Bảo vệ hậu phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu phương thanh hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 68 - 70)

6. Bố cục luận văn

3.2. Bảo vệ hậu phương

Lênin: Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương được tổ chức một cách vững chắc. Quân đội ưu tú nhất, những người bạn tận tụy nhất đối với sự nghiệp các mạng cũng sẽ bị quân thù

tiêu diệt ngay, nếu không được vũ trang, tiếp tế và huấn luyện đầy đủ. [53, tr.23]

Để có lực lượng bảo vệ chính quyền cách mạng, Tỉnh uỷ đã tăng cường chỉ đạo công tác quân sự. Thực hiện đường lối kháng chiến của Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ đã cử một bộ phận trọng yếu của Đại đội 71 và Đại đội 72 và nhiều cán bộ quân sự, chính trị tăng cường cho miền núi.

Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2, đi đôi với việc củng cố hàng lang Đông – Tây trên chiến trường Bắc bộ, địch thọc sâu vào miền Tây Thanh Hoá nhằm dựng lên phòng tuyến sông Mã, nối liền Bắc Lào với Bắc bộ, ngăn cản hoạt động của ta. Tháng 4/1947, nhân dân các dân tộc miền núi Thanh Hoá nổ súng kháng chiến. Cùng với lực lượng vũ trang, dân quân du kích các xã Phú Nghiêm, Phú Lệ (Quan Hoá), Yên Khương (Lang Chánh), Bát Mọt (Thường Xuân), tháng 11/1949 đánh địch đồn Cổ Lũng (Bá Thước), cuối cùng là đồn Mường Xia và buộc địch phải rút lui vào tháng 3/1950.

Địch đánh vào Nga Sơn, bộ đội địa phương huyện và du kích luôn tìm cách quấy rối địch. Tháng 10/1949 địch nhảy dù xuống Bùi Chu, Phát Diệm, sau đó tiến chiếm 3 xã: Nga Phú, Liên Sơn, Điền Hộ (huyện Nga Sơn) uy hiếp phía Bắc Thanh Hoá, chúng còn cho tàu chiến lượn ngoài biển, tháng 12/1949 cho máy bay khủng bố bắn phá những nơi tập trung đông người, âm mưu chia rẽ tôn giáo. Âm mưu hòng chiếm Thanh Hoá để chia cắt hậu phương với chiến trường, giữa tỉnh với Trung ương. Tuy nhiên đến ngày 12/5/1950 quân và dân Thanh Hoá đã tiêu diệt được một phần sinh lực địch, âm mưu hòng chiếm Thanh Hoá nhằm chia cắt hậu phương với chiến trường, tỉnh với Trung ương của địch bị thất bại.

Tích cực bảo vệ địa phương, xây dựng chủ lực, Tỉnh uỷ đề ra phải nắm chắc mấu chốt chính là xây dựng lực lượng dân quân, vì đây là khâu

chính để xây dựng lực lượng quân sự. Ở mỗi huyện, Tỉnh uỷ chỉ đạo xây dựng một trung đội du kích tập trung, ở mỗi xã xây dựng một đơn vị tự vệ mạnh, củng cố về tổ chức và nâng cao chất lượng chiến đấu. Đảng bộ Thanh Hoá xác định: Bảo vệ Thanh Hoá là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, toàn dân Thanh Hoá. Vì vậy Thanh Hoá chủ trương: động viên toàn dân tích cực tham gia tác chiến, làm “vườn không nhà trống”, cất dấu của cải, đào hầm trú ẩm, bảo vệ tính mạng và tiêu diệt giặc, đập tan tư tưởng thái bình. Phát động phong trào quần chúng mạnh mẽ, đề phòng, lùng bắt gián điệp để phá chiến tranh gián điệp của địch và tiêu diệt chúng ở vùng tạm chiếm, đặc biệt chú trọng ở vùng xung yếu. Đảng, nhất là chi bộ phải thực sự nắm chắc dân quân, bộ đội địa phương để thực hiện chiến lược chiến tranh nhân dân.

Bảo vệ hậu phương nhằm chuẩn bị mọi mặt về tinh thần, của cải và sức lực để phục vụ tiền tuyến lớn đánh thắng thực dân Pháp xâm lược.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu phương thanh hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)