Tích cực xây dựng, phát triển lực lƣợng biệt động có số lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lực lượng biệt động thành phố đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước, giai đoạn chiến tranh cục bộ (1965 1968) (Trang 78 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Tích cực xây dựng, phát triển lực lƣợng biệt động có số lƣợng

hợp lý, chất lƣợng cao, đồng thời xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc.

Với quan điểm "người trước, súng sau", cấp ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên có những chủ trương, biện pháp kịp thời, linh hoạt để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển lực lượng chiến đấu trong hậu cứ dịch, có số lượng hợp lý, chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc kháng chiến, nhất là trong những thời điểm lịch sử có tính bước ngoặt, khi quân thù thay đổi chiến lược, chiến thuật chiến tranh xâm lược. Do đặc điểm hoạt động chiến đấu trong hậu cứ địch, nên việc xây dựng lực lượng phải có quân số thích hợp và tinh gọn, có bên trong và bên ngoài, có hợp pháp, bán hợp pháp và bất hợp pháp, đây là yêu cầu khách quan, không thể tổ chức đơn vị có quân số đông vì không có địa bàn đứng chân, dễ bị lộ, địch sẽ tập trung lực lượng tiêu diệt.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Khu 5, Tỉnh ủy Quảng Nam, Quảng Đà (sau là Đặc Khu ủy), Ban chỉ huy Tỉnh đội (sau là Bộ tư lệnh Mặt trận Quảng Đà), Thành ủy - Ban chỉ huy thành đội đến các Quận ủy - BCH Quận đội đều có các chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng biệt động đều khắp nhất là

trong thời gian cuối chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Lúc đầu là cơ sở đơn tuyến, sau phát triển thành tổ, đội. Thành phần lực lượng bao gồm các tầng lớp nhân dân lao động như công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, tiểu thương, tiểu chủ, trí thức và cả trong hệ thống bộ máy chính quyền Sài Gòn, cả hợp pháp và bất hợp pháp, bí mật và công khai. Xây dựng lực lượng tại chỗ là chủ yếu, nhưng đồng thời đưa lực lượng từ bên ngoài vào, chuyển một số bộ đội, du kích từ vùng giải phóng nông thôn vào đứng chân hoạt động bí mật hoặc hợp pháp ở trong nội thành. Quy mô tổ chức biên chế đa dạng, cao nhất là đại đội (đại đội đặc công, biệt động Lê Độ, đại đội Đặc công-Biệt động Quận Nhì) phổ biến là đội, tổ, mũi, Lực lượng biệt động đơn tuyến, nội tuyến.

Về tổ chức: Các xã ở Điện Bàn (Điện Hồng, Điện Thọ, Điện Tiến, Điện An, Điện Hòa, Điện Thắng, Điện Nam, Diện Ngọc, Diện Dương) mỗi xã thành lập từ 1 đến 3 chi bộ (gọi là chi bộ 2) mỗi chi bộ có 3 đến 5 đảng viên, đa số là phụ nữ để đưa vào đứng chân ở các quận, khu phố hoạt động theo phương thức hợp pháp, lãnh đạo phong trào cách mạng bên trong và chỉ huy, chỉ đạo các tổ, đội Lực lượng biệt động.

Về lực lượng: Lực lượng biệt động, Bộ Tư lệnh Mặt trận điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ trong bộ đội, du kích, phụ nữ, thanh niên ở các huyện Điện Bàn, Hòa Vang, Duy Xuyên để tăng cường cho lực lượng Biệt dộng các quận và khu phố ở Đà Nẵng.

Nhờ có chủ trương đúng đắn đó, mà trong những năm khó khăn ác liệt, lực lượng biệt động Đà Nẵng vẫn tồn tại, phát triển và trụ bám vững vàng ở các địa bàn hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang của Mặt trận mở các trận tiến công vào Đà Nẵng. Đó là các Đại đội Đặc công - Biệt động Lê Độ, Đội 1, 2, 3 Biệt động quận Nhất, đại đội Đặc công - Biệt động quận Nhì, trung đội Đặc công - Biệt động quận Ba.

Kết hợp xây dựng số lượng với chất lượng, đây là yếu tố rất quan trọng để lực lượng biệt động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân trong tĩnh và thành phố giao phó. Lực lượng quân sự của các đảng phái phản động, an ninh quân đội, tình báo, cảnh sát, Thiên nga của Mỹ và quân đội Sài Gòn rải khắp các địa bàn khu phố. Lực lượng đặc công, biệt động, tự vệ chiến đấu trong nội thành ngày đêm phải đối mặt với mọi đối tượng và mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc, xảo quyệt của bộ máy chiến tranh xâm lược, nhất là đối phó với mạng lưới tình báo, gián diệp, chỉ điểm, bọn liên gia, phòng vệ dân sự, bên cạnh đó phải thường xuyên va chạm lối sống thực dụng, văn hóa đồi trụy của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ đưa vào nhằm làm tha hoá tinh thần, lung lay ý chí đấu tranh của quân và dân ta. Do đó, cấp ủy và chỉ huy các cấp hết sức chú trọng đến chất lượng chính trị của cán bộ, chiến sĩ, tuyển lựa thành phần cơ bản (con em cán bộ, đảng viên, gia đình kháng chiến có truyền thống đấu tranh cách mạng, cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị địa phương trên các địa bàn chung quanh thành phố, đô thị) có lập trường cách mạng vững vàng, căm thù sâu sắc bọn xâm lược và tay sai phản động, quen thuộc địa hình, có bản lĩnh chiến đấu kiên cường, tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, táo bạo, khi được cấp trên giao nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ đều xung phong ra trận, mặc dù biết được chiến đấu trong lòng địch thì không tránh khỏi tổn thất, nhưng sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, biết chịu đựng gian khổ, không đầu hàng địch, khi bị bắt không khai báo.

Để cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất đạo đức cách mạng kiên cường, trình độ chiến đấu cao, cấp ủy, chỉ huy thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, nâng cao ý thức phòng gian bảo mật, ngăn ngừa các hoạt động tình báo, gián điệp của địch, công tác huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật tác chiến, phương thức hoạt động của lực lượng biệt động hết sức đặc biệt, lãnh đạo, chỉ huy rất quan tâm chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, nội dung,

phương pháp, hình thức huấn luyện cho thích hợp, an toàn, bí mật. Do tính chất hoạt động bí mật, nên các lớp huấn luyện (do Quân khu hoặc Tỉnh mở) học viên vào lớp phải hóa trang để không biết mặt nhau, có lúc lớp học chỉ có 1 giáo viên và 1 đến 2 học viên, thời gian 2 đến 4 ngày, địa điểm thường tiến hành ở các căn cứ bàn đạp phía sau, phát động các phong trào thi đua quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình, lập công xuất sắc.

Kết hợp xây dựng lực lượng với xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân địa phương liên hoàn, vững chắc. Đây là nhân tố rất quan trọng, thế trận có lợi với lực lượng thích hợp thì sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn, đủ sức đánh bại các âm mưu, thủ đoạn của địch, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân thành phố. Cấp ủy, chỉ huy luôn quan tâm lãnh dạo, chỉ đạo xây dựng thế trận, tạo điều kiện cho Lực lượng biệt động đứng chân hoạt động. Trước hết là thế trận lòng dân, vận động, tuyên truyền nhân dân, chủ yếu là tầng lớp lao động có nhận thức đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng, truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong dựng nước và giữ nước, thấy được âm mưu, thủ đoạn thâm độc, tàn bạo của bọn xâm lược và tay sai, động viên mọi người tham gia hoạt động cách mạng. Trên cơ sở đó xây dựng lực lượng chính trị nòng cốt trong các đoàn thể quần chúng, tạo cơ sở chính trị vững chắc của thế trận lòng dân.

Có thế trận lòng dân, mới xây dựng được các căn cứ lõm (Bắc Mỹ An, xóm Mốc, Tây An, Hồng Phước, Khu Đông, Sông Đà, Sơn Trà, Thanh Khê, Hòa Cường, Thạc Gián, Xuân Hà) các căn cứ, đạp trung gian như (Hòa Hải, Hòa Xuân, Hòa Tiến, Hòa Châu, Phước Tường, Sơn Trà, Hòa Liên, Hòa Hiệp) và căn cứ, đạp phía sau: Điện Tiến, Điện Hòa, Điện Thọ, Điện Thắng, Điện An, Điện Ngọc, bên trong có hệ thống hầm bí mật, buồng kín, gác xếp,

phát triển trên khắp các xã, phường chung quanh và các khu phố trong nội thành làm nơi cất dấu vũ khí, trang bị, tài liệu, bảo vệ, nuôi dưỡng lực lượng.

Để tạo thế liên hoàn, vững chắc, liên tục, hoạt động có hiệu quả, cấp ủy, chỉ huy các cấp phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương, các ngành, các cấp thiết lập các tuyến hành lang cơ động, trạm liên lạc và đường dây liên lạc trên các hướng, cả hợp pháp và bất hợp pháp, bố trí lực lượng, phương tiện để đưa đón cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, cán bộ, chiến sĩ đặc công Lực lượng biệt động, tài liệu, vũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm, thuốc men vào ra nội thành được thuận lợi, an toàn.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã xây dựng một hệ thống phòng thủ nhiều tuyến, nhiều lớp bao quanh căn cứ Đà Nẵng, với hệ thống chính quyền, quân đội nhiều cấp (Thành phố, Quận, Khu phố, Liên gia) cùng mạng lưới tình báo, gián diệp, trạm kiểm soát dày đặc khắp các địa bàn và các tuyến đường vào ra thành phố. Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị, địa phương đã nắm chắc tình hình, tổ chức xây dựng hàng chục tuyến hành lang cơ động từ các hướng, các cửa khẩu, trạm liên lạc ở Quế Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An, tây Bắc Hòa Vang bí mật đưa lực lượng, vũ khí đạn dược, tài liệu vào cất dấu bên trong. Trong đó có các trạm liên lạc, đường dây chủ yếu: Trên hướng tây Bắc: Từ hậu cứ thành phố xuống Nam Ô - Xuân Thiều, Hồng Phước, Hòa Mỹ, Thanh Khê, Hà Khê; trên hướng Nam: Từ hậu cứ của Tỉnh và Thành phố xuống Phủ Diên, Phú Hương (Quế Sơn) đi thẳng ra Đà Nẵng hoặc từ Gò Nổi ra các trạm liên lạc ở Điện Tiến, Điện Hòa, Điện An, Điện Thắng ra xóm Mốc (Hòa Xuân) qua cầu Cẩm Lệ để vào các lõm chính trị và nhà cơ sở nằm rãi rác ở Hải Châu. Một tuyến khác từ Điện Tiến xuống Hòa Tiến - Tây An (Hòa Châu); trên hướng Đông: Từ Điện Nam, Điện Ngọc đến Hòa Hải-Bắc Mỹ An.

Trong các chiến dịch tiến công và nổi dậy ở Đà Nẵng, nhiều cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cao nhất của tỉnh và thành phố được cơ sở bí mật, giao liên hợp pháp bí mật vào đứng chân chỉ đạo phong trào cách mạng trong nội thành.

Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị Biệt động, công an vũ trang, binh địch vận xây dựng được nhiều cơ sở nội tuyến trong hàng ngũ địch, làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, tài liệu, đưa đón cán bộ, chiến sĩ biệt động vào ra Đà Nẵng bằng các phương tiện vận tải quân sự, dễ dàng vượt qua các trạm kiểm soát dọc các tuyến Quốc lộ 1, các đường 14b, 538, hạn chế bị lộ và tổn thất. Lực lượng tham gia vận chuyển vũ khí, đạn dược, tài liệu, đưa đón cán bộ, Lực lượng biệt động còn có nhiều thiếu niên (chủ yếu là nữ) tuổi từ 15 - 17 tuổi, trong đội "Chim sẻ", cải trang thành học sinh, phật tử để di lại như thoi giữa vùng dịch và vùng giải phóng, liên lạc giữa lãnh đạo, chỉ huy với các trạm liên lạc, cơ sở đơn tuyến trong nội thành.

Với sự nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, cấp ủy, chỉ huy các cấp của Tỉnh (Quảng Nam, Quảng Đà) và thành phố Đà Nẵng tập trung mọi nỗ lực để xây dựng, phát triển lực lượng Lực lượng biệt động làm nhiệm vụ tác chiến trong hậu cứ của dịch, có số lượng, chất lượng cao và một thế trận liên hoàn, vừng chắc, thế trận của các lực lượng vũ trang Đà Nẵng nói chung, Đặc công Biệt động nói riêng là thế trận chiến tranh nhân dân. Với hệ thống căn cứ bàn đạp (phía sau, phía trước), căn cứ lõm, hành lang cơ động, đầu mối, trạm liên lạc, nối kết liên hoàn, vững chắc như những “chiếc áo giáp bền chặt” vừa bảo vệ địa bàn làm chủ ở vùng ven, vừa làm ngọn đèn pha chiếu thắng vào trung tâm căn cứ quân sự Đà Nẵng, thế trận đó đã đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh chiến tranh nhân dân trong lòng dịch diễn ra mạnh mẽ, liên tục, hiệu quả.

Như vậy, quá trình hình thành, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, trên cơ sở nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng và đường lối chiến tranh nhân

dân của Đảng, biệt động Đà Nẵng đã coi trọng xây dựng lực lượng chiến đấu. Đây chính là một nhân tố rất quan trọng đảm bảo cho thực hiện tốt vai trò là “quả đấm” quân sự sắc bén, hiệu quả ở ngay tại trung tâm đầu não chiến tranh - căn cứ quân sự lớn thứ hai ở miền Nam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân, trực diện đánh mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ... Trong quá trình hoạt động và chiến đấu, mỗi chiến sĩ biệt động là một tuyên truyền viên, kiên trì giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng, thông qua sự giác ngộ của người dân để xây dựng cơ sở chính trị, các tổ chức cách mạng, thúc đẩy quần chúng đấu tranh, tạo thế đứng vững vàng trong nhân dân, từ đó phát hiện, lựa chọn quần chúng tốt để phát triển lực lượng tại chỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lực lượng biệt động thành phố đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước, giai đoạn chiến tranh cục bộ (1965 1968) (Trang 78 - 84)