Biệt động Đà Nẵng trong những năm 1966 1967, chuẩn bị cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lực lượng biệt động thành phố đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước, giai đoạn chiến tranh cục bộ (1965 1968) (Trang 51 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Chiến đấu của lực lƣợng biệt động thành phố Đà Nẵng trong

2.1.2. Biệt động Đà Nẵng trong những năm 1966 1967, chuẩn bị cho

cho Mậu Thân 1968.

Để tăng cường sức mạnh chiến đấu trong nội đô Đà Nẵng, tháng 10 năm 1966, Đội Biệt động K23 được thành lập, ngày đầu chỉ gồm 3 đồng chí Nguyễn Đức Minh - Đội trưởng, Nguyễn Thành Tuấn và Nguyễn Thị Lệ. Ngay sau đó Đội được bổ sung 10 du kích xã Hòa Tiến huyện Hòa Vang. Đội được Thành ủy Đà Nẵng quyết định thành lập chi bộ gồm 4 đảng viên, do đồng chí Nguyễn Đức Minh làm Bí thư; thành lập chi đoàn thanh niên gồm 9 đoàn viên.

Sang đầu năm 1967, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai, tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, hy vọng với tiềm lực kinh tế, quốc phòng hùng hậu, chúng sẽ tiêu diệt được cách mạng miền Nam. Khi mùa khô ở Tây Nguyên và Nam bộ vừa chấm dứt, quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn chuyển trọng điểm đánh phá ra chiến trường Quảng Nam, Quảng Đà và Đà Nẵng. Tại địa bàn Đà Nẵng và Hòa Vang, chúng sử dụng lực lượng, phương tiện phản kích quyết liệt nhằm tìm diệt các đơn vị cơ động tác chiến của các lực lượng vũ trang ta, hỗ trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn xúc tát dồn dân bình định. Thực hiện chiến lược hai gọng kìm, Mỹ và quân đội Sài Gòn đã gây ra nhiều tổn thất về tính mạng và tài sản của nhân dân.

Mặc dù địch càn quét, đánh phá liên tục, nhưng Tỉnh ủy, Thành ủy kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị luồn sâu, lót sát tiêu diệt các mục tiêu trong vùng chúng kiểm soát, nhất là các mục tiêu đầu não trọng yếu trong nội thành, tạo nên sự hoang mang dao động của binh lính ở nội thành, vừa góp phần phá vỡ thế trận càn quét đánh phá ra ngoài vùng giải phóng của chúng.

Tiếp tục phát huy chiến quả và kinh nghiệm của những năm trước, thành phố Đà Nẵng trong không khí khẩn trương hơn bao giờ hết, tích cực chủ động

chuẩn bị cho việc đón thời cơ lớn, cùng với các hoạt động tác chiến, việc củng cố và phát triển lực lượng, xây dựng căn cứ lõm, bàn đạp đứng chân, hành lang cơ động ra vào thành, nhất là đường giao liên bí mật để vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ từ bên ngoài vào nội thành cất dấu tại các nhà cơ sở cách mạng được đặc biệt chú trọng. Nhân dân tại các khu căn cứ được giác ngộ cách mạng, luôn đùm bọc, che chở cho cán bộ và lực lượng biệt động, nhiều gia đình trong nhà, ngoài vườn đều có hầm bí mật, được ngụy trang kín đáo. Đến cuối năm 1967, toàn thành phố có 7 lõm chính trị, với 30 gia đình là các cơ sở nuôi dấu cán bộ, cất dấu vũ khí. Tiêu biểu là gia đình Võ Xuân Định, trong thời gian nhiều năm, bằng con đường hợp pháp đã vận chuyển và cất dấu an toàn 155 khẩu súng các loại (trong đó có 45 khẩu B40, 110 khẩu AK), 126 quả đạn B40, 220 băng đạn AK, 26 thùng lựu đạn, 25 thùng thuốc nổ C4, 4 thùng kíp nổ chậm… được bao gói, dấu dưới hai căn hầm bí mật ngay trong cửa hàng đại lý bia tại số 90B đường Thống Nhất (sau đổi là 126 Đường Thống Nhất, nay là Đường Lê Duẩn). Từ đây, vũ khí và vật liệu nổ được bí mật chuyển cho các tổ, đội biệt động nội thành đánh địch.

Trong thời gian này, Bộ Tư lệnh Mặt trận 44 Quảng Đà quyết định thành lập Trường Biệt động (phiên hiệu: T5) do đồng chí Đặng Đình Vân làm Hiệu trưởng, học viên chủ yếu là từ các cơ sở biệt động, tự vệ nội thành; đồng thời thành lập Xưởng Z74B chuyên sản xuất vũ khí tự tạo theo yêu cầu của biệt động, xưởng đóng lại núi Sơn Trung, Sơn Thạch (Quế Sơn).

Sau thất bại trong hai mùa khô (1965 - 1966) và (1966 - 1967), biện pháp chiến lược "bình định và tìm diệt" đã bị phá sản, Mỹ và chính quyền Sài Gòn càng điên cuồng đánh phá quyết liệt, ráo riết chuẩn bị cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ ba (1967 - 1968). Ngoài việc tăng cường phi pháo, rải chất độc hóa học và những cuộc hành quân càn quét đánh phá vùng giải phóng, ở Đà Nẵng, chúng ra sức củng cố, xây dựng lực lượng bảo vệ an

ninh, bảo an, dân vệ, biệt động quân... để bảo vệ vòng trong thành phố. Cùng với việc tăng cường lực lượng quân sự, địch tăng cường mạnh bộ máy cảnh sát, tổ chức mạng lưới tình báo, chỉ điểm chìm và nổi để kèm kẹp đánh phá quyết liệt phong trào đấu tranh của nhân dân Đà Nẵng.

Tháng 10 năm 1967, Bộ Chính trị họp bàn cụ thể về chủ trương và kế hoạch chiến lược năm 1968. Ngay sau hội nghị, các chiến trường bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị cho trận quyết chiến mới. Sau hơn 2 năm đọ sức với quân Mỹ - lực lượng chủ yếu của “Chiến tranh cục bộ”, quân và dân Khu 5 nói chung, Đà Nẵng nói riêng cơ bản hiểu khá rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng.

Thực hiện Kế hoạch chiến lược Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân (1968) của Bộ Chính trị, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Khu ủy 5 chủ trương: Phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà, từ đồng bằng ven biển lên miền núi, phối hợp nhịp nhàng với quân dân toàn miền giành thắng lợi quyết định. Tại các thành phố

và thị xã lớn (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang), huy động lực lượng quần chúng ở bên trong kết hợp với lực lượng quần chúng ở vùng ven kéo vào khởi nghĩa giành chính quyền; lấy khởi nghĩa của quần chứng giành chính quyền là chính, lực lượng vũ trang chỉ đánh chiếm các mục tiêu quan trọng để quần chúng khởi nghĩa cướp chính quyền. Ở các thị xã đồng bằng ven biển khác, kết hợp tiến công quân sự của bộ đội địa phương song song với nổi dậy của quần chúng tại chỗ và từ vùng ven vào tiêu diệt sinh lực địch, giành chính quyền. Ở các thị xã trên địa bàn Tây Nguyên, tiến công quân sự là chủ yếu.

Theo đó, Bộ Tư lệnh Quân khu hoạch định phương án và kế hoạch sử dụng lực lượng tiến công địch trên các hướng chiến trường cụ thể như sau:

chiếm hai khu vực điểm cao là núi Phước Tường và Non Nước, khống chế thành phố từ hướng tây và đông nam, thọc sâu đánh thẳng vào sở chỉ huy Quân đoàn 1 Quân lực Sài Gòn; pháo kích sân bay; Đội Biệt động Lê Độ và các đơn vị vũ trang nội thành đánh chiếm Đài phát thanh, Toà thị chính...; hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ. Sư đoàn 2 đánh chiếm quận lỵ Duy Xuyên, chia cắt Đà Nẵng - Chu Lai, sẵn sàng đánh quân Mỹ bung ra phản kích và tiến về Đà Nẵng trong trường hợp cần thiết. Bộ binh và công binh chốt giữ đèo Hải Vân chia cắt Đà Nẵng - Huế. Trên hướng Bình Định,

lực lượng vũ trang tỉnh và 2 đại đội của Tiểu đoàn Đặc công 407 đánh thị xã. Sư đoàn 3 (thiếu) đánh chiếm quận lỵ Phù Mỹ, thu hút, kiềm chế, tiêu diệt một bộ phận Sư đoàn 1 Kỵ binh không vận Mỹ. Trung đoàn 12/Sư đoàn 3 tiến xuống Tuy Phước tiêu diệt, kiềm chế quân Nam Triều Tiên, sẵn sàng tiến vào Quy Nhơn khi cần thiết. Lực lượng còn lại của Tiểu đoàn Đặc công 407 tiến công căn cứ Sư đoàn 1 Kỵ binh không vận Mỹ ở An Khê. Trên hướng Phú Yên - Khánh Hoà, quân ta đánh chiếm đèo Cù Mông chia cắt Bình Định - Phú

Yên, đánh chiếm khu vực ngã ba Quốc lộ 1 và Đường 21 thuộc tỉnh Khánh Hoà.

Để phù hợp với tình hình mới, Bộ Tư lệnh Mặt trận 44 Quảng Đà quyết định giải thể Thành đội Đà Nẵng, thành lập 3 Quận đội trực thuộc Đặc khu uỷ và Bộ Tư lệnh Mặt trận. Quận Nhất do đồng chí Nguyễn Duy Hưng làm Bí thư, Nguyễn Hữu Đức làm Quận đội trưởng (sau đó Phạm Như Hiền thay thế). Quận Nhì do đồng chí Lê Thị Tính làm Bí thư (sau đó Nguyễn Thanh Năm (Năm Dừa) thay thế), Đặng Đình Vân làm Quận đội trưởng. Quận Ba do đồng chí Nguyễn Hữu Nì làm Bí thư, Hoàng Minh Hạt làm Quận đội trưởng (sau đó Nguyễn Mua thay thế).

Công tác chuẩn bị cho kế hoạch chiến lược Tổng tiến công và nổi dậy được đẩy lên cao, thành phố Đà Nẵng ngoài 2 tiểu đoàn đặc công hậu cứ (487,

489) còn có các phân đội đặc công nước, các đội, mũi, tổ tự vệ biệt động trực thuộc Ban chỉ huy Quận đội đứng chân tại các căn cứ lõm và căn cứ bàn đạp sẵn sàng chiến đấu. Phương thức hoạt động của tự vệ biệt động là cải trang đột nhập vào các mục tiêu quan trọng trong hậu phương địch, tiêu diệt và hỗ trợ cho lực lượng quần chúng nổi dậy [9; tr. 196].

Ngoài ra Đà Nẵng còn được Quân khu và Mặt trận 44 tăng cường các đơn vị như: Trung đoàn bộ binh 31, Tiểu doàn 1 (R20), Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Pháo binh 575, đại đội công binh Hải Vân, 01 đại đội quân báo - trinh sát, 01 đại đội thông tin. Tuy nhiên, lúc này lực lượng địch vẫn còn đông, mạng lưới tình báo, mật vụ của Mỹ và quân đội Sài Gòn đã đánh hơi, nghi ngờ công tác chuẩn bị của ta, nhưng không biết lực lượng, thời gian và mục tiêu tiến công.

Để chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy, ngoài các lực lượng cấp trên tăng cường, phối thuộc tác chiến, lực lượng tại chỗ của các quận nội thành và các vùng ven có: lực lượng tự vệ biệt động, lực lượng du kích mật, công khai vùng ven và lực lượng chính trị tại chỗ, lực lượng chính trị các hướng khác (Nam Ô, Hòa Khánh, Hà Thanh Khê). Các quận còn củng cố lại các lõm chính trị, các cơ sở cách mạng, các điểm chứa giấu vũ khí, rà soát đội ngũ giao liên... Về vận chuyển vũ khí được huy động cao nhất để vận chuyển, tập kết theo kế hoạch một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược vào phục vụ chiến đấu trong nội thành.

Với khẩu hiệu "tất cả cho tiền tuyên, tất cả để đánh thắng", các đơn vị ngày đêm vừa chiến đấu giữ vững thế làm chủ địa bàn, vừa tranh thủ học tập, huấn luyện, chuẩn bị chiến chiến trường, chuẩn bị kế hoạch, phương án chiến đấu. Công tác chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở Quảng Đà nói chung, Đà Nẵng nói riêng đã diễn ra với khí thế hào hùng chưa từng có.

Đêm 20 tháng 12 năm 1967, để nghi binh đánh lừa địch, Tiểu đoàn đặc công 489 nổ súng tập kích chi khu quận lỵ Hiếu Đức và cứ điểm Dương Mẹo, loại khỏi vòng chiến đấu 70 tên, đánh sập 10 lô cốt, 5 nhà lính, phá hủy 01 máy bay trực thăng, 3 xe quân sự, 4 pháo 105 mm, thu 1 cối 81mm, 1 đại liên. Trong nội thành một tổ Biệt động quận Nhất gồm các đồng chí Phùng Cho, Đặng Bảo Xi, Nguyễn Hữu Cho sử dụng mìn hẹn giờ đánh sập tầng 2 nhà cơ quan khiếu nại ngoại quốc trên đường Yên Bái (nay là nhà sách trung tâm Đà Nẵng) diệt 3 tên Mỹ.

Trước ngày nổ súng, không khí chuẩn bị chiến dịch diễn ra khẩn trương, sôi nổi với khẩu hiệu "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Các lực lượng tham gia tiến công và nổi dậy ở Đà Nẵng đã đưa các bộ phận tiền trạm, vũ khí đạn dược vào cất giấu ở các căn cứ bàn đạp, căn cứ lõm chung quanh và bên trong thành phố (K20, Trung Lương, xóm Mốc, Tây An, Xuân Thiều, Hồng Phước, Thạc Gián, Thanh Khê). Một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của Đặc Khu ủy, Bộ Tư lệnh Mặt trận 44, các quận và các ban ngành đã bí mật vào đứng chân trong nội thành để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tiến công và nổi dậy toàn thành phố.

Mọi công tác chuẩn bị được triển khai theo kế hoạch, tiến độ thời gian. Các lực lượng của ta đã hành quân đến vị trí tập kết cuối cùng, chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công.

Lực lượng chính trị nòng cốt ra sức chuẩn bị tinh thần, vật chất sẵn sàng nổi dậy. Lực lượng binh địch vận tìm cách đưa thư của Mặt trận dân tộc giải phóng Quảng Đà cho Hoàng Xuân Lãm - Trung tướng, Tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm Vùng 1 chiến thuật và một bộ phận binh lính ly khai chống lại Mỹ và quân đội Sài Gòn. Đồng chí Nguyễn Cam - Phó ban an ninh vũ trang Quảng Đà, bí mật vào thành phố trực tiếp vận động và nắm Trần Đăng Sơn - thiếu tá, chỉ huy lực lượng quân sự Quốc dân đảng khu Trung bộ đứng tại Đà Nẵng,

yêu cầu Sơn ra lệnh cho bọn thuộc quyền án binh bất động khi quân và dân ta nổi dậy.

Căn cứ kế hoạch chiến đấu được cấp trên phê duyệt, Bộ Tư lệnh Mặt trận giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn bộ binh 1 (R20) đơn vị mũi nhọn thọc sâu của Mặt trận được tăng cường Đại đội 3 (Khu 3 Hòa Vang) thực hiện các phương án theo kế hoạch.

Trước ngày tổng tiến công và nổi dậy, lực lượng giao liên tăng cường đưa vũ khí, trang bị lót ở các căn cứ lõm nội thành Đà Nẵng; một số cán bộ lãnh đạo cải trang bí mật vào nội thành. Tại căn cứ lõm Hồng Phước, từ kinh nghiệm của nhân dân Điện Bàn, đồng chí Lê Thị Tính đã hướng dẫn cho các cơ sở cách mạng cách đào hầm bí mật trong lòng cát rất kiên cố, không bị sụt lún. Để giữ bí mật, các khu vực đều có “bí danh”: B1 (Hồng Phước), B2 (Đa Phước), B3 (Đà Sơn), B4 (Khánh Sơn), B5 (Hòa Mỹ), B6 (Hòa Phú), B7 (Phước Lý), B8 (Trung Nghĩa), B9 (Hòa An), B10 (Phước Tường), B11 (Đông Phước), B12 (Nghi An). Để chuẩn bị cho tết Mậu Thân, B1 - Hồng Phước, B2 - Đa Phước, B3 - Đà Sơn, B4 - Khánh Sơn đã đón gần 100 cán bộ, chiến sĩ từ các quận nội thành về nhận kế hoạch tiến công và nổi dậy. Tại Hồng Phước, các cơ sở cách mạng, giao liên có sáng kiến đục lỗ các khúc gỗ lớn nhét lựu đạn, thuốc nổ vào trong, rồi đập cho toe đầu gỗ để xóa dấu vết, rồi chuyển lên xe lam, xe đò đưa vào nội thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lực lượng biệt động thành phố đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước, giai đoạn chiến tranh cục bộ (1965 1968) (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)