Chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đại học việt nam 1986 2000 (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu luận văn

1.5. Chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy

Chương trình đào tạo

Trong Thư gửi giáo viên, học sinh ngày 31-10-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trường học của chúng ta nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân” [1, tr. 324].

Trong những năm đầu đổi mới 1986–1990, giáo dục đại học đã triển khai đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. Học chế học phần đã ra đời và được triển khai trong toàn bộ

10. Bậc sau đại học bắt đầu có trong hệ thống giáo dục theo quyết định của Chính phủ ký ngày 24-5-1976. Trước đó, đào tạo sau đại học đều được đào tạo chủ yếu ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ năm 1976, bậc sau đại học được tổ chức theo hệ thống của Liên Xô, tức là có học vị phó tiến sĩ và tiến sĩ. Những người tốt nghiệp đại học thi vào bậc nghiên cứu sinh, học 3 - 4 năm, có phần thi tối thiểu.

hệ thống các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam từ năm 1988 và được áp dụng tới ngày nay, tồn tại song song với phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Thời gian đào tạo dài: 4 - 6 năm theo mô hình chương trình của Liên Xô cũ nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp tùy theo từng ngành/chuyên ngành cụ thể.

Tuy nhiên, với hệ thống giáo dục đại học đào tạo theo diện ngành rất hẹp và học liền từ 4 đến 6 năm, trong khi các lĩnh vực kinh tế quốc doanh và biên chế nhà nước không còn nhu cầu nhân lực, nên sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều. Thiếu mối quan hệ chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu, sản xuất, việc làm trong giáo dục đại học.

Phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy có tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Thời kỳ này, dạy học chủ yếu theo phương pháp truyền thống, học thuộc, kiểm tra, thi viết theo hình thức ôn thi, ra đề tự luận. Từng bước điều chỉnh theo hướng kết hợp giữa phương pháp truyền thống với các phương pháp giảng dạy mới; khuyến khích người học tự học, tự tìm tòi, phát huy sáng tạo (xêmina, tiểu luận, thi vấn đáp).

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục đại học trong thời gian này còn thấp so với yêu cầu xã hội đang có chiều hướng tiếp tục giảm sút. Tại Hội nghị “Xây dựng chương trình hành động 1987-1990 của ngành giáo dục đại học và chuyên nghiệp” tổ chức tại Nha Trang năm 1987, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, ông Đặng Quốc Bảo phát biểu: “Nhiều sinh viên đại học ra trường đã tỏ ra thiếu năng động trong sản xuất và đời sống, kém thích ứng với những thay đổi mau chóng của kỹ thuật và công nghệ, thụ động về chính trị mà nguyên nhân là nội dung và phương pháp giáo dục ở đại học đã trở nên lỗi thời và lạc hậu. Chúng ta nhồi nhét lý luận Mác-Lênin cho sinh viên với nhiều khẩu hiệu chính trị rất hình thức để mong có được ở họ một trình độ nhất định về tư tưởng, đạo đức và chính trị. Đồng thời, chương trình vừa nặng

nề, vừa chưa bám sát xu thế hiện đại hóa mà cả thế giới đang hướng vào...” [57, tr. 25].

Giáo trình học liệu, giáo trình đào tạo đã từng bước quan tâm đến công tác biên soạn, cập nhật giáo trình, tạo nguồn học liệu phong phú, đa dạng. Hệ thống tài liệu giảng dạy, học tập, sách giáo khoa cũng được biên soạn theo quy trình đào tạo hai giai đoạn. Tuy nhiên, giáo trình sau khi được biên soạn ít điều chỉnh, cập nhật, bổ sung và còn thiếu nhiều loại sách chuyên khảo, tham khảo.

Phong trào học ngoại ngữ: Do nhu cầu của nền kinh tế mở với chính sách mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế, từ những năm 1986 - 1987, phong trào học tập ngoại ngữ diễn ra sôi nổi trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Các trung tâm ngoại ngữ tại chức đã thu hút mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi. Từ những năm 1988 đến năm 1990, “Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã kịp thời có những chỉ đạo và những văn bản cần thiết để tạo điều kiện cho phong trào học ngoại ngữ phát triển, đã ban hành 6 chương trình học các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật, Trung (trình độ A, B, C)” [20, tr.302].

Phong trào học tin học: Trong những năm 1989-1990, nhu cầu học tin học của học sinh, sinh viên tăng lên nhanh chóng nhưng cơ sở thực hành vẫn còn đơn giản, nghèo nàn, hạn chế khả năng hỗ trợ người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời đầu tư trang bị máy vi tính hỗ trợ người học, chỉ đạo xây dựng chương trình học tập và cho phép thành lập các trung tâm tin học ứng dụng. Hằng năm, Trung tâm tin học ứng dụng còn đào tạo và cấp chứng chỉ tin học cho khoảng 50 ngàn người học. Năm 1989 và 1990, ngành giáo dục đại học đã trang bị cho các trường 713 máy vi tính [21, tr. 191].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đại học việt nam 1986 2000 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)