Xây dựng con ngƣờ i Yếu tố quyết định đến thắng lợi trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lực lượng biệt động thành phố đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước, giai đoạn chiến tranh cục bộ (1965 1968) (Trang 87 - 113)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5. Xây dựng con ngƣờ i Yếu tố quyết định đến thắng lợi trong hoạt

hoạt động tác chiến của biệt động

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên địa thành phố Đà Nẵng, “biệt động là dân, dân là biệt động”, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng địa phương. Vì vậy, quá trình xây dựng lực lượng, phương thức tổ chức, trang bị cho lực lượng biệt động cũng mang những nét đặc thù riêng.

Dựa vào các cơ sở cách mạng, cấp ủy đảng địa phương phát hiện, tiếp cận, gây cảm tình rồi giác ngộ cách mạng cho từng cá nhân. Người làm công tác xây dựng lực lượng biệt động phải am hiểu “cảm tình cách mạng” không phải tinh cảm chung chung, đại khái, mà phải là tình cảm thật sự chân thành, tha thiết giữa những con người cụ thể. Xây dựng biệt động phải tính toán chi li đến từng người.

Khi đã được tổ chức Đảng giác ngộ cách mạng, họ xác định động cơ đúng đắn, mục tiêu lý tưởng cách mạng cao cả, tạo nên tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, bảo vệ dân khỏi ách kìm kẹp. Trong quá trình giao nhận nhiệm vụ cho các chiến sỹ biệt động, đều sử dụng từ “đồng chí”; và chỉ cần nghe từ “đồng chí”, mỗi đội viên biệt động đều cảm thấy vô cùng thiêng liêng, cao cả, sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ; trong mọi sinh hoạt đời thường ở thành thị, tuyệt đối không dùng “đồng chí” để đảm bảo bí mật. Đây là tính cách mạng, chính nghĩa, nhân văn của hoạt động tác chiến biệt động; điều này hoàn toàn khác với hành động “giết nhầm còn hơn bỏ sót” của Mỹ và quân đội Sài Gòn,

hay hành động đánh bom tự sát của các tổ chức khủng bố hiện nay - chỉ cần giết thật nhiều người, mà không cần quan tâm họ là ai.

Để xây dựng nên những con người ưu tú trong lực lượng biệt động, phải giải quyết nhiều khâu, nhiều việc và dùng nhiều hình thức, biện pháp, kết hợp nhiều mặt công tác. Yêu cầu chọn người phải kỹ lưỡng, chắc chắn, không tham số lượng để đảm bảo chất lượng và giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ, vấn đề đầu tiên trong xây dựng biệt động là trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng. Người đi xây dựng lực lượng biệt động cần theo dõi, thử thách, bồi dưỡng nhân sự hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt. Người được tuyển chọn là những cá nhân trong các thành phần xã hội sinh sống tại nội thành, nội thị và vùng ven như: công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, sinh viên, nhân viên y tế, nhân viên quán bar, nhân viên khách sạn, thanh thiếu niên, thợ mộc, đánh giày, bán kem, lái xe, tiểu thương, những ông chủ giàu có, thậm chí là những cá nhân trong hàng ngũ địch có tinh thần dân tộc (lái xe, đại biểu nghị viện, nuôi quân, địa phương quân, cảnh sát, nhân viên các khu kho)... Sở dĩ chọn những đối tượng trên vì họ có sẵn vỏ bọc hợp pháp, ít bị địch nghi ngờ theo dối, có thể tung ra những đòn đánh chí mạng vào những mục tiêu trọng yếu.

Khi đã có được con người, vấn đề tiếp theo là đưa họ vào tổ chức. Do hoạt động trong môi trường đặc biệt, luôn bị các lực lượng tình báo, mật vụ, Thiên Nga, cảnh sát, chiêu hồi, chỉ điểm theo dõi gắt gao nên đòi hỏi công tác tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện phải hết sức chặt chẽ, bí mật. Mọi người buộc phải tuân thủ các quy định hết sức khắt khe đảm bảo nguyên tắc “đẻ nhánh” theo kiểu “chùm nho”. Bài học đầu tiên cùa mọi đội viên biệt động là “3 không”: không biết, không nghe, không thấy. Tuy cùng trong một tổ chức nhưng có bí mật, ngăn cách, người này không biết người kia. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức chi biết công việc của mình theo từng nhiệm vụ, trong từng

thời điểm nhất định, không được phép tìm hiểu nhiệm vụ của cá nhân và tổ chức khác. Việc chỉ đạo, chỉ huy cũng hết sức bí mật thông qua hòm thư chết hoặc liên lạc viên, không trực tiếp gặp gỡ giao nhiệm vụ (nếu không thật cần thiết). Người trong một tổ chức nhưng không biết nhau, hoặc nếu biết thì cũng chỉ trong phạm vi giới hạn cho phép, biết khi được cùng thực hiện một nhiệm vụ công tác hoặc chiến đấu để tiện liên lạc, hiệp đồng. Mỗi cá nhân đều phải cố gắng tạo vỏ bọc cho mình để không bị địch nghi ngờ, theo dõi trong quá trình hoạt động, thậm chí phải giấu cả người thân, gia đình nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối nhiệm vụ được giao, chỉ mang ký hiệu A, C...

Tổ chức biệt động có 2 lực lượng: Lực lượng chiến đấu và lực lượng bảo đảm chiến đấu. Lực lượng chiến đấu gồm lực lượng bám địa bàn và lực lượng cơ động.

- Lực lượng bám địa bàn (tổ chức hợp pháp) gồm 2 dạng cơ bản: Cá nhân đơn tuyến: Đây là các cá nhân nội tuyến trong lòng địch, được tổ chức cài hợp pháp, hoặc xuất thân của họ là người của địch nhưng có tinh thần dân tộc, được giác ngộ mà tự nguyện chiến đấu cho cách mạng. Tổ, đội độc lập: Mỗi tổ có 2 - 3 đội viên; tùy theo quân số và mục tiêu phụ trách mà chia thành nhiều tổ. Riêng Biệt động quận Nhất Đà Nẵng tổ chức thành 4 cánh: cánh Đông, cánh Giữa, cánh Trung và cánh Tây, mỗi cánh gồm nhiều tổ, đội. Cũng giống các đơn vị biệt động ở các tỉnh (biệt động Hội An, biệt động Quảng Ngãi, biệt động Quy Nhơn, biệt động Tuy Hòa, tự vệ nội thị Nha Trang ...), biệt động Đà Nẵng là lực lượng biệt động chiến đấu bám địa bàn. Lực lượng chiến đấu cơ động (tổ chức bán hợp pháp) không thường xuyên bám địa bàn, tùy nhiệm vụ mà tổ chức cải trang bán hợp pháp, hợp pháp xâm nhập nội thành nội thị, thực hành tác chiến, sau đó rút về hậu cứ ở ngoại thành, ngoại thị. Đại đội đặc công - biệt động Lê Độ là tiêu biểu cho lực lượng biệt động chiến đấu cơ động ở Đà Nẵng. Lực lượng bảo đảm chiến đấu cho biệt động

gồm: Trinh sát: Trinh sát cơ động, trinh sát cố định, cơ sở nội tuyến; Thông tin: Giao liên (hộp thư sống, hộp thư chết), thông tin kỹ thuật; Cơ sở bàn đạp, hành lang vận chuyển; Cơ sở hầm bí mật, kho vũ khí, trú ém quân, cất giấu phương tiện phục vụ tác chiến; Cơ sở làm giả giấy tờ hợp pháp, may cờ, cải trang, đóng vai.

Đặc biệt, các đội biệt động, đội tự vệ nội thị chuyên bám địa bàn, độc lập tác chiến không tổ chức thành lực lượng bảo đảm chiến đấu riêng biệt như ở các đơn vị cơ động chiến đấu, mà lực lượng chiến đấu phải trực tiếp tiến hành trinh sát mục tiêu, theo dõi phát hiện quy luật hoạt động của địch, tự cải trang, cất giấu vũ khí trang bị, tạo ra thời cơ và tranh thủ thời cơ tiến công mục tiêu. Các hoạt động khác, như: thông tin liên lạc, vận chuyển vũ khí trang bị, đường rút lui, ẩn nấp... đều nhờ vào lực lượng giao liên và các cơ sở cách mạng đảm bảo. Ngăn cách, bí mật, không quen biết triệt để đến từng con người, từng tổ chức, từng mặt công tác đảm bảo chiến đấu và chiến đấu là nguyên tắc mà mọi cán bộ, chiến sĩ biệt động phải thấm nhuần từ khi bước vào đội ngũ biệt động và trong suốt cuộc đời chiến đấu vì lý tưởng cách mạng.

Sau khi đã đưa các cá nhân ưu tú vào tổ chức biệt động, vấn đề tiếp theo là phải huấn luyện cho họ. Trong huấn luyện, cần đặc biệt chú trọng đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, chỉ huy đội, tổ trưởng tổ chiến đấu. Phải huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ biệt động có năng lực toàn diện, chuyên sâu, sử dụng thành thạo vũ khỉ trang bị, có thể độc lập tác chiến trong những hoàn cảnh khó khăn nhất; đặc biệt chú trọng kỹ thuật hoá trang, đóng vai, vận động quần chúng, phát hiện những cá nhân tiêu biểu để tổ chức biệt động “nứt nhánh”. Tùy theo đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của các tổ, đội mà thời gian, địa điểm, nội dung huấn luyện cũng khác nhau. Có người được cử đi huấn luyện ở Trường Biệt động, Trường Đặc công Quân khu, rút ra căn cứ để huấn luyện

thời gian vài tháng. Có người do không có điều kiện xa nơi cư trú dài ngày vì sợ địch nghi ngờ, theo dõi thì được đưa về căn cứ của quận, thị xã, thành phố tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật sử dụng vũ khí bộ binh như súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng chống tăng B40, B41, lựu đạn (chủ yếu lựu đạn M26 do Mỹ sản xuất), thuốc nổ, kíp, mìn định hướng, cách hoá trang, tiếp cận mục tiêu, hiệp đồng tổ, mũi chiến đấu... học tập chính trị nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, căm thù giặc, giác ngộ cách mạng, xây dựng, tinh thần, ý chí, quyết tâm chiến đấu. Tại căn cứ, các đội viên biệt động cũng không được phép tiếp xúc với nhiều người, nhằm hạn chế trường hợp khai báo lộ bí mật.

Những người được huấn luyện sẽ trở về nội thành, nội thị, tiếp tục bám địa bàn, làm hạt nhân, nòng cốt. Sau đó, các cá nhân này sẽ trực tiếp hướng dẫn, huấn luyện các đội viên khác. Trong vùng địch kiểm soát gắt gao, việc tổ chức các lớp huấn luyện tập trung là điều rất nguy hiểm, mỗi lẫn tập trung huấn luyện ở nhà cơ sở không được quá 3 người, về cơ bản, biệt động vừa tác chiến, vừa học, vừa rút kinh nghiệm, rồi đánh tiếp. Lòng trung thành tuyệt đối, bản lĩnh chiến đấu, trí thông minh là cơ sở để mỗi đội viên biệt động tự huấn luyện mình ngay trong thực tiễn chiến đấu.

Muốn bám trụ trong thành thị thì phải giữ vững thế hợp pháp. Muốn hợp pháp phải có giấy tờ tùy thân (thẻ căn cước) do chính quyền địch cấp. Bằng mọi cách (kể cả dùng tiền mua chuộc) phải có cho được thẻ căn cước. Ở nhiều nơi, cơ sở sẽ làm việc này. Có thẻ căn cước tức là sống hợp pháp, sẽ giữ được bình tĩnh khi đối diện với địch. Không có thẻ căn cước là sống bán hợp pháp, bất hợp pháp, khi đối diện với địch sẽ rất dễ có biểu hiện mất bình tĩnh làm địch nghi ngờ lục soát, thậm chí bắt giữ tra tấn.

Ngoài thẻ căn cước, muốn giữ vững thế hợp pháp cần có cơ sở cách mạng trung kiên che chở. Cán bộ quận ủy, thị ủy, quận đội, thị đội, cán bộ, chiến sĩ biệt động không được rời khỏi địa bàn, mà phải luôn luôn bám địa

bàn trong quá trình lãnh đạo, chỉ huy, chuẩn bị tác chiến và thực hành tác chiến.

Biệt động phải bám cơ sở cách mạng vì đây là nơi hợp pháp hoá, trú ẩn an toàn trong lòng thành thị, là nơi cất giấu vũ khí, tập kết lực lượng chuẩn bị tác chiến. Trong trận đánh Quân vụ thị trấn tại Đà Nẵng (năm Mậu Thân 1968), đặc công - biệt động Lê Độ đã bám sát nhà cơ sở, tập kết lực lượng chỉ cách mục tiêu 100m mà địch không hề hay biết, giữ được yếu tố bí mật bất ngờ, trận đánh đạt hiệu quả tác chiến cao, diệt được 1 xe tăng ngay trong lòng thành phố.

Để xây dựng lực lượng biệt động thật sự tinh nhuệ, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, cần phải đặt công tác xây dựng con người lên hàng đầu; phải lựa chọn những cá nhân tiêu biểu, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng, trải qua thử thách để kiểm chứng lòng trung thành, dũng cảm và mưu trí; đó cũng là chấp hành đúng nguyên tắc “người trước, súng sau” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiểu kết chƣơng 3

Một số nhận xét khái quát từ đây thực sự có giá trị như những kinh nghiệm quý giá, có ý nghĩa sâu sắc cả lý luận và thực tiễn. Đó là lãnh đạo, chỉ huy các cấp ở tỉnh cũng như thành phố đều có tư duy cách mạng đúng đắn, nhận thức đầy đủ quan điểm, đường lối chiến tranh nhân dân, tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phương thức, phương châm, nguyên tắc tiến hành chiến tranh trên 3 vùng chiến lược, đặc biệt ở thành phố, đô thị, trên cơ sở đó, cấp ủy, chỉ huy đề ra các chủ trương, biện pháp để lãnh đạo, chỉ huy xây dựng, phát triển lực lượng lực lượng biệt động và thế trận chiến tranh nhân dân địa phương, vận dụng phương thức hoạt động, hình thức chiến thuật, cách đánh để tiến công tiêu diệt sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh, đánh bại các âm mưu, thủ đoạn chiến tranh ngay trong lòng căn cứ của địch.

Những nhận xét - kinh nghiệm đó vẫn có giá trị để nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng, củng cố các lực lượng vũ trang của thành phố trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nhất là xây dựng lực lượng cơ động nhanh, đơn vị đặc nhiệm, làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Quá trình xây dựng, phát triển, trưởng thành của lực lượng biệt động thành phố Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, luôn gắn liền với chiến tranh nhân dân địa phương, được hình thành, phát triển ngày càng cao dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Lực lượng biệt động thành phố Đà Nẵng ra đời trong hoàn cảnh bức thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đánh địch trong nội thành, đưa cuộc chiến tranh vào sào huyệt địch, làm mất ổn định chính ngay tại trung tâm đầu não chiến tranh của chúng. Đây là một biểu hiện độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và là nét đặc sắc trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân thành phố Đà Nẵng. Từ những tổ, đội chiến đấu và công tác ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, lực lượng biệt động đã nhanh chóng phát triển rộng khắp ở các quận, huyện, thị xã, các vùng chiến lược quan trọng. Biệt động có tổ chức và trang bị hết sức gọn nhẹ, trình độ kỹ chiến thuật tinh nhuệ, hoạt động hợp pháp, thoắt ẩn thoắt hiện ngay trước mắt địch; có khả năng thực hiện những đòn đánh hết sức táo bạo, bất ngờ, dùng lực lượng nhỏ gọn, vũ khí trang bị ít, đơn sơ nhưng lại tạo ra sự hủy diệt lớn đối với sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch.

Quá trình phát triển lực lượng đi đôi với quá trình phát triển phương thức hoạt động và cách đánh, từ những hành động đánh đơn lẻ phát triển lên những trận đánh các mục tiêu sâu trong sào huyệt địch, có tổ chức quy mô, không sử dụng số đông lực lượng mà bằng sự tinh gọn, có phương án hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, các lực lượng bảo đảm, hỗ trợ, phục vụ... được chuẩn bị công phu, thời điểm và mục tiêu

được chọn theo yêu cầu chính trị. Với lối đánh “bí mật, bất ngờ, không phân tuyến” rất linh hoạt và sáng tạo, lực lượng biệt động có thể tiến công vào nhiều loại mục tiêu ở ngay tại hang ổ, sào huyệt địch mà vẫn bảo toàn được lực lượng, giữ được thế hợp pháp của mình. Biệt động thật sự là lực lượng làm cho quân Mỹ và quân đội Sài Gòn luôn hoang mang, nơm nớp lo sợ, vì chúng không biết được cái chết sẽ đến với mình lúc nào ngay trong lòng thành thị được bảo vệ nghiêm mật. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn “Chiến tranh cục bộ”, lực lượng biệt động thành phố đã lập nên rất nhiều chiến công xuất sắc, góp phần rất tích cực vào thắng lợi chung của phong trào cách mạng.

Trước nguy cơ phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, tháng 3 năm 1965, Mỹ trực tiếp đổ quân vào miền Nam Việt Nam thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Trong bối cảnh chiến tranh ngày càng leo thang về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lực lượng biệt động thành phố đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước, giai đoạn chiến tranh cục bộ (1965 1968) (Trang 87 - 113)