Chủ trương, chính sách giáo dục đại học sau 5 năm đổi mới (1991-1995)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đại học việt nam 1986 2000 (Trang 38 - 61)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Chủ trương, chính sách giáo dục đại học sau 5 năm đổi mới (1991-1995)

(1991-1995)

Tình hình kinh tế - xã hội

Sau 5 năm đổi mới ở Việt Nam đã bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Nước ta vẫn chưa ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới còn nhiều mặt hạn chế: “nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Hàng triệu người, trong đó số đông là thanh niên chưa có việc làm hoặc việc làm chưa ổn định. Trật tự kỷ cương còn lỏng lẻo; tiêu cực và tham nhũng còn nhiều” [40, tr. 49-50].

Trên thế giới có những thay đổi lớn, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô tan rã đã gây xáo động lớn trong đời sống chính trị quốc tế, đặc biệt là ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Trong khi đó, Mỹ vẫn duy trì chính sách cấm vận. Quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chưa được khai thông [77, tr. 386].

Trước tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức kỳ họp vào ngày 24 tháng 6 năm 1991 tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng và vạch ra phương hướng, nhiệm vụ nặng nề trước mắt và cả tiền đồ rộng lớn của cách mạng nước ta và của Đảng trong những thập niên tới. Đảng chủ trương tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách nhất về kinh tế, xã hội, nhằm đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định và

từng bước cải thiện đời sống của nhân dân.

Chủ trương, chính sách giáo dục

Xác định tầm quan trọng của khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt, là động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới, trong giai đoạn này Đảng đã quan tâm và coi trọng đến nhân tố con người và đặt con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với mục tiêu: giáo dục và đào tạo: nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo,…có khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mà Văn kiện Đại hội VII đã đặt ra.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 khóa VII (ngày 4-1- 1993), những quan điểm chỉ đạo công cuộc đổi mới giáo dục đã được nêu ra trong Hội nghị này: Một là, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Huy động toàn xã hội làm giáo dục. Hai là, phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ba là, giáo dục vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người.

Bốn là, đa dạng hóa loại hình đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Người đi học phải đóng học phí. Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học [41, tr. 402].

Cũng trong hội nghị này, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đánh giá: “Nhiều năm trước đây đầu tư cho giáo dục chủ yếu được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội. Ngày nay, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển con người” [6, tr. 154].

Tháng 1-1991, ngành đại học đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện “3 chương trình hành động” (1987-1990) để đánh giá việc thực hiện đổi mới trong ngành giáo dục đại học (đối với từng chương trình và từng chủ trương lớn trong chương trình) và đánh giá hiện trạng của ngành sau 3 năm đổi mới,

đồng thời đưa ra những nguyên nhân và phương hướng nhiệm vụ của giáo dục đại học năm học 1990-1991.

Kế thừa và phát huy những kết quả đổi mới, những kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học trong giai đoạn trước, kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 1991 – 1995, bậc đại học thực hiện “5 chương trình mục tiêu”13 để đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu mới sự phát triển khoa học, kỹ thuật, của công nghiệp.

Mục tiêu đặt ra cho giáo dục vào đào tạo đại học trong giai đoạn này là nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Trọng tâm của đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn này là đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, học tập, nâng cao chất lượng đào tạo đại học để đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự đổi mới được thực hiện trên cơ sở đảm bảo chất lượng, quy mô đào tạo tiếp tục được mở rộng.

2.2. Hệ thống trường học, cơ sở vật chất, ngân sách và quản lý

Hệ thống trường học

Từ sau Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1991), đặc biệt từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa VII (năm 1993), hệ thống mạng lưới giáo dục đại học đã được quan tâm đầu tư, phát triển, trong đó nhấn mạnh theo hướng “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Trong giai đoạn 1991–1995, mạng lưới các trường đại học đã có bước phát triển mới so với những giai đoạn trước đó. Các trường đại học được sắp xếp lại với việc hình thành hai đại học quốc gia và đại học các khu vực gồm:

Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo quyết định số 97/CP ngày

10-12-1993 trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại một số trường đại học, viện nghiên cứu khoa học ở khu vực Hà Nội, gồm: Trường Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm ngoại ngữ.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 1 năm 1995 theo Nghị định số 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại một số trường đại học và viện nghiên cứu đại học ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 9 trường: ĐH Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, ĐH Bách khoa Tp Hồ Chí Minh, ĐH Nông lâm, ĐH Tài chính - Kế toán, ĐH Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, ĐH Kiến trúc và phân hiệu ĐH Luật Tp Hồ Chí Minh [15, tr. 240].

Đây là 2 trường đại học quốc gia lớn ở hai đầu đất nước, có sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, là trung tâm nghiên cứu khoa học sáng tạo và truyền bá tri thức về khoa học đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Năm 1994, Trường Đại học Huế thành lập trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các trường: “Đại học Sư phạm Huế, Đại học Tổng hợp Huế, Đại học Nông nghiệp II Huế, Đại học Y Huế và Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Trường Đại học Đà Nẵng trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm ngoại ngữ Đà Nẵng, Cao đẳng Sư phạm Đà Nẵng và Công nhân Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi” [57, tr. 472-473].

Năm 1993, một loại hình trường đặc biệt cũng được xây dựng trong giai đoạn này là các đại học mở14 như Trường Đại học Dân lập Thăng Long được công nhận và trường đại học dân lập ra đời là Viện Đại học Mở Hà Nội và trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập và Trường Đại học Quản trị Kinh doanh thuộc Hội Kinh tế [12, tr. 284].

14. Đối với nhiều nước đang phát triển, các ĐH mở đóng vai trò rất quan trọng để phát triển giáo dục ĐH, đặc biệt là để “đại chúng hóa giáo dục ĐH” và giữ chất lượng của các hệ thống giáo dục ĐH không chính quy cũng như hệ thống đại học tư. Các trường ĐH mở của nước ta chưa được phát triển đúng tầm, thua kém các ĐH mở trong khu vực vì không được đầu tư ban đầu thích đáng của Nhà nước.

Từ năm 1994, Chính phủ đã ban hành quy chế trường đại học tư, đại học dân lập trực thuộc bộ chuyên ngành như: Trường ĐH Dân lập Đông Đô, Đại học Dân lập Phương Đông, Đại học Dân lập Duy Tân. Cũng từ đó, nhiều trường đại học, cao đẳng dân lập ra đời đáp ứng nhu cầu được học đại học không chỉ của lực lượng thanh niên, mà còn đáp ứng cả lực lượng lao động và mọi công dân trong xã hội được học đại học, như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng ham muốn: đồng bào ai cũng được học hành.

Tuy nhiên, khi thực hiện các phương án sáp nhập thì quy mô các trường đại học đơn ngành đã lớn hơn nhiều, do đó việc nhập quá nhiều trường đại học đơn ngành tạo nên một đại học đa lĩnh vực quá lớn (đặc biệt đối với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Do đó phải điều chỉnh quy mô của đại học đa lĩnh vực mới thành lập bằng cách giảm bớt một số trường thành viên.

Từ năm 1994, để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các cơ sở đào tạo đại học trong việc trao đổi giảng viên, sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mạng lưới các trường đại học đã được tổ chức lại một cách cơ bản [11, tr. 122].

Trong năm 1994, có 3 trường đại học vùng được thành lập: “Đại học Thái Nguyên được hợp nhất bởi 4 trường đại học và 1 trường dạy nghề. Đại học Huế hợp bởi 5 trường đại học. Đại học Đà Nẵng hợp bởi 3 trường đại học. Các trường đại học trên đều là trường đại học đa ngành. Có một số trường đại học khác cũng là đại học đa ngành, nhưng không gọi là đại học quốc gia hay đại học vùng: Trường Đại học Cần thơ (vùng Đồng bằng sông Cửu Long), Trường Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng) và Trường Đại học Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột) [48, tr.198].

Cũng trong thời gian này, một số trường đại học dân lập đã được thành lập như: trường Đại học dân lập Đông Đô, Đại học dân lập Thăng Long, Đại học dân lập Phương Đông (Hà Nội); Đại học dân lập Duy Tân (Đà Nẵng); Đại học dân lập Văn Lang, Đại học dân lập Ngoại ngữ – Tin học (Thành phố Hồ Chí Minh) và

Đại học dân lập Bình Dương (Sông Bé). Các trường đại học dân lập ra đời đã làm tăng quy mô đào tạo đại học, tăng số lượng sinh viên, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội.

Qua bảng 2.1 cho thấy: [Tổng hợp từ bảng 2.1]

Năm 1991, 1992, 1993, tổng số trường đại học là 61 trường. Năm 1994, 1995, số trường giảm xuống 57 trường, do chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp xếp lại một số trường đại học cho phù hợp với tình hình thực tế để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Trong thời gian này, nhiều trường đại học ngoài công lập ra đời nhưng quy mô và chất lượng chưa đồng đều, chưa đạt hiệu quả cao và không có ưu thế như các trường công lập [33]. Đại bộ phận các trường còn dạy “chay”. Mạng lưới các trường đại học sắp xếp chậm, “quan hệ đào tạo trước mắt và lâu dài, tính cân đối trong đào tạo, giữa số lượng và chất lượng đào tạo, giữa đào tạo trong nước và nước ngoài, giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất chưa được chú trọng nhiều” [17, tr. 49-50].

Bảng 2.1: Trường, phân hiệu

Năm học Tổng số trường, phân hiệu Trong đó Đại học

1990-1991 105 61 1991-1992 105 61 1992-1993 105 61 1993-1994 104 60 1994-1995 101 57 Nguồn [58, tr.194]

Biểu đồ Bảng 2.1 0 20 40 60 80 100 120 1990- 1991 1991- 1992 1992- 1993 1993- 1994 1994- 1995 Tổng số trường, phân hiệu Trong đó Đại học Cơ sở vật chất, ngân sách

Từ năm 1991 – 1995, Nhà nước đã đầu tư ngân sách xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp nhiều trường và phòng học. Năm 1992 và 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trích từ khoản chi khác trong ngân sách đào tạo để mua sắm thiết bị mỗi năm. Năm 1991, chi ngân sách cho giáo dục tăng lên 8,6% so tổng chi ngân sách. Năm 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo dành 20 tỷ đồng để trang bị máy vi tính cho các trường đại học và cao đẳng, đáp ứng nhu cầu khoảng 60 trường đại học trong tổng số trên 100 trường [116, tr. 247]. Năm 1995, chi ngân sách tăng lên 10,56% [21, tr. 242].

Mặc dù trong thời gian này, Nhà nước và ngành giáo dục quan tâm đầu tư cho giáo dục đại học, nhưng do số lượng sinh viên đại học tăng nhanh, nhiều sinh viên phải thuê nhà trọ ở ngoài để ở. Tình trạng cơ sở vật chất trong giáo dục đại học còn nghèo nàn, lạc hậu; các trường sư phạm và các tổ chức đào tạo chưa được đầu tư thích đáng. Ngân sách chi đầu tư cho giáo dục còn chậm và quá ít. Đặc biệt là đầu tư cho giáo dục đại học ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Công tác quản lý

Công tác quản lý trong những năm 1991-1995, ngành giáo dục đại học đã có các chủ trương sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học và cao đẳng, củng cố các đại học chuyên ngành, đại học mở, xây dựng các trường đại học, cao đẳng cộng đồng, đại học dân lập và bán công. Sắp xếp và điều chỉnh mạng lưới các trường đại học và cao đẳng theo hướng:

Các trường đại học đa ngành lớn ở các trung tâm của cả nước và khu vực; các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành; các trường đại học, cao đẳng cộng đồng; đại học mở; các trường đại học, cao đẳng dân lập. Năm 1993, xây dựng 3 đại học quốc gia lớn ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Kết hợp các đại học đơn ngành thành các đại học lớn đa lĩnh vực ở các vùng lãnh thổ. Kết hợp phần lớn các cơ sở nghiên cứu khoa học với các trường đại học [16, tr. 187-188].

Công tác quản lý đã được cải tiến, đổi mới hơn giai đoạn trước. Đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách trong ngành giáo dục từ trung ương đến địa phương được tăng cường.

Tuy nhiên, hệ thống tổ chức quản lý và pháp luật trong giáo dục đại học còn chưa thích hợp, trong khi việc cải tiến hệ thống đã có trong giáo dục bị ràng buộc bởi thực tiễn của hệ thống kinh tế - xã hội rộng lớn đang vận hành lúc bấy giờ.

2.3. Cán bộ giảng dạy và sinh viên

Cán bộ giảng dạy

Trong công cuộc tiếp tục đổi mới nền giáo dục đại học của đất nước, đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học là lực lượng nòng cốt để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đáp ứng mục tiêu đa dạng hóa các loại hình đào tạo mà Đảng và ngành giáo dục đại học đề ra.

ngũ giáo viên ở các trường đại học, một số lĩnh vực đào tạo không phát triển như giáo viên dạy tiếng Nga, hoặc giáo viên ở một số môn không còn thích hợp,… Mặt khác những môn học mới như: quản trị kinh doanh, luật quốc tế, công nghệ cao lại thiếu giáo viên.

Qua bảng 2.2 cho thấy: [Tổng hợp từ bảng 2.2]

Cán bộ giảng dạy từ năm 1991 có chiều hướng giảm sút. Từ năm 1994, 1995 sự giảm sút đã chấm dứt. Tính đến đầu năm học 1994 – 1995, số cán bộ giảng dạy đã tăng lên một cách rõ rệt và vững chắc, năm 1995, tổng số cán bộ giảng dạy đã tăng lên 21.484 người, tăng 11.870 giảng viên so với năm học 1985-1986. Biểu đồ Bảng 2.2 0 5000 10000 15000 20000 25000 Cán bộ giảng dạy Trong đó đại học Công lập Bán công 1990-1991 1991-1992 1992-1993 1993-1994 1994-1995

Qua bảng 2.3 cho thấy: [Tổng hợp từ 2.3]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đại học việt nam 1986 2000 (Trang 38 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)