Tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông, gây quỹ và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ tài chính của làng trẻ em SOS hà nội (Trang 80 - 86)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.2.Tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông, gây quỹ và phát triển

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho Làng

3.2.2.Tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông, gây quỹ và phát triển

triển hoạt động PR (Quan hệ công chúng)

A. Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động truyền thông và gây quỹ trong nƣớc, quốc tế.

Hoạt động truyền thông:

Đúng nhƣ tên gọi, Phòng truyền thông và phát triển quỹ đã thiết lập và duy trì sự hiểu biết về Làng trẻ tới công chúng thông qua hoạt động truyền thông về tổ chức. Với hoạt động truyền thông này, có thể nhận thấy:

Về kênh truyền thông: Làng trẻ em SOS Việt Nam hiện nay thực hiện việc

quảng bá hình ảnh bằng các kênh sau:

- Thông qua các kênh trực tuyến: website chính thức của Làng, mạng xã hội facebook, các bài báo mạng, hình ảnh, clips viết trên các website

nhƣ vietnamnet, dantri. Làng còn thực hiện cả việc đăng kí quảng cáo trên các trang báo điện tử, marketing online, seo từ khóa trên mạng… - Thông qua các hình thức trực tiếp nhƣ phát tờ rơi, tài liệu, phụ san, thƣ

ngỏ…gửi tới các nhà tài trợ..

- Thông qua các chƣơng trình, sự kiện tổ chức nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn cho thiếu nhi nhƣ Trung thu, 1/6, Tết Nguyên đán…

- Kết hợp với Đài truyền hình, các Đơn vị truyền thông làm các chƣơng trình liên quan đến lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm tranh thủ quảng bá hình ảnh về Làng trẻ: ví dụ nhƣ phim tài liệu, cuộc thi Nữ hoàng trang sức, chƣơng trình Talk Vietnam trên VTV4…

- Kết hợp với báo chí trong việc đƣa tin bài có liên quan nhƣ báo Giáo dục thời đại, báo Gia đình và trẻ em…

Tuy những phƣơng thức xây dựng hình ảnh đến với công chúng mà Làng trẻ em SOS đang thực hiện khá đa dạng, phong phú và đã đem lại hiệu quả cao trong việc nhận diện thƣơng hiệu, giá trị của Làng trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, có một nguồn kênh khác giúp Làng có thể xây dựng hình ảnh với hiệu quả chân thực nhất đó chính là thông qua những trẻ em đã hoặc đang sinh sống tại Làng.

Sau 27 năm thành lập, hơn 1500 trẻ đã rời khỏi Làng sau quãng thời gian đƣợc chăm sóc, giáo dục tại đây để hòa nhập cộng đồng. Đội ngũ này thấu hiểu hết những giá trị nhân văn cũng nhƣ những khó khăn để đảm bảo điều kiện chăm sóc trẻ trong Làng. Là những nhân chứng sống, đây cũng là một kênh truyền thông rất hữu hiệu và chân thật giúp Làng quảng bá hình ảnh và các hoạt động, dự án, chƣơng trình Làng triển khai tới xã hội, cơ quan nơi trẻ sinh sống và làm việc. Để làm đƣợc điều này, Làng trẻ em SOS cần có mối liên hệ mật thiết, gửi và chia sẻ thông tin tới những ngƣời đã trƣởng thành từ SOS không chỉ bằng kênh thông tin phi chính thức qua những bà mẹ, mà còn bằng các nguồn tin chính thống nhƣ thƣ từ, tin bài, tờ rơi, tập san… để những ngƣời con trƣởng

thành từ Làng luôn nắm bắt đƣợc thông tin cập nhật và có thể dễ dàng chia sẻ cho những ngƣời xung quanh.

Ngoài ra, đối với những trẻ vẫn đang sinh sống trong Làng, có những trẻ theo học cấp 1,2,3 tại các hệ thống trƣờng Công lập khác tại địa phƣơng chứ không theo học hệ thống trƣờng Hermann Gmeiner (điều này là phụ thuộc vào quyết định của trẻ và của ngƣời mẹ trong mái ấm); hoặc những trẻ đang theo học các hệ thống trƣờng trung cấp, cao đẳng, đại học. Nhóm này cũng là một nguồn thông tin giúp quảng bá tốt hình ảnh của Làng đến với công chúng thông qua sự chủ động của trẻ hoặc chủ động từ Làng SOS trong việc liên kết thực hiện các chƣơng trình truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về Làng.

Việc xây dựng hình ảnh qua những ngƣời con của Làng trẻ em SOS chính là một hình thức truyền thông nội bộ, nhƣng lại đƣợc đánh giá là có hiệu quả cao trong tác động tới công chúng trong hoạt động PR (Public relations) vốn đƣợc ứng dụng nhiều trong các tổ chức vì lợi nhuận.

Về nội dung truyền thông:

Nội dung các tin bài đƣợc đƣa ra trong các tài liệu, các kênh thông tin về Làng trẻ em SOS thƣờng tập trung chủ yếu vào giới thiệu lịch sử, thành quả, mô hình hoạt động, cách thức hoạt động, các hoạt động, chƣơng trình, dự án Làng tổ chức thực hiện. Ngoài ra, Làng cũng giới thiệu những chia sẻ, tâm sự của trẻ khi nhận đƣợc sự hỗ trợ của Làng. Cuối cùng, các phƣơng thức, hình thức hỗ trợ đƣợc đƣa ra để những tổ chức/ cá nhân có quan tâm có thể tham gia tài trợ. Những nội dung thông tin này nhằm mục tiêu tạo ra sự kết nối, tin tƣởng đối với các nhà tài trợ về tính minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tiền mà họ đóng góp cho Làng trẻ em SOS. Tuy nhiên, theo tác giả, hoạt động truyền thông cần bổ sung thêm những nội dung về:

- Những thứ cần tài trợ (về hiện vật, về tài chính, thời gian, nhân lực…) cho các chƣơng trình dự án, chƣơng trình, sự kiện… cụ thể. Điều này

giúp những đối tƣợng có quan tâm dễ nắm bắt nhu cầu của Làng, từ đó xem xét khả năng hỗ trợ của mình để có đóng góp thiết thực.

- Sự thay đổi, khác biệt mà những nhà tài trợ đã tạo ra nhờ sự đóng góp của họ cho hoạt động của Làng trẻ em SOS Việt Nam.

- Những thông tin chia sẻ về những khó khăn, thiếu hụt về kinh phí chăm sóc, giáo dục trẻ em bởi những hình ảnh tích cực, nguồn tài chính dồi dào cho Làng trẻ em SOS Việt Nam trong những năm của thập niên 90s tạo ra hình ảnh trẻ em sinh sống trong Làng trẻ em SOS tƣơng đối đẩy đủ về vật chất. Trong khi đó, việc chƣa điều chỉnh về ngân sách chăm sóc trẻ trong một thời gian dài khiến cho mức tiền ăn của trẻ tại Làng còn thấp hơn so với mức kính phí nuôi dƣỡng mà Tỉnh/thánh phố cấp cho trẻ ở các Trung tâm bảo trợ17. Bởi vậy việc cung cấp thêm thông tin cũng là một cách khiến cho công chúng nhìn nhận chính xác hơn về nhu cầu đƣợc hỗ trợ tài chính cho trẻ tại Làng.

- Cần tăng cƣờng các thông tin về hệ thống giáo dục (mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trƣờng nghề) để công chúng biết đến chứ không chỉ tập trung vào các mảng thông tin về chƣơng trình chăm sóc theo mô hình gia đình, chƣơng trình hỗ trợ cộng đồng. Với kênh quảng bá hình ảnh của hệ thống giáo dục mà Làng triển khai này sẽ có thể làm tăng thêm sức hút cho hoạt động tuyển sinh, nâng cao nguồn kinh phí tự chủ từ học phí.

Hoạt động gây quỹ:

Hiện nay, Làng trẻ em SOS Việt Nam phần nhiều còn bị động trong việc phát triển hình thức gây quỹ. Phòng truyền thông và phát triển quỹ hiện nay đang nỗ lực phát triển việc xây dựng hình ảnh đến với công chúng nhằm tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin, hình thức từ thiện cho các cá nhân, tổ chức có quan

tâm. Tuy nhiên, hoạt động này cần có những tính chủ động hơn trong việc tìm kiếm các nhà tài trợ.

Ngoài việc chăm sóc, hỗ trợ những nhà tài trợ thƣờng xuyên hoặc một lần chủ động đến Làng, Phòng phát triển Quỹ có thể chủ động tìm kiếm các nhà tài trợ vào những dịp kỉ niệm có ý nghĩa đặc biệt với cá nhân hoặc tổ chức nhƣ kỉ niệm sinh nhật tổ chức, kỉ niệm sinh nhật cá nhân, dịp nghỉ hƣu, dịp nghỉ Tết, ngày cƣới….

Phòng phát triển quỹ có thể tham gia vào các trang mạng xã hội, forum tìm các nhà tài trợ cả trong nƣớc và quốc tế nhƣ: các diễn đàn thanh niên, diễn đàn hoạt động từ thiện, các diễn đàn liên quan tới trẻ em, website Council for Voluntary Service… Việc tìm kiếm đúng nguồn thông tin về những ngƣời có mong muốn hoạt động từ thiện vào đúng thời điểm đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển quỹ từ cá nhân.

Ngoài ra, xem xét các phƣơng thức nhận tài trợ của Làng, Làng nhận tài trợ thông qua hai hình thức duy nhất là nhận tiền (qua chuyển khoản, thanh toán trực tiếp, thanh toán trực tuyến) hoặc hiện vật. Hai phƣơng thức nhận tài trợ này cho thấy sự bị động hoàn toàn trong cách thức gây quỹ của Làng trẻ em. Làng trẻ em có thể hoàn toàn tăng cao tính chủ động từ hoạt động gây quỹ bằng việc học hỏi cách thức phát triển quỹ của các tổ chức phi chính phủ khác.

Ví dụ nhƣ Operation Smile, một tổ chức phi chính phủ đƣợc thành lập từ năm 1982 hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tập trung vào việc thực hiện phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em có khe hở môi, hàm ếch, dị tật hàm mặt tại các nƣớc đang phát triển. Tổ chức này tiến hành phẫu thuật miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt, tổ chức các chƣơng trình đào tạo chuyên môn cho chuyên gia y tế địa phƣơng và cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế toàn diện cho bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt. Giống nhƣ Làng trẻ em SOS Việt Nam, Operation Smile Việt Nam cũng là một thành viên của Operation Smile quốc tế. Để hoạt động hiệu quả tại Việt Nam,

ngoài nguồn quỹ hỗ trợ do Operation Smile quốc tế cung cấp, Operation Smile Việt Nam cũng phải có những hoạt động riêng để phát triển Quỹ. Ngoài việc nhận tiền từ thiện trực tiếp từ các tổ chức/ cá nhân qua việc kêu gọi, Operation Smile còn phát triển hoạt động gây quỹ thông qua các hình thức kêu gọi sự trợ giúp từ phía các nhà tài trợ bằng các hoạt động tình nguyện, tổ chức hoạt động gây quỹ cá nhân/ tổ chức tự nguyện, phân phối sản phẩm cho Operation Smile, hỗ trợ Operation Smile phát triển thƣơng hiệu…

Việc thực hiện hoạt động gây quỹ cá nhân/tổ chức là do các nhà tài trợ đề xuất ý kiến thực hiện. Operation Smile sẽ lên kế hoạch hỗ trợ những thông tin cơ bản về tổ chức, pano, biểu tƣợng… Sau đó, toàn bộ số tiền thu đƣợc từ buổi gây quỹ sẽ đƣợc bổ sung vào nguồn quỹ của Operation Smile. Nhƣ vậy, làm theo cách này, hoạt động gây quỹ sẽ không chỉ do Operation Smile thực hiện mà còn huy động đƣợc nguồn lực rất lớn từ phía những nhà tài trợ có quan tâm và mong muốn tổ chức chuyên nghiệp để hỗ trợ đƣợc nguồn tiền lớn hơn cho tổ chức.

Ngoài ra, Operation Smile còn phân phối các sản phẩm nhƣ áo phông, bút, thiệp, mặt nạ cƣời, phong bao lì xì… có biểu tƣợng tổ chức hoặc hình vẽ do trẻ em của tổ chức sáng tạo. Việc phân phối các sản phẩm này vừa giúp Opeartion Smile xây dựng hình ảnh đến với công chúng qua kênh ngƣời phân phối hoặc sử dụng sản phẩm, đồng thời cũng giúp Operation Smile huy động đƣợc một nguồn quỹ phục vụ cho mục đích phi lợi nhuận của mình. Đây là một hoạt động rất ý nghĩa và có hiệu quả cao, thƣờng đƣợc sự ủng hộ của các nhà tài trợ có quan tâm tới tổ chức.

Bên cạnh đó, sự tiếp nhận hỗ trợ thông qua việc giúp Operation Smile phát triển thƣơng hiệu hoặc tình nguyện có thể coi là một hình thức gây quỹ mặc dù nó không trực tiếp tạo ra nguồn tài chính. Hình thức này giúp tổ chức tiết kiệm đƣợc khoản đầu tƣ tài chính cho hoạt động xây dựng hình ảnh, bởi vậy, chính khoản tiết kiệm này lại trở thành một khoản tài chính đảm bảo nguồn quỹ cho hoạt động của tổ chức.

Học hỏi những cách thức gây quỹ trên cũng là hƣớng đi đa dạng hóa hình thức nhận hỗ trợ của Làng trẻ em SOS Việt Nam, tạo điều kiện cho các nhà tài trợ có nhiều lựa chọn trong cách thức hỗ trợ trẻ, đồng thời giúp Làng tận dụng đƣợc một nguồn lực sẵn có nhằm xây dựng hình ảnh tới công chúng và chủ động hơn trong hoạt động gây quỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ tài chính của làng trẻ em SOS hà nội (Trang 80 - 86)