Thanh Hoá chi viện cho tiền tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu phương thanh hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 60 - 68)

6. Bố cục luận văn

2.2. Thanh Hoá chi viện cho tiền tuyến

Hậu phương có một tầm quan trọng bậc nhất đối với tiền tuyến. Chính hậu phương và chỉ có hậu phương mới cung cấp cho tiền tuyến chẳng những các nhu cầu đủ mọi loại mà còn cả binh lính, cả tình cảm lẫn tư tưởng. [53 tr. 18]

Quy luật của chiến tranh đòi hỏi phải xây dựng hậu phương vững mạnh đảm bảo cung cấp nhân tài, vật lực cho tiền tuyến. Từ ngày 21 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2 năm 1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 của Đảng nhận định: tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực và tinh thần của toàn dân theo khẩu hiệu: “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, “triệt để thi hành sắc lệnh tổng động viên của chính quyền” [28, tr. 201, 202].

Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chỉ thị của Liên khu IV, đầu năm 1951 Thanh Hoá đã vận chuyển 5.000 tấn gạo phục vụ chiến dịch Trung du với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến”. Cuối năm 1950 đầu năm 1951, Thanh Hoá được Trung ương giao vận chuyển 5.000 tấn thóc ra Liên khu III chuẩn bị cho chiến dịch Hà - Nam - Ninh. Là đợt vận chuyển đầu tiên, số lượng lớn, kinh nghiệm còn ít vả lại nằm trong dịp tết nguyên đán Tân Mão, Liên khu uỷ IV đã cử đồng chí Lê Lộc khu uỷ viên cùng 5 đồng chí ra Thanh Hoá thực hiện nhiệm vụ, Tỉnh uỷ cũng đã tổ chức Hội nghị bất thường bàn kế hoạch phục vụ chiến dịch. Gần một tháng vật lộn với giá rét, đường trơn, hơn 6 vạn

dân công đã đưa 4.635 tấn 838 kg thóc lên Thạch Thành tập kết cho chiến dịch, đạt 98% kế hoạch.

Trong chiến dịch Hoà Bình, Tỉnh uỷ đã huy động 78.488 dân công ngắn hạn và 21.786 dân công dài hạn, vận chuyển 1.143 tấn lương thực; Chiến dịch Tây Bắc (1952), toàn tỉnh huy động được 99.897 dân công dài hạn và 41.703 dân công ngắn hạn vận chuyển vũ khí, lương thực phục vụ chiến dịch. Biên bản số 1052 BB/TH ngày 9/7/1952 về thực hiện nhiệm vụ tiếp tế Việt Bắc nêu rõ nhiệm vụ của trên giao cho Thanh Hoá phải vận chuyển 1.500 tấn gạo để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho Việt Bắc. So với các lần trước, kế hoạch lần này tương đối lớn, phải huy động mọi lực lượng tầng lớp nhân dân nhiều trong một thời gian ngắn. Để hoàn thành kế hoạch được giao, nhân dân Thanh Hoá đã thi đua lao động sản xuất trên những cánh đồng với tình cảm của người hậu phương để có những hạt gạo gửi ra tiền tuyến.

Chiến dịch Thượng Lào (1953), Trung ương Đảng, Chính phủ và Liên khu III đã giao cho Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá cung cấp, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí cho chiến dịch. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Thanh Hoá đã huy động 113.973 dân công dài hạn và 148.499 dân công ngắn hạn, 2.000 xe đạp thồ, 180 con ngựa, 8 ô tô, 1.300 thuyền và 8.000 tấn gạo và hàng chục tấn muối, thịt, cá, rau, đậu, lạc… đảm bảo 70% nhu cầu của chiến dịch. Sau chiến thắng ở Thượng Lào, khu giải phóng Bắc Lào được mở rộng, Trung ương Đảng giao cho Liên khu uỷ IV và Thanh Hoá thực hiện tiếp nhiệm vụ chi viện cho cách mạng của bạn.

Để chuẩn bị lực lượng phục vụ chiến dịch Biện Biên Phủ, Tỉnh uỷ đã tổ chức quán triệt mục đích, ý nghĩa của chiến dịch trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, đồng thời tổ chức học tập chính sách hậu phương tiền tuyến, tổ chức lực lượng gánh vác công việc hậu phương. Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa lớn đối với vận mệnh của đất nước nên Tỉnh uỷ Thanh

Hoá đã chỉ đạo thành lập Hội đồng cung cấp và đề ra kế hoạch nhanh chóng huy động lương thực, hàng hoá thiết yếu vận chuyển về kho Cẩm Thuỷ và kho Lược, khẩn trương xây dựng hệ thống kho trạm, huy động thanh niên xung phong sửa đường, bắc cầu cho bộ đội, dân công ra tiền tuyến. Với quyết tâm “tất cả cho chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng”, Trung ương Đảng yêu cầu các địa phương phát huy cao hơn nữa khả năng cung cấp, phục vụ tiền tuyến. Ngày 15/4/1954, đồng chí Văn Tiến Dũng thay mặt Tổng Quân uỷ Trung ương và Sở Chỉ huy Tiền phương của Liên khu ở Cẩm Thuỷ giao nhiệm vụ cho Thanh Hoá trong vòng 20 ngày phải huy động thêm 2.000 tấn gạo, 147 tấn thực phẩm và muối để phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 25 tháng 4 năm 1954, Thường vụ Liên khu uỷ IV đã họp quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc phối hợp tác chiến với chiến trường Điện Biên Phủ và chỉ rõ Thanh Hoá phải tập trung phục vụ tiền tuyến hoàn thành nhiệm vụ Trung ương giao về thóc gạo.

Để giúp Thanh Hoá thực hiện trọng trách mới, Liên khu uỷ đã cử cán bộ ra giúp Thanh Hoá “để có số lượng lương thực, thực phẩm Trung ương giao cho, nhân dân Thanh Hoá đã phải ăn ngô non, khoai non, giành gạo cho chiến sĩ ngoài mặt trận” [52, tr. 521]. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh được Trung ương cử vào Thanh Hoá bàn với Tỉnh uỷ về việc huy động nhân lực, vật lực phục vụ chiến đấu, đồng chí Hoàng Anh - Bí thư Liên khu uỷ cũng được giao nhiệm vụ giúp đỡ Thanh Hoá hoàn thành chỉ tiêu. Nhận được sự động viên của Đảng, nhân dân Thanh Hoá đã vượt qua những khó khăn do thiên tai, địch hoạ phá hoại làm tròn nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến.

Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Thanh Hoá đã cung cấp 80% lương thực, thực phẩm vượt mức Trung ương giao 9 tấn (tổng số lương thực cung cấp cho toàn chiến dịch là 25.000 tấn), 1.300 con bò, 2.000 con lợn, 250.000 quả trứng, 150 tấn đậu các loại, 450 tấn cá khô. Số dân công đã huy

động 102.254 dân công dài hạn và 76.670 dân công ngắn hạn. Tổng số dân công phục vụ toàn chiến dịch là 1.061.593 lượt người với 27 triệu 227 ngày công. Số phương tiện vận chuyển gồm 11.000 xe đạp thồ, 1.300 thuyền ván và thuyền nan, 42 ngựa, 31 ô tô và nhiều phương tiện khác.

Thanh Hoá vừa có vị trí chiến lược đối với cách mạng Việt Nam vừa là chỗ dựa của cách mạng Lào, là căn cứ vững chắc nuôi dưỡng các đơn vị chủ lực Pathét Lào, là chỗ trú chân của Chính phủ kháng chiến Lào. Thanh Hoá không chỉ cung cấp, vận chuyển lương thực, thực phẩm cho khu căn cứ của bạn ở tỉnh Hủa Phăn mà còn cho quân đội tình nguyện sang giúp đỡ bạn xây dựng lán trại, huấn luyện bộ đội,…

Mùa xuân 1953, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ kháng chiến Lào quyết định phối hợp lực lượng mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng Sầm Nưa. Trong suốt 7 ngày đêm chiến đấu với địch, Liên quân Việt – Lào đã tiêu diệt 3 tiểu đoàn và 11 đại đội địch tiến tới giải phóng 3 tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, Phong Xa Lỳ. Chỉ tính riêng trong tháng 2 và 3/1953 Thanh Hoá đã huy động 141.160 lượt dân công thường trực và dân công cần vụ sửa chữa đường ở huyện Thọ Xuân, Yên Định, Cẩm Thuỷ, làm các chân hàng ở các trạm 101, 103 thuộc vùng biên giới. Ngày 13/4/1953, Thanh Hoá chuyển lên cho chiến dịch 2.900 tấn gạo, (vượt thời gian quy định 7 ngày, mặc dù tiền phương đã yêu cầu thêm 500 tấn ngoài mức được giao ban đầu). Ngày 17 tháng 4 năm 1953, Thanh Hoá lại huy động thêm 17.000 dân công và 2.000 xe đạp thồ chuyển 320 tấn gạo và 280 tấn muối sang Mường Rum, Mường Xịa (Sâm Nưa), ngoài ra còn cung cấp cho chiến dịch 100 tấn thực phẩm (thiếu 10 tấn), 2.900 con trâu bò (vượt 400 con).

Thắng lớn ở Thượng Lào, khu giải phóng Bắc Lào được mở rộng, Trung ương Đảng giao cho Liên khu uỷ khu IV và Thanh Hoá nhiệm vụ giúp đỡ chi viện cho căn cứ cách mạng của Bạn ở Hủa Phăn. Tính từ tháng 5 đến

tháng 12 năm 1953, Thanh Hoá đã cung cấp cho bạn 6.000 tấn muối, 1.000 tấn lương thực, 15.000 xếp giấy, 6.000 dao, rìu, thuổng và nhiều hàng hoá khác…

Thanh Hoá là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và bổ sung quân cho các đại đoàn chủ lực 304, 316, 329,... các trung đoàn chủ lực của Liên khu III, IV trước và sau các chiến dịch, đón tiếp, tiếp nhận, nuôi dưỡng các đoàn thương bệnh binh từ các chiến trường về điều trị và phục hồi sức khoẻ. Nhiều cơ quan, trường học, kho tàng, cơ sở quốc phòng, quân y, dân sinh của Trung ương và của Liên khu III, IV,... đóng tại đất Thanh Hoá được nhân dân đùm bọc và nuôi dưỡng.

Từ năm 1951 – 1954 mặc dù bị địch đánh phá từ nhiều hướng, tấn công bằng nhiều cách, song dưới sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng bộ, Thanh Hoá vẫn giữ được thế đứng, làm thất bại mọi âm mưu của địch đánh phá hậu phương. Về xây dựng hậu phương, kinh tế phát triển, nền văn hoá giáo dục dân chủ nhân dân được xây dựng, sức mạnh khối đoàn kết nhân dân được tăng cường. Thanh Hóa đã làm tròn nghĩa vụ đối với các chiến trường chính ở Việt Nam và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với cách mạng Lào là chi viện sức người và sức của cho tiền tuyến. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã kết thúc 9 năm trường kháng chiến đầy gian khổ và hy sinh, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhân dân Thanh Hóa đã thực hiện tốt vai trò hậu phương của mình đối với kháng chiến, xứng đáng là một tỉnh vững mạnh của hậu phương cả nước.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là thời kỳ cả dân tộc Việt Nam phải đối đầu với những khó khăn thách thức sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, dân tộc ta đã làm nên một Điện Biên Phủ lịch sử kết thúc ách thống trị của thực dân Pháp trên đất Việt Nam.

Qua nghiên cứu vấn đề xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến ở Thanh Hóa, bước đầu đưa ra một số nhận xét chung như sau:

3.1. Xây dựng hậu phương vững mạnh và toàn diện

Khi bàn về chính tranh cách mạng, Lênin có một luận điểm nổi tiếng: Muốn tiến hành chính tranh một cách thực sự phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc, một quân đội giỏi nhất.

Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Thanh Hoá luôn giữ vai trò là căn cứ chiến đấu, hậu phương chiến lược của các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại. Với cách nhìn bao quát toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thanh Hoá phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu – căn cứ, hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Về chính trị, Hồ Chí Minh nói: Cái sức mạnh vô địch mà ta có thể thắng quân địch giành độc lập thống nhất là sự đoàn kết.

Xây dựng hậu phương vững mạnh và toàn diện là điều kiện cần của mọi cuộc chiến tranh. Thanh Hoá là một tỉnh nằm trong vùng tự do Liên khu IV, có vị trí chiến lược trọng yếu, Đảng bộ lại ra đời sớm nên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức đoàn kết toàn dân. Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã chỉ đạo củng cố các tổ chức Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thiếu nhi

cứu quốc, Công hội cứu quốc làm nhiệm vụ đoàn kết toàn dân thành một khối - sức mạnh của chế độ mới được.

Nhận rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của tỉnh trước dân tộc, thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ, Tỉnh uỷ đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành xây dựng căn cứ hậu phương toàn diện.

Sau cách mạng tháng Tám, số lượng đảng viên ít nhưng Đảng bộ luôn biết phát huy sức mạnh của toàn dân. Việc phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở Đảng ở Thượng du là một quá trình khó khăn vất vả vì thực dân Pháp đã lợi dụng nhiều Thổ ty, Lang đạo kích động nhân dân chống đối chính quyền dân chủ nhân dân, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ thì hầu hết các huyện miền núi đã thành lập được Đảng bộ huyện. Trong lúc Tỉnh uỷ phát động đấu tranh chính trị, một số nơi chưa kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với củng cố tổ chức, không xác định được đối tượng, mục tiêu nên phần nào ảnh hưởng đến chính sách đại đoàn kết toàn dân của Đảng. Tuy nhiên Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời chỉ thị ngừng đấu tranh chính trị và kiểm điểm rút kinh nghiệm, Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã khắc phục khó khăn và chỉ đạo các ngành, các cấp coi trọng chính sách đại đoàn kết toàn dân tạo thành một khối chính trị vững chắc sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù.

Vừa giành được chính quyền, nhân dân Thanh Hoá vừa phải chống thù trong, giặc ngoài trong lúc nền kinh tế còn lạc hậu, thương nghiệp bị đình đốn, hàng hoá nhập ngoại tự do lưu thông trên thị trường khiến nền kinh tế của tỉnh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Bằng nhiều biện pháp khắc phục, Đảng bộ đã chỉ đạo các huyện khai hoang phục hoá, giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, thành lập các xưởng quân giới sản xuất vũ khí cung cấp cho bộ đội, phát triển nghề dệt vải và nghề làm giấy. Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, Thanh Hoá từng bước khôi phục và phát triển sản xuất để cải thiện đời sống nhân dân, củng cố

nền tài chính quốc dân, đảm bảo cung cấp cho bộ đội, cho tiền tuyến, tích trữ vật chất sẵn sàng chiến đấu lâu dài.

Đồng thời ra sức xây dựng Đảng, nâng cao sức mạnh và năng lực lãnh đạo mọi mặt của Đảng để hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến. Cuộc vận động xây dựng chi bộ đạt 3 danh hiệu “tự động”, “tiến bộ” và “gương mẫu” thu nhiều thắng lợi, lực lượng đảng viên của Đảng phát triển đều rộng khắp các huyện, các xã. Đi đôi với công tác xây dựng chi bộ và phát triển đảng viên, các cấp bộ Đảng từ tỉnh xuống huyện, xã không ngừng được củng cố và kiện toàn.

Song song với công tác xây dựng Đảng, chính quyền các cấp và các đoàn thể quần chúng cũng thường xuyên được xây dựng củng cố, kiện toàn. Hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền được nâng cao. Vai trò của các đoàn thể được đề cao, nhân dân ngày càng tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, ra sức thi đua thực hiện mọi nhiệm vụ kháng chiến.

Những ngày đầu của cuộc kháng chiến chủ yếu phát động lòng yêu nước, động viên nhân dân đóng góp tuỳ nhiệt tình, khả năng của từng nhà, từng người, tập hợp thành quỹ để phục vụ kháng chiến. Các cuộc vận động giảm tô, chia lại công điền công thổ, chia ruộng vắng chủ cho nông dân, vận động nhân dân mua công phiếu kháng chiến. Chấp hành chủ trương chính sách của Trung ương, Đảng bộ đã khéo léo lãnh đạo kết hợp giải quyết những vấn đề cơ bản giữa kháng chiến và kiến quốc, giữa giai cấp và dân tộc, từng bước giải phóng sức sản xuất mang lại ruộng đất cho người nghèo.

Mặc dù bị địch đánh phá nhiều nơi, từ mọi hướng, nhân dân Thanh Hoá đã quyết chiến đấu bảo vệ hậu phương, bảo vệ các căn cứ kháng chiến của cả nước. Việc xây dựng và phát huy sức mạnh của hậu phương được tiến hành theo phương châm từ yếu đến mạnh, từ nhỏ đến lớn.

Lực lượng vũ trang ở Thanh Hoá sớm được thành lập, nhiệm vụ là bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở của Đảng và là sức mạnh của Việt Minh để cảnh cáo và uy hiếp bọn phản động trong những ngày tiền khởi nghĩa. Ngay từ buổi đầu lực lượng vũ trang Thanh Hoá đã là lực lượng chuyên chính của giai cấp vô sản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khi cướp chính quyền, lực lượng vũ trang đã được củng cố và phát triển nhanh chóng cả bộ đội chủ lực của tỉnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu phương thanh hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)