Đợt Tết Mậu Thân (Đợt 1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lực lượng biệt động thành phố đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước, giai đoạn chiến tranh cục bộ (1965 1968) (Trang 57 - 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Biệt động Đà Nẵng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu

2.2.1. Đợt Tết Mậu Thân (Đợt 1)

Theo lệnh của Bộ Tổng tham mưu, giờ G Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) sẽ đúng vào giao thừa theo lịch miền Bắc - Thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thư chúc Tết đồng bào, chiến sỹ cả nước là hiệu lệnh khởi phát cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Tuy nhiên,

ở Đà Nẵng cũng như nhiều địa phương khác trên toàn miền Nam, lúc đó thông tin liên lạc còn nhiều khó khăn nên một số đơn vị đã không kịp nhận được lệnh, vẫn nổ súng theo ngày giờ nổ súng vẫn tính theo lịch miền Nam.

Đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968, các lực lượng vũ trang và nhân dân miền Nam thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trên khắp các chiến trường. Tại thành phố Đà Nẵng - địa bàn trọng điểm Khu 5 và Tây Nguyên, 1 giờ sáng 30 tháng 1, các lực lượng vũ trang thành phố đồng loạt nổ súng tấn công địch: hỏa lực pháo binh tập kích các sân bay Đà Nẵng, Nước Mặn; Trung đoàn 31 và lực lượng công binh tiến công đồn Nhất, cắt Quốc lộ 1 ở khu vực đèo Hải Vân; lực lượng đặc công tiến công sở chỉ huy Trung đoàn 51 địch ở Miếu Bông, đánh chiếm cầu Đỏ và một số vị trí địch ở nam sông Cẩm Lệ, cắt giao thông từ cầu Đỏ đi Vĩnh Điện, đánh chiếm một mỏm của núi Phước Tường và một khu vực thuộc núi Ngũ Hành Sơn. Riêng lực lượng thọc sâu đánh Sở chỉ huy Quân đoàn 1 địch bị chúng phát hiện, tập trung lực lượng chặn lại bên bờ sông Cẩm Lệ, chỉ có 57 cán bộ, chiến sỹ vượt được sông, tiến công mục tiêu và chiến đấu đến viên đạn cuối cùng với số lượng quân địch đông hơn gấp nhiều lần. Tại nội thành Đà Nẵng, lực lượng chính trị xuống đường đấu tranh. Ở cánh Bắc Hoà Vang và quận Nhì, Bí thư Quận ủy quận Nhì Nguyễn Thanh Năm (Năm Dừa) trực tiếp chỉ huy hiệp đồng nổi dậy bằng tiếng trống (“tiếng trống Năm Dừa”) làm binh lính quân đội Sài Gòn hốt hoảng bỏ chạy, buộc quân Mỹ phải đưa xe tăng lên phản kích. Lực lượng biệt động cùng lực lượng chính trị tổ chức biểu tình tại chùa Tỉnh Hội bị địch bao vây trấn áp, nhiều người bị thương và bị bắt. Các đồng chí cán bộ lãnh đạo (Hồ Nghinh, Trần Thận, Hà Kỳ Ngộ, Nguyễn Duy Hưng) được cơ sở đưa ra ngoài. Tại quận Ba, biệt động tiến công chi thông tin, đánh sập cơ quan hành chính quận Đông Giang [10; tr. 133]. Theo phân công, các đơn vị Biệt động ở thành phố Đà Nẵng đã thực hiện tốt nhiệm vụ dẫn đường,

phối hợp chặt chẽ với bộ binh, đặc công tiến công tiêu diệt các mục tiêu trong nội thành theo kế hoạch tác chiến đề ra.

Đòn công kích sâu, hiểm, bất ngờ cả về quy mô, mục tiêu, thời gian làm quân địch choáng váng. Ngay từ đầu, các lực lượng pháo, cối và bộ đội đặc công, Biệt động đã đánh mạnh làm tê liệt hầu hết các sân bay, các trận địa pháo, căn cứ hậu cần của Mỹ và quân đội Sài Gòn, phá hủy nhiều binh khí kỹ thuật và phương tiện chiến tranh của chúng.

Tuy nhiên, do tương quan lực lượng chênh lệch và không thống nhất về ngày khởi phát Tổng tiến công giữa các đơn vị địa phương (lịch miền Bắc và miền Nam chênh nhau), nên quân và dân thành phố cũng như ở các nơi khác trong Quân khu 5, tuy đã giành được một số thắng lợi nhất định, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra thì chưa đạt được. Sức tiến công đợt Tết của ta giảm dần, địch phản kích quyết liệt, lực lượng quần chúng bị đàn áp khốc liệt. Trước tình trạng này, Bộ Tư lệnh quân khu chủ trương dùng một phận Đặc công, Biệt động, pháo cối tiếp tục đánh địch ở đô thị, còn đại bộ phận lực lượng vũ trang lui về nông thôn đồng bằng diệt địch và giữ vững thế trận. Chủ trương kịp thời này của Quân khu 5 được Bộ Chính trị biểu dương.

Phối hợp với hoạt động trong nội đô, ở vòng ngoài các thành phố, thị xã, lực lượng vũ trang và nhân dân cũng đẩy mạnh tiến công địch, thu nhiều chiến công quan trọng. Tiêu biểu là, 0 giờ 5 phút ngày 31 tháng 1, tuy một số địa phương ở Quảng Đà nổ súng trước nên yếu tố bí mật, bất ngờ không còn, nhưng Sư đoàn 2 vẫn chủ động tiến công, giải phóng quận lỵ Duy Xuyên, thị trấn Nam Phước (1.2.1968). Tại Chu Lai, lực lượng vũ trang giải phóng tập kích hỏa lực vào sân bay, sở chỉ huy Sư đoàn American Mỹ; quần chúng cách mạng nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ một số địa bàn. Trên hướng Bình Định, Sư đoàn 3 tiến công địch ở An Nhơn, Phù Mỹ và Phú Kiều (sở chỉ huy quân Nam Triều Tiên). Ở Phú Yên, ta tập kích sở chỉ huy Trung

đoàn 28/Sư đoàn Bạch Mã (Nam Triều Tiên), sân bay Đông Tác, đánh chiếm đèo Cù Mông, cắt Quốc lộ 1… Bên cạnh đó, ở nhiều thị trấn khác, lực lượng vũ trang tại chỗ đã hậu thuẫn nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ ở những thời gian và mức độ khác nhau.

Nhằm làm thay đổi cục diện Tổng tiến công và nổi dậy trong nội thành, Bộ Tư lệnh quân khu lệnh cho Sư đoàn 2 vượt sông Thu Bồn, chiếm lĩnh khu bàn đạp Thanh Quýt, tiến công vào phòng tuyến thành phố Đà Nẵng ở phía nam sông Cẩm Lệ. Nhưng do không biết đường, không thuộc địa hình, không làm công tác chuẩn bị, nên bị địch tập trung lực lượng ưu thế ngăn chặn và đẩy lùi hầu hết các mũi tiến công của Sư đoàn; lực lượng quần chúng khoảng 40.000 người ở các vùng xung quanh vào thành phố cũng bị chặn lại; phong trào nổi dậy của quần chúng ở nội thành không đáng kể. Cuộc tiến công và nổi dậy ở Đà Nẵng không thành công.

Với đợt Tết Mậu Thân, trên chiến trường Quảng Đà nói chung, Đà Nẵng nói riêng quân và dân ta đã giành được một số thắng lợi nhất định như cắt đứt, phá huỷ và làm tê liệt hầu hết các đường giao thông chiến lược. Ta đã phát triển được thế tiến công chiến lược áp đảo kẻ thù, làm sụp đổ phần lớn bộ máy kèm kẹp của địch ở nông thôn, đưa chiến tranh vào tận dinh lũy cuối cùng của địch. Tuy nhiên, ta cũng bị tổn thất rất lớn. Bộ phận lớn cán bộ, đảng viên, chiến sĩ ưu tú và quần chúng cốt cán của ta bị địch giết hại hoặc bị bắt… đã gây khó khăn nghiêm trọng đến công tác xây dựng lực lượng vũ trang và sức chiến đấu của đảng bộ sau đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lực lượng biệt động thành phố đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước, giai đoạn chiến tranh cục bộ (1965 1968) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)