã và đang xây dựng nhiều khu công nghiệp như Nghi Sơn, Bỉm Sơn,… để bước tiếp những bước tiến lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bác Hồ với Thanh Hoá, Thanh Hoá làm theo lời Bác (1998), Nxb Lao Động.

2. BCH Đảng bộ huyện Lang Chánh (1999), Đảng bộ, nhân dân huyện Lang Chánh phát huy truyền thống cách mạng đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới (1945 – 1998), Thanh Hoá.

3. BCH Đảng bộ huyện Quan Hoá (1982), Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quan Hoá, Sơ thảo (1945 – 1960), Nxb Thanh Hoá. 4. BCH Đảng bộ huyện Thiệu Hoá (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Thiệu

Hoá (1926 – 1999), Nxb CTQG, H.

5. BCH Đảng bộ huyện Thọ Xuân (1988), Những sự kiện lịch sử của Đảng bộ huyện Thọ Xuân (1926 – 1945).

6. BCH Đảng bộ huyện Yên Định (1999), Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Định

Tập 1 (1930 – 1975), Nxb CTQG, H.

7. BCH Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá (1993), Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân Thanh Hoá (1930 – 1992), Nxb CTQG, H.

8. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội.

9. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) Thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, H.

10. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thanh Hoá (1975), Thanh Hoá khắc sâu lời Bác, Thanh Hoá.

11. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Thanh Hoá (1980), Năm mươi năm hoạt động của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá (1930 – 1980), Nxb Thanh Hoá.

12. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá (1990), Bác Hồ với Thanh Hoá, Nxb Thanh Hoá.

13. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá (1991), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (sơ thảo), tập I (1930 – 1954), Nxb Thanh Hoá.

14. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000), Đảng bộ Thanh Hoá 70 năm chặng đường lịch sử vẻ vang, Nhà in Báo Thanh Hoá, Thanh Hoá.

15. Bộ Chỉ huy quân sự Thanh Hoá (1990), Thanh Hoá - lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Sơ thảo), Thanh Hoá

16. Bộ Chỉ huy quân sự Thanh Hoá (1997), Bộ Chỉ huy quân sự Thanh Hoá 1947 – 1997 (Biên niên lịch sử), Thanh Hoá.

17. Bộ Quốc phòng, tổng cục công nghiệp quốc phòng (1990), Lịch sử quân giới Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Nxb Lao động, H.

18. Chi cục Thống kê Thanh Hoá (1975), Thanh Hoá 1945 – 1975 (Số liệu thống kê), Thanh Hoá.

19. Trường Chinh (1965), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Sự thật, H. 20. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam,

Tập I,Nxb Sự thật, H.

21. Trường Chinh (1976), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam,

Tập II, Nxb Sự thật, H.

22.Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Thanh Hoá – Thanh Hoá làm theo lời dạy của Người (2007), Nxb Thanh Hoá.

23. Công an tỉnh Thanh Hoá (1994), Lịch sử Công an nhân dân Thanh Hoá, tập I (1945 – 1954), Nxb Công an nhân dân, H.

24. ĐCSVN (1980), Văn kiện Đảng (1945- 1954) Tập IV, quyển II, Ban NCBSLSĐ Trung ương Đảng xuất bản, Hà Nội.

25. ĐCSVN (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, H. 26. ĐCSVN (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 9, Nxb CTQG, H. 27. ĐCSVN (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H. 28. ĐCSVN (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 11, Nxb CTQG, H. 29. ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H. 30. ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 13, Nxb CTQG, H. 31. ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 14, Nxb CTQG, H. 32. ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 15, Nxb CTQG, H.

33. ĐCSVN, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (1985), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (Phần cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân), Nxb Thanh Hoá. 34. Phạm Văn Đồng (1986), Mấy vấn đề về văn hoá giáo dục, Nxb Văn hoá

giáo dục, Hà Nội.

35. Võ Nguyên Giáp (1967), Những kinh nghiệm lớn của Đảng ta về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng cách mạng, Nxb Sự thật, H. 36. Võ Nguyên Giáp (2000), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Nxb QĐND, H. 37. Võ Nguyên Giáp (2004), Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại, Nxb QĐND, H. 38. Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Nxb

Giáo dục, H.

39. Lê Mậu Hãn (2006), Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 – 2005), Nxb VHTT, Hà Nội.

40. Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2006), Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Nxb VHTT, H.

41. Nguyễn Văn Huyên (2005), Tập 3: Văn hoá và giáo dục, Nxb Giáo dục, H.

42. Huyện uỷ, UBND Huyện Nga Sơn (1986), Ba Đình Nga Sơn, Nxb Thanh Hoá.

43. Huyện uỷ - HĐND – UBND Huyện Thường Xuân (2007), Thường Xuân những chặng đường lịch sử, Nxb Thanh Hoá.

44.Lịch sử Việt Nam (1945 – 1960) (1998), Nxb Giáo dục, H.

45. C.Mác (1977) Bàn về mối liên hệ giữa kinh tế, hậu phương với chiến tranh, quân đội và quốc phòng Nxb Quân đội nhân dân, H.

46. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 47. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H. 48. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H. 49. Hồ Chí Minh (1998) Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.

50. Hồ Chí Minh (1966), Về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Sự thật, H.

51. Hồ Chí Minh (1970), Về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, H.

52. Trình Mưu (2003), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu IV (1945 – 1954), Nxb CTQG, H.

53. VI. Lênin (1970), Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, Nxb QĐND, H.

54. Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam (1945- 2000), Tập 1 (1945 – 1954), Nxb KHXH, H.

55.Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu phương thanh hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 72 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)