Xây dựng và phát huy vai trò của hậu phương phải xuất phát từ vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu phương thanh hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 70 - 72)

6. Bố cục luận văn

3.3. Xây dựng và phát huy vai trò của hậu phương phải xuất phát từ vị

từ vị trí của Thanh Hóa và yêu cầu của tiền tuyến

“Hậu phương có một tầm quan trọng bậc nhất đối với tiền tuyến. Chính hậu phương và chỉ có hậu phương mới cung cấp cho tiền tuyến chẳng những các nhu cầu đủ mọi loại mà còn cả binh lính, cả tình cảm, lẫn tư tưởng nữa”. [53, tr. 18]

Quy luật của chiến tranh đòi hỏi phải xây dựng hậu phương vững mạnh đảm bảo cung cấp nhân tài, vật lực cho tiền tuyến. Thực hiện Chỉ thị của Liên khu IV, đầu năm 1951 Thanh Hoá đã vận chuyển 5.000 tấn gạo phục vụ chiến dịch Trung du với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến”. Ngày 13/5/1951, Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị bất thường bàn kế hoạch phục vụ chiến dịch Quang Trung (Chiến dịch Hà - Nam - Ninh). Chỉ trong thời gian ngắn, toàn tỉnh đã huy động được 83.140 dân công lên đường vận tải lương thực, vũ khí,… ra chiến trường. Chiến dịch Hoà Bình, Tỉnh uỷ đã huy động 78.488 dân công ngắn hạn và 21.786 dân công dài hạn, vận chuyển 1.143 tấn lương

thực. Chiến dịch Tây Bắc (1952), toàn tỉnh huy động được 99.897 dân công dài hạn và 41.703 dân công ngắn hạn. Chiến dịch Thượng Lào (1953) huy động 113.973 dân công dài hạn, 149.000 dân công ngắn hạn. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) huy động 102.254 dân công dài hạn, 21.917 dân công ngắn hạn.

Số dân công đi phục vụ trong các chiến dịch là 1.061.593 lượt với 27.227.000 ngày công. Riêng chiến dịch Thượng Lào toàn tỉnh đã huy động 2.000 xe đạp thồ, 1.300 thuyền, 180 con ngựa, 8 xe ô tô, 8.000 tấn gạo và nhiều nhu yếu phẩm khác. Đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ đã vận chuyển được 4.361 tấn gạo, 355 tấn thực phẩm và 323 trâu bò.

Đối với nước bạn Lào, để phát triển sản xuất trong vùng giải phóng, Bạn đề nghị Thanh Hoá viện trợ 10.000 con dao, 3.000 chiếc rìu, 5.000 chiếc thuổng và một số nhu yếu phẩm khác như muối, gạo, giấy… Hậu phương Thanh Hoá đã cung cấp vận chuyển đáp ứng yêu cầu của bạn, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

Thanh Hoá nằm giữa miền Bắc và miền Trung, ba mặt Bắc – Tây – Nam núi rừng trùng điệp hiểm trở. Phía Bắc và phía Nam núi rừng xuyên thẳng ra biển, phía Tây chung đường biên giới hữu nghị với tỉnh Hủa Phăn (Lào) dài 192 km, phía Đông là biển. Thanh Hoá có nhiều hệ thống sông ngòi lớn như sông Chu, sông Mã, sông Yên, sông Bạng, đối với quân địch thì sông ngòi là yếu tố cản trở các cuộc hành quân và vận chuyển lương thực. Với vị trí và địa hình hiểm trở như vậy nên Thanh Hoá trở thành vùng đất hiểm đối với các đội quân xâm lược, vị trí chiến lược trọng yếu của chiến tranh nhân dân.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bắt đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Thanh Hoá phải xây dựng thành tỉnh kiểu mẫu, một tỉnh tự do nằm trong Liên khu IV, tức là xây dựng Thanh Hoá thành căn cứ kháng chiến, hậu phương chiến lược của các chiến trường Bắc Việt và Bắc Lào.

Thanh Hoá là cầu nối giữa chiến trường Bắc bộ, chiến trường Bình - Trị - Thiên, cách mạng Lào nên Trung ương đã chỉ đạo cho Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá phải ra sức phấn đấu cung cấp nhân tài, vật lực cho tiền tuyến. Thực hiện sự chỉ đạo đó, Tỉnh uỷ đã tổ chức phát động các phong trào vừa thi đua sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ hậu phương nhằm cung cấp nhiều nhất sức người và sức của đáp ứng yêu cầu của tiền tuyến, với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến”. Trong chiến dịch Điện Phủ, Thanh Hoá được giao nhiệm vụ hoàn thành con đường dài 176 km từ Cầu Chuối đến Vạn Mai, tỉnh Hoà Bình hoàn toàn bằng thủ công, cung cấp 4.500 tấn gạo, 350 tấn thực phẩm, 2.000 con lợn, 350 trâu bò và hàng trăm tấn rau, đậu, cá khô… Dân công Thanh Hoá đã luồn rừng, vượt dốc đem gạo, thuốc men, súng đạn và nhiều vật dụng khác đến điểm cuối cùng sát trận địa Điện Biên Phủ.

Tổng kết 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đã hoàn thành xuất sắc vai trò, căn cứ hậu phương kháng chiến. Với tinh thần tương thân, tương ái, Thanh Hoá đã tiếp tế chi viện cho chiến trường Bình - Trị - Thiên, Bắc bộ và Bắc Lào hàng chục tấn muối, cá thịt, rau, đậu, lạc, vừng, 8.000 tấn gạo. Riêng năm 1954, Thanh Hoá huy động được gần 35.000 tấn lương thực (vượt chỉ tiêu giao 7.000 tấn). 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” càng làm ngời sáng tinh thần xả thân vì nước của quân và dân tỉnh Thanh Hoá góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”, kết thúc hơn 80 năm ách đô hộ của thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu phương thanh hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)