Chủ trương, chính sách giáo dục đại học sau 10 năm đổi mới (1996-2000)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đại học việt nam 1986 2000 (Trang 61 - 132)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Chủ trương, chính sách giáo dục đại học sau 10 năm đổi mới (1996-2000)

Tình hình kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, mặt dù còn một số mặt còn chưa vững chắc, nhưng những thành tựu đạt được là vô cùng to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng, - đã tạo ra nhiều tiền đề cần thiết cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường tiếp tục được xây dựng một cách đồng bộ và có hiệu quả hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, thành tựu sau 10 năm đổi mới còn nhiều hạn chế: “Nước ta vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức hết sức gay gắt; chất lượng và hiệu quả phát triển thấp, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn…”. Đảng đã nhận định: “Trên thế giới, sau những biến cố chính trị ở Liên Xô và Đông Âu đang diễn ra nhanh chóng và phức tạp, chứa đựng những yếu tố khó lường: Chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển có mặt sâu sắc hơn. Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển nhanh với trình độ ngày càng cao…các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước những thách thức to lớn” [45, tr. 79, 16].

Trước tình hình trong nước và quốc tế nêu trên, ngày 28-6-1996, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp tại Hà Nội để kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đồng thời tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Đại hội nhận định: “Nước ta đã

chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [46, tr. 668]. Đây là một nhận định rất quan trọng, có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ XXI.

Chủ trương, chính sách giáo dục đại học

Sau 10 năm đổi mới giáo dục đại học, mặc dù hoàn cảnh chung của đất nước có nhiều khó khăn, nhưng giáo dục đại học đã có những chuyển biến cơ bản và thu được những kết quả quan trọng về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, v.v.. Cơ cấu mới của giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục đã thay đổi một cách mềm dẻo, linh hoạt hơn là những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, từng bước ngang tầm với trình độ chung của khu vực và thế giới ở một số ngành trọng điểm [21, tr.176-177]. Tuy nhiên, nền giáo dục còn nhiều bất cập, chất lượng giáo dục còn thấp chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ phát triển mới.

Đứng trước tình hình trên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt ra các mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục đại học trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: Thời kỳ này, sự phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ sẽ quyết định sự thành bại của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục phải đi trước một bước so với phát triển kinh tế. Trước đây vấn đề này chưa được đề cập. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quan trọng nhất, không chỉ về tài chính mà là đầu tư về mọi mặt. Sự ưu tiên cho giáo dục phải thể hiện ở ưu tiên về chính sách, về đội ngũ cán bộ, ưu tiên về quản lý. Thực hiện được những điều đó thì giáo dục mới thực sự là quốc sách hàng đầu.

Cũng trong năm 1996, sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (tháng 12-1996) với chuyên đề về giáo dục và đào tạo, đặt mục tiêu giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Hội nghị đã mở ra

thời kỳ mới cho sự phát triển giáo dục - đào tạo, thời kỳ chấn hưng nền giáo dục nước nhà; sự phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ sẽ quyết định sự thành bại của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tháng 12-1998, Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua, đó là những thời điểm quan trọng đánh dấu bước tiến mới của nền giáo dục nước nhà.

Những giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết của Đảng nêu ra cho giai đoạn này gồm: Tăng cường động lực, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị nhà trường; chấn chỉnh quản lý giáo dục. Đổi mới công tác quản lý. Xây dựng chiến lược giáo dục; phải có kế hoạch dự báo để xây dựng lại cơ cấu đào tạo; đào tạo phải gắn với sử dụng.

3.2. Hệ thống trường đại học, cơ sở vật chất, ngân sách và quản lý

Hệ thống trường học

Trong những năm 1996-2000, giáo dục và đào tạo được Đảng xác định mục tiêu là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Hệ thống trường học được mở rộng về quy mô: “Trong khi tập trung sức xây dựng hệ thống trường công, có chính sách giúp đỡ, hướng dẫn phát triển và quản lý tốt các trường, lớp bán công, dân lập” [42, tr. 108].

Qua bảng 3.1. cho thấy: [Tổng hợp từ Bảng 3.1]

Số trường đại học tăng lên trong từng năm học. Từ năm 1998, quy mô giáo dục đại học đã tăng đáng kể: Năm học 1997-1998, số trường đại học tăng từ 53 trường lên 62 trường, tăng 9 trường so với năm học 1996-1997.

Năm học 1999-2000, số trường đại học tăng lên 69 trường, tăng 17 trường so với năm học 1995-1996. Trường công lập từ 91 trường năm 1995-1996, tăng lên 131 trường năm học 1999-2000. Các trường đại học bán công tăng lên, đặc biệt là các trường dân lập phát triển nhanh: năm học 1995-1996 chỉ có 8 trường, đến năm học 1999-2000 đã tăng lên 17 trường.

Các trường đại học tăng lên cho thấy quy mô các trường được mở rộng, cùng với đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục đại học như tại chức, dân lập, tư thục đã đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của lực lượng thanh niên và nhiều tầng lớp nhân dân.

Bảng 3.1: Trường, phân hiệu

Năm học

Tổng số trường, phân

hiệu

Chia ra Loại hình Cấp quản lý

Cao đẳng Đại học CL BC DL TW ĐP 1995-1996 101 49 52 91 2 8 64 37 1996-1997 109 56 53 97 3 9 70 39 1997-1998 126 64 62 106 3 16 84 42 1998-1999 139 75 64 120 3 16 90 49 1999-2000 153 84 69 131 5 17 102 51 Nguồn [58, tr. 205] Biểu đồ Bảng 3.1. 0 20 40 60 80 100 120 140 1995-1996 1996-1997 1997-1998 1998-1999 1999-2000 Năm học S t n g Cao đẳng Đại học CL BC DL TW ĐP

Quy mô hệ thống các trường đại học được mở rộng, cùng với đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục đại học (tại chức, dân lập, tư thục) ra đời đã đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ nhiều tầng lớp nhân dân trong thời kỳ này.

Cơ sở vật chất và ngân sách

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng về nâng dần tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục, đồng thời thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) về đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, phát triển giáo dục đại học, sau đại học trong giai đoạn này, Chính phủ đã tập trung đầu tư xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm. Các nguồn thu ngoài ngân sách cũng được huy động để đầu tư cho giáo dục.

Chính phủ quy định thu học phí, chính sách đóng phí đào tạo đối với các cơ sở có sử dụng lao động. Các đoàn thể xã hội được khuyến khích xây dựng quỹ khuyến học. Giáo sinh sư phạm không phải đóng học phí và được cấp học bổng.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất trong giáo dục đại học còn nghèo nàn. Nguồn lực tài chính chi cho giáo dục chưa đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên, nhất là ở các tỉnh còn nhiều khó khăn. Đầu tư cho giáo dục còn dàn trải, chưa tập trung cao cho các mục tiêu ưu tiên trong giai đoạn này.

Công tác quản lý

Công tác quản lý là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng đào tạo. Luật giáo dục được ban hành vào cuối năm 1998 đánh dấu một điểm mốc quan trọng trong việc xây dựng một môi trường pháp lý và đổi mới cơ chế pháp lý trong hoạt động giáo dục ở nước ta. Trong giai đoạn này, phần lớn cán bộ quản lý giáo dục có trình độ chuyên môn khá và có kinh nghiệm trong công tác giáo dục. Tuy nhiên, công tác quản lý giáo dục vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ…một số văn bản pháp quy về giáo dục chưa được ban hành kịp thời, chậm được thể chế hóa một cách cụ thể ở địa phương [36, tr. 42-43].

3.3. Cán bộ giảng dạy và sinh viên

Cán bộ giảng dạy

Trong những năm 1996-2000, với mục tiêu giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học” [42, tr. 109-110]. Đội ngũ cán bộ giảng dạy tăng lên nhanh chóng về chất lượng và số lượng. Cụ thể:

Qua số thống kê ở Bảng 3.2 cho thấy: [Tổng hợp từ Bảng 3.2]

Tổng số cán bộ giảng dạy trong những năm 1996 - 2000 đều tăng lên, năm sau cao hơn năm trước qua các hệ đào tạo: dân lập, công lập, tại chức, bán công. Năm học 1997-1998, số cán bộ giảng dạy đại học tăng lên 19.368, tăng gần 2.000 giảng viên so với năm học 1995-1996. Năm học 1999-2000, tăng lên 22.606, tăng gần 5.000 giảng viên so với năm học 1995-1996.

Trong đào tạo dân lập, số cán bộ giảng dạy cũng tăng lên nhanh chóng. Năm học 1995-1996, số cán bộ giảng dạy là 622 thì đến năm học 1997-1998, số cán bộ giảng dạy tăng 1.702 và đến năm học 1999-2000, đã tăng lên 2515 giảng viên. Số cán bộ giảng dạy tăng mạnh trong 5 năm 1996-2000 và tăng hơn nhiều so với 10 năm đầu đổi mới, cho thấy những chuyển biến sôi động trong phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên qua nhiều loại hình đào tạo của giáo dục đại học nước ta trong tình hình mới.

Tuy nhiên, trong thời gian này, chất lượng đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ một bộ phận cán bộ còn thấp, đội ngũ giáo viên còn thiếu16. Năm học 1995 – 1996, bậc đại học tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học còn quá ít so với yêu cầu thực tiễn” [12, tr.9-10].

Bảng 3.2. Cán bộ giảng dạy phân theo cấp và loại hình Nguồn [58, tr. 206] Biểu đồ Bảng 3.2 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 1995-1996 1996-1997 1997-1998 1998-1999 1999-2000 Cao đẳng Đại học Công lập Bán công Dân lập

Số cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học

Để đào tạo độ ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao trong thời kỳ phát triển mới, - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta chỉ rõ: “Đổi mới hệ thống giáo dục đại học, phát triển đào tạo sau đại học…” [42, tr. 108]. Số

Năm học Tổng số cán bộ giảng dạy Chia ra Loại hình Cao đẳng Đại

học Công lập Bán công Dân lập

1995-1996 22313 4627 17686 20960 731 622

1996-1997 23514 5339 18175 21997 702 815

1997-1998 25774 6406 19368 23434 638 1702

1998-1999 28035 6806 21229 25622 584 1829

cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học trong 5 năm 1996 - 2000 đều tăng lên và tăng hơn so với những năm trước.

Năm 1997 – 1998 ở một số trường đại học lớn trong cả nước số cán bộ giảng dạy tăng lên. Đại học Quốc gia Hà Nội, số cán bộ giảng dạy có trình độ TS là 62, PTS. là 634, ThS là 173. Đại học Huế, số cán bộ giảng dạy có trình độ TS: 5, PTS: 119, ThS: 216. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh có 42 cán bộ giảng dạy có trình độ TS, 442 PTS và 543 ThS.

Qua con số ở bảng 3.3 cho thấy: [Tổng hợp từ bảng 3.3]

Năm học 1995-1996, cán bộ giảng dạy có học hàm GS, PGS tăng lên từ 242 lên 342 năm học 1999-2000. Số cán bộ giảng dạy có học vị TS tăng lên hơn 1.000 và đặc biệt, số cán bộ giảng dạy có trình độ ThS tăng mạnh từ 1.564 năm học 1995-1996 lên 7.380 năm học 1999-2000.

Con số trên cho thấy chủ trương đổi mới công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giảng viên của Đảng và ngành giáo dục với tinh thần tôn vinh “sự nghiệp trồng người”, tạo điều kiện để cán bộ giảng viên nâng cao trình độ sau đại học đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Để khắc phục tình trạng mất cân đối và nguy cơ hẫng hụt đội ngũ cán bộ kế cận trong các trường đại học lớn ở nước ta, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã coi “mục tiêu xây dựng đội ngũ các nhà giáo có trình độ cao là nhân tố quyết định sự phát triển chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm đặc biệt, với nhiều chính sách ưu đãi nhằm tạo nguồn cán bộ bổ sung, tiếp nối bền vững, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế”17.

Bảng 3.3. Giảng viên phân theo trình độ chuyên môn Năm học Tổng số cán bộ giảng dạy Trong đó Loại hình Giáo sư Phó giáo sư TSKH & Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học, cao đẳng Khác 1995-1996 22313 242 1102 3239 1564 17166 344 1996-1997 23514 310 1224 3520 2500 16997 497 1997-1998 25774 330 1274 3908 3802 17560 504 1998-1999 28035 327 1285 4070 5149 18296 20 1999-2000 30309 342 1240 4471 7380 17899 559 Nguồn [58, tr. 207] Biểu đồ Bảng 3.3 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 1995- 1996 1996- 1997 1997- 1998 1998- 1999 1999- 2000 Năm học C á n b g iả n g d y Giáo sư Phó giáo sư TSKH & Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học, cao đẳng Khác

Năm 1996, Nhà nước phong 212 GS và 1.506 PGS [12, tr. 40].

nhiều nhà giáo là nhà khoa học, trong đó có các nhà giáo như: Viện sĩ Vật lý hạt nhân Nguyễn Văn Hiệu, PGS, TS. Đào Nguyên Hoài Ân, có nhiều đóng góp cho ngành Vật lý hạt nhân; Viện sĩ Đào Vọng Đức, GS, TS. Phạm Quý Từ (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, v.v..).

Sinh viên đại học

+ Số sinh viên tuyển mớihệ DHTT

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.4 cho thấy: [Tổng hợp từ bảng 3.4]

Số sinh viên tuyển mới trong các năm tăng lên, trong đó, sinh viên hệ DHTT năm sau cao hơn năm trước. Năm học 1995-1996 từ 83.334 sinh viên, chỉ 1 năm sau, năm học 1996-1997, số sinh viên tuyển mới hệ dài hạn tập trung tăng đột biến lên 112.096 sinh viên, tăng 28.762 sinh viên. Năm học 1999-2000 tăng mạnh lên 146.688 sinh viên, tăng 6.423 sinh viên so với năm học 1998-1999.

+ Số sinh viên tuyển mới hệ DHTT là người dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đại học việt nam 1986 2000 (Trang 61 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)