Cán bộ giảng dạy và sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đại học việt nam 1986 2000 (Trang 25 - 31)

7. Kết cấu luận văn

1.4. Cán bộ giảng dạy và sinh viên

Cán bộ giảng dạy

giáo dục đào tạo9. Trước tình hình khó khăn chung của đất nước cũng như của ngành giáo dục, đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học đã cố gắng rất lớn vượt mọi khó khăn, để duy trì và phát huy được tính tích cực của giáo dục đại học.

Qua con số thống kê ở Bảng 1.2 cho thấy: [Tổng hợp từ bảng 1.2] Năm học 1985-1986, tổng số cán bộ giảng dạy là 19.614 giảng viên, trong đó: số trường thuộc Bộ là 7.898 trường, tỷ lệ cán bộ là nữ chiếm 28,2%. Đến năm học 1989-1990, tổng số cán bộ giảng dạy tăng lên 20.890, số trường thuộc Bộ tăng lên 12.364 giảng viên, trong đó, tỷ lệ giảng viên là nữ chiếm 31,2%.

Năm 1985-1986, số cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn có học hàm GS, PGS là 2,9%, TS, PTS là 9,6%; giảng viên có trình độ đại học là 86,2. Năm 1989-1990, số cán bộ giảng dạy có học hàm GS, PGS giảm xuống còn 2,62%, cán bộ giảng dạy có học vị TS, PTS tăng lên 10,8%, số giảng viên có trình độ đại học là 89,2 giảng viên.

Nhìn chung, số cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị tăng lên tuy rất thấp nhưng đã tạo ra đội ngũ chuyên gia với trình độ cao, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách của đất nước đặt ra khi nền kinh tế - xã hội nước ta chuyển sang một giai đoạn mới.

Tuy nhiên, vào cuối năm 1990, có nguy cơ hẫng hụt gay gắt cán bộ giảng dạy ở một số trường đại học lớn như ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Y Hà Nội và nhiều trường ĐH ở phía Nam cũng gặp tình trạng tương tự [12, tr. 89].

Tình trạng “giáo viên bỏ nghề hoặc không còn tâm huyết với nghề vẫn xảy ra”. Đời sống của nhiều cán bộ giảng dạy đại học gặp rất nhiều khó khăn, “nhiều giáo viên phải làm thêm nhiều nghề để kiếm sống, đã ảnh

9. Từ năm 1984 Chính phủ quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm là ngày “Nhà giáo Việt Nam” và trở thành ngày hội của toàn dân. Chính phủ định ra các danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân” để tôn vinh các

hưởng đến chất lượng giảng dạy” [20, tr. 338].

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, thì đội ngũ cán bộ giảng dạy phải sống được bằng lương. Câu nói của Lênin về người thầy trong giáo dục: “cố gắng nâng cao một cách có hệ thống, kiên nhẫn và liên tục trình độ tinh thần cho giáo viên, chuẩn bị cho họ về mọi mặt để họ đảm đương được sứ mệnh cao cả của mình, nhưng điều chủ yếu, chủ yếu và luôn luôn là chủ yếu là nâng lương cho họ [6, tr. 185].

Bảng 1.2. Cán bộ giảng dạy

Năm học Tổng số cán bộ giảng dạy

Trong đó Trình độ chuyên môn Giáo sư, Phó giáo sư (%) Trường thuộc Bộ Tỷ lệ nữ (%) Tiến sĩ, Phó tiến sĩ (%) Đại học 1985-1986 19614 7898 28,2 9,6 86,2 2,9 1986-1987 18702 7991 29 9,8 87,7 2,9 1987-1988 20212 8752 30,8 10,1 85,8 2,6 1988-1989 20890 12364 31,2 10,8 89,2 2,62 1989-1990 20890 12364 31,2 10,8 89,2 2,62 Nguồn: [58, tr. 121]

Sinh viên đại học

+ Công tác tuyển sinh:

Cải cách công tác tuyển sinh là việc mở đầu cho thực hiện chương trình cải cách đào tạo đại học.

Ở miền Bắc từ năm 1986 - 1987 do Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) đứng ra tổ chức tuyển sinh trực tiếp. Bộ ra đề thi, tổ chức thi ở các địa phương, chấm thi, xét tuyển.

Ở miền Nam, từ năm 1986 - 1987, việc tuyển sinh giao cho các trường dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ.

Bảng 1.3. Số sinh viên tuyển mới

Năm học Số sinh viên tuyển mới

Tổng số Trong đó: hệ DHTT 1985 – 1986 34279 21241 1986 – 1987 37404 22633 1987 – 1988 34110 21730 1988 – 1989 31677 23032 1989 – 1990 32838 22628 Nguồn [66, tr.121]

Từ năm học 1988–1989, công tác tuyển sinh vào các trường đại học có sự đổi mới quan trọng, việc tuyển sinh được tổ chức thống nhất trong cả nước theo nguyên tắc phân cấp đầy đủ cho các trường về 4 khâu: ra đề thi, tổ chức thi tại trường, chấm thi, xét tuyển, đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng và có nền nếp.

Học sinh được đăng ký thi vào nhiều trường, không hạn chế số lần dự thi trước đó, lịch thi được bố trí có sự phối hợp giữa các trường nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể dự thi vào nhiều trường.

+ Hệ dài hạn tập trung

Với mục tiêu giáo dục đại học trong 3 năm 1987-1990 là xây dựng hệ đào tạo dài hạn tập trung thành hệ chuẩn nhằm làm cho hệ này giữ vai trò nòng cốt về chất lượng của nền đại học Việt Nam, để vươn lên trình độ tiên tiến trên thế giới và giao lưu với nền đại học các nước: “Ngành giáo dục đại học tập trung giải quyết 3 vấn đề để tạo khung cho việc tiếp tục đổi mới trong những năm tiếp theo, nhất là cho việc đổi mới về nội dung và phương pháp: “Một là, xây dựng danh mục mới các ngành học; hai là, tổ chức lại quá trình đào tạo; ba là, cải cách công tác tuyển sinh”” [57, tr. 275].

Năm học 1985-1986 tăng 34.279 sinh viên, trong đó hệ DHTT tăng 21.241 sinh viên. Năm học 1988-1989 tăng mạnh nhất trong 5 năm đầu đổi mới lên 23.032 sinh viên, tăng hơn năm 1986 gần 2.000 sinh viên.

Bảng 1.4 Sinh viên đang đào tạo tại các trường đại học

Năm học Tổng số Trong đó DHTT Chuyên tu Tại chức Hệ khác 1984-1985 124120 88921 7940 27259 - 1985-1986 121195 85726 7833 27636 - 1986-1987 127312 87099 9536 28503 2174 1987-1988 133136 90066 7528 27157 8385 1988-1989 132458 93531 2672 31766 4489 1989-1990 138566 93248 2479 38842 2997 Nguồn: [58, tr.122]

+ Sinh viên hệ tại chức

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn mới này là phải thiết kế được hệ thống đào tạo đa dạng gồm nhiều hình thức đào tạo và bồi dưỡng, chính quy và không chính quy, tập trung và tại chức đáp ứng nhu cầu học tập trong nhân dân ngày một phát triển. Trong thời gian này, đào tạo tại chức được mở ở tại các địa phương không có trường đại học để thu hút tất cả những người lao động không có điều kiện học tập trung chính quy, được vào các lớp vừa học, vừa làm để thường xuyên mở mang kiến thức, trau dồi nghề nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thiết thực cải thiện đời sống của bản thân.

Từ giữa năm 1988, cùng với những cải cách trong giáo dục nói chung, đào tạo và bồi dưỡng tại chức cũng có những đổi mới. Năm 1985 – 1986, số sinh viên tại chức tăng lên 27.259 và tăng liên tục trong các năm. Đến năm 1990, số sinh viên tăng mạnh lên 38.842 sinh viên.

Biểu đồ Bảng 1.4 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 1986-1987 1987-1988 1988-1989 1989-1990 Năm học S si nh v n DHTT 88921 85726 Chuyên tu 7940 7833 Tại chức 27259 27636 Hệ khác - -

Với chủ trương thí điểm hệ đào tạo không chính quy và sau đó là hệ đào tạo mở rộng, mỗi năm, số lượng tuyển sinh vào bậc đại học của cả nước đã tăng thêm hàng ngàn học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của tầng lớp thanh niên trong thời kỳ đầu đổi mới.

Cùng với hệ tại chức, hệ đào tạo mở rộng, ngành giáo dục còn đào tạo các hình thức chuyên tu và hệ khác thu hút mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế với mục tiêu xây dựng cơ chế cụ thể đối với việc tuyển lựa công nhân trẻ vào trường đại học, đưa bộ phận thanh niên ưu tú trong công nhân lên trình độ đại học và sau đại học, tăng tỷ lệ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu đề án về việc mở hình thức tự học có hướng dẫn, sau đó đã phối hợp với Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mở thí điểm cho ngành luật, chủ yếu cho hệ thống cán bộ của Tổng Công đoàn [51, tr. 296].

Nhìn chung, sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo đi đôi với những phương thức mềm dẻo về đóng học phí nhằm tạo điều kiện cho nhiều người được học, được lựa chọn trình độ, hình thức học tập để nâng cao trình độ đã có tác dụng thiết thực, tạo tiền đề cần giải quyết để tiếp tục đổi mới giáo dục đại học.

Đào tạo sau đại học

Từ năm 1990, nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 90/1993/NĐ- CP, trong đó quy định rõ bậc đào tạo sau đại học10 có 2 trình độ: thạc sĩ và tiến sĩ, với các hình thức đào tạo tập trung dài hạn và tại chức trên cơ sở tuyển chọn chặt chẽ đầu vào. Đây là giai đoạn đào tạo sau đại học được tổ chức chủ yếu ở trong nước thông qua triển khai rộng khắp ở các trung tâm đào tạo trong nước.

Từ đây, đào tạo sau đại học chuyển sang giai đoạn bùng phát, cùng với sự phát triển các cơ sở đào tạo, số lượng tuyển sinh tăng lên nhanh chóng, số lượng tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo ngày càng tăng, tạo ra bước nhảy vọt về quy mô của đào tạo sau đại học.

Trước năm 1990, có 12 cơ sở đào tạo sau đại học. Đến tháng 9-1990 đã có 69 cơ sở đào tạo NCS, trong đó có 32 cơ sở thuộc các trường đại học, đào tạo theo 273 chuyên ngành, bố trí theo 6 nhóm ngành là: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học y dược, khoa học công nghệ, khoa học quân sự và khoa học xã hội [19, tr. 103].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đại học việt nam 1986 2000 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)