Vận động sự hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách cấp Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ tài chính của làng trẻ em SOS hà nội (Trang 96 - 115)

B. Phát triển hoạt động PR (Public relations Quan hệ công chúng)

3.2.5.Vận động sự hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách cấp Trung ương

ương và địa phương

Nguồn tài chính đến từ ngân sách nhà nƣớc là một trong ba nguồn kinh phí chính góp phần nâng cao mức độ tự chủ của Làng trẻ em SOS Việt Nam. Bởi vậy, việc nâng cao mức độ tự chủ tài chính không thể thiếu việc tăng cƣờng nguồn thu từ nguồn ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng với các chƣơng trình, dự án Làng thực hiện.

Tính đến năm 2014, Làng trẻ em SOS Việt Nam đang triển khai 67 dự án trên 16 tỉnh thành. Các dự án tập trung vào các mảng chƣơng trình sau:

1. Chƣơng trình chăm sóc theo mô hình gia đình

2. Chƣơng trình hỗ trợ cộng đồng (tăng cƣờng gia đình)

3. Các chƣơng trình giáo dục cấp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các xƣởng nghề, trƣờng nghề.

Phân tích SWOT cho thấy Làng trẻ em SOS Việt Nam hiện đang nắm bắt đƣợc cơ hội thuận lợi khi nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đối với nhóm đối tƣợng yếu thế là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Sự quan tâm này đƣợc thể hiện rõ qua các văn bản Luật, các quyết định, thông tƣ ban hành về việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng nhƣ mức ngân sách phân bổ cho nhóm đối tƣợng này… Tranh thủ thời cơ này, Làng trẻ em SOS Việt Nam đã nhận đƣợc sự hỗ trợ

từ phía Trung ƣơng, địa phƣơng cho cả 3 nhóm chƣơng trình mà Làng đang triển khai thực hiện.

Trong đó, nhóm chƣơng trình chăm sóc theo mô hình gia đình cho đến năm 2013 đã nhận đƣợc sự tài trợ từ ngân sách của 13/16 địa phƣơng (trừ Việt Trì, Thái Bình, Pleiku). Tuy nhiên trong số 13 địa phƣơng trên chỉ có 5/16 địa phƣơng nhận đƣợc thêm cả ngân sách trung ƣơng cho chƣơng trình này. Điều này cho thấy, Làng trẻ em SOS Việt Nam vẫn có thể khai thác và nhận đƣợc sự hỗ trợ từ phía trung ƣơng cho 8/13 địa phƣơng nhận đƣợc ngân sách địa phƣơng còn lại. Nói cách khác, tiềm năng tăng cƣờng sự hỗ trợ tài chính của ngân sách nhà nƣớc đối với Chƣơng trình chăm sóc theo mô hình gia đình vẫn còn rất lớn. Tranh thủ đƣợc điều này, Làng trẻ em SOS Việt Nam lại càng nâng cao đƣợc mức độ tự chủ tài chính trƣớc Làng trẻ em SOS Quốc tế.

Đối với chƣơng trình hỗ trợ cộng đồng, đến năm 2013, Làng SOS Việt Nam đã xin đƣợc 50% tổng kinh phí thực hiện cho 6 dự án đang đƣợc triển khai tại 6 tỉnh thành. Chƣơng trình hỗ trợ cộng đồng là một chƣơng trình mang tính chất phòng ngừa. Tính chất này khác với rất nhiều các chƣơng trình, dự án mang tính khắc phục khác nhƣ chăm sóc và giáo dục trẻ mồ côi, trẻ lang thang, trẻ khuyết tật… Với điểm nổi bật này, đây đƣợc coi là một lợi thế để Làng trẻ em SOS Việt Nam có thể xin đƣợc tài trợ 100% cho chƣơng trình. Hiện, chƣơng trình này mới chỉ xin đƣợc cấp kinh phí ở cấp trung ƣơng, vì vậy nguồn ngân sách địa phƣơng (nhằm giảm thiểu rủi ro cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn) cũng rất tiềm năng để Làng có thể xin tài trợ.

Đối với chƣơng trình giáo dục cấp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, xƣởng nghề và trƣờng nghề, Làng SOS Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin nguồn kinh phí tài trợ khi chỉ xin đƣợc duy nhất nguồn ngân sách từ địa phƣơng, và chỉ đƣợc hỗ trợ tại nhiều nhất là 4 địa phƣơng (2010,2012), 3 địa phƣơng (2011) và 2 địa phƣơng (2013). Nguyên nhân là do các hệ thống giáo dục này đã tự chủ đƣợc gần 70% kính phí hoạt động.

Thêm vào đó các hệ thống các trƣờng trên đƣợc xếp vào nhóm các trƣờng dân lập, cán bộ nhân viên hƣởng lƣơng theo chế độ của Làng trẻ em SOS Quốc tế. Bởi vậy, mặc dù là một trƣờng giáo dục vì mục đích phi lợi nhuận, nhƣng do đƣợc xếp vào nhóm trƣờng dân lập nên việc xin tài trợ cho nhóm chƣơng trình này cũng vấp phải nhiều khó khăn về mặt văn bản quy định. Vừa khó xin tài trợ chính phủ, số lƣợng các cơ sở giáo dục trên toàn quốc đạt 32 cơ sở (Làng còn gọi là dự án), chiếm một nửa số lƣợng dự án mà Làng đang triển khai tại Việt Nam. Điều này đặt ra một gánh nặng rất lớn cho Làng trong việc giải quyết vấn đề kinh phí tự chủ. Để giải quyết bài toán này, có hai phƣơng án có thể đƣợc đƣa ra:

Phương án 1: Tăng số lƣợng học sinh và tăng mức học phí để đạt tỉ lệ tự

chủ 100% theo kế hoạch.

Để tăng số lƣợng học sinh, cần nhận thức rõ số lƣợng học sinh trong 4 năm (2010-2014) luôn duy trì trong khoảng 12.850 học sinh ( = 10.400 học sinh từ cấp 1 đến cấp 3; 2.200 trẻ mẫu giáo; 250 học viên học nghề). Sự không thay đổi nhiều về số lƣợng trong 4 năm liên tiếp cho thấy mức độ thu hút của hệ thống các cơ sở giáo dục này chƣa cao, trong khi mới chỉ đào tạo đƣợc 75-80% công suất tại các cấp học. Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả việc truyền thông hoặc PR đƣợc đề cập trong phần 3.2.2, 3.2.3 có thể góp phần làm tăng tỷ lệ học sinh nhập học. Tuy nhiên, cần lƣu ý nhƣợc điểm của hệ thống các trƣờng giáo dục tại Làng từ cấp 1-3 (chiếm số học sinh đông nhất) là đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình ít bám trụ đƣợc với trƣờng, hay có sự thay đổi giáo viên, trƣờng phải tuyển sinh sau khi các trƣờng công lập đã tuyển sinh xong…

Trong phƣơng án này, việc tăng học phí và các khoản thu khác liên quan đến đào tạo nhƣ học bán trú, học thêm, các hoạt động ngoại khóa… cũng là điều cần làm để đảm bảo thực hiện chiến lƣợc tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục đến năm 2020.

Đây là một phƣơng án cần tính đến để nhận đƣợc sự hỗ trợ của chính quyền và giảm gánh nặng về chi phí hoạt động cho Làng trẻ em SOS Việt Nam.

Bởi khi chuyển giao hệ thống giáo dục từ cấp 1-3 cho chính quyền, trƣờng Hermann Gmeiner sẽ trở thành một trƣờng công lập và đƣợc hỗ trợ kinh phí từ nhà nƣớc. Điều này đem lại lợi ích cho nhà nƣớc khi không phải đầu tƣ về cơ sở vật chất nhƣng lại có đƣợc một cơ sở giáo dục đầy đủ trang thiết bị. Đem lại lợi ích cho cán bộ, nhân viên về chế độ lƣơng, sự ổn định, bảo hiểm xã hội, các cơ chế đào tạo nâng cao trình độ…, giảm số giáo viên xin nghỉ việc để chuyển sang hệ thống các trƣờng công lập. Đồng thời, tạo thế ngang bằng cho trƣờng Hermann Gmeiner khi tuyển sinh do không phải chờ các trƣờng công lập tuyển sinh xong, giúp Làng trẻ em SOS Việt Nam giảm gánh nặng tài chính.

Nhƣ vậy, để giải quyết bài toán tự chủ đối với nguồn kính phí đến từ học phí cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, Làng trẻ em có thể có hai hƣớng tự mình thực hiện hoặc nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Dù lựa chọn bài toán theo cách nào, điểm quan trọng nhất vẫn là ƣu tiên quyền lợi cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn và đảm bảo sự phát triển bền vững của SOS tại Việt Nam.

Tóm lại, có thể thấy để đảm bảo mức độ tự chủ tài chính, ngoài việc phát triển việc gây quỹ, Làng trẻ em SOS Việt Nam vẫn cần phải dựa vào sự hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng. Thiếu nguồn ngân sách này, các chƣơng trình, dự án sẽ không thể triển khai và mở rộng đƣợc với yêu cầu bức thiết phải tự chủ đƣợc 50% theo chiến lƣợc phát triển SOS Việt Nam từ nay đến năm 2020.

*Kết luận Chƣơng 3

Phân tích SWOT phác họa một bức tranh toàn cảnh những điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ những cơ hội và thách thức Làng trẻ em SOS Việt Nam phải đối mặt trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay. Từ đó, nhằm phát huy những điểm mạnh, cơ hội và hạn chế các điểm yếu, thách thức, luận văn đã đƣa ra đƣợc sáu giải pháp cụ thể nhƣ sau: Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng nhân sự Phòng

truyền thông và phát triển Quỹ; Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động truyền thông, gây quỹ và phát triển hoạt động PR (Public Relations – Quan hệ công chúng); Phát triển hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp; Phát triển các hoạt động có thu liên quan đến lĩnh vực hoạt động; và Vận động sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách của trung ƣơng và địa phƣơng. Việc thực hiện những giải pháp đƣợc đề xuất trên đây cần đồng bộ bởi từng giải pháp không chỉ có tác dụng đơn lẻ trong việc thúc đẩy mức độ tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam, mà chúng còn có tác dụng tƣơng hỗ nhau, giải pháp này giúp cho việc thực hiện giải pháp kia đạt hiệu quả cao hơn và ngƣợc lại.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực tự chủ tài chính là một vấn đề đặt ra cho không chỉ riêng một loại hình tổ chức nào, kể cả các tổ chức phi chính phủ vốn hoạt động không vì lợi ích tài chính. Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức phi chính phủ càng cần phải chủ động trong việc tự chủ tài chính để đảm bảo hoạt động hiệu quả khi nguồn tài trợ thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng. Làng trẻ em SOS Việt Nam cũng đang đứng trƣớc bài toán làm thế nào để nâng cao năng lực tự chủ tài chính của Làng. Mặc dù kết quả khảo sát cho thấy, trong suốt 5 năm gần đây (2010- 2014), SOS Việt Nam vẫn luôn luôn nỗ lực để không chỉ đảm bảo tự chủ tài chính mà còn từng bƣớc nâng cao mức độ tự chủ thông qua những hoạt động huy động tài chính từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, mức độ tự chủ đó vẫn còn là cách một khoảng tƣơng đối với chỉ tiêu mà Làng trẻ em SOS Quốc tế đặt ra trong Chiến lƣợc phát triển của SOS Việt Nam đến năm 2020. Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, không còn cách nào khác, Làng trẻ em SOS Việt Nam không thể chỉ cần tiếp tục những hoạt động đã thực hiện mà còn phải có những giải pháp thay đổi để những hoạt động đảm bảo năng lực tự chủ tài chính cho Làng trở nên có hiệu quả hơn. Những nhóm giải pháp đó bao gồm: Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng nhân sự Phòng truyền thông và phát triển Quỹ; Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động truyền thông, gây quỹ và phát triển hoạt động PR; Phát triển hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp; Phát triển các hoạt động có thu liên quan đến lĩnh vực hoạt động; và Vận động sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách của trung ƣơng và địa phƣơng. Những giải pháp này khi đƣợc thực hiện đồng bộ sẽ tạo ra sự tƣơng tác tƣơng hỗ khiến cho hiệu quả nâng cao năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam cao hơn khi chúng đƣợc thực hiện đơn lẻ. Với khả năng thực hiện đồng bộ những giải pháp giúp phát huy đƣợc điểm mạnh, cơ hội, khắc phục đƣợc những điểm yếu, thách thức của Làng trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, chắc chắn Làng trẻ em SOS Việt Nam dễ dàng đạt đƣợc mức tự chủ tài chính 50% trong vài năm tới.

KHUYẾN NGHỊ

Luận văn là công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả để đề xuất những biện pháp nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho Làng trẻ em SOS Việt Nam. Những giải pháp đƣợc đƣa ra trên đây dựa trên việc nghiên cứu những hoạt động mà Làng đang thực hiện để nâng mức độ tự chủ tài chính của Làng đạt chỉ tiêu tự chủ tài chính ở mức 50% mà Làng trẻ em SOS xây dựng trong Chiến lƣợc phát triển bền vững tới năm 2020. Khi đƣa ra những giải pháp này, tác giả đã giả định rằng môi trƣờng kinh tế và chính trị từ nay đến năm 2020 tƣơng đối ổn định, Làng trẻ em SOS Việt Nam phát triển bền vững và ít biến động về cả nhân sự và số lƣợng các dự án/chƣơng trình (không có sự mở rộng các chƣơng trình, dự án mới). Bởi vậy, nếu có nhu cầu sử dụng kết quả nghiên cứu, rất mong Làng trẻ em SOS Việt Nam lƣu tâm.

Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, luận văn có thể đƣợc phát triển theo hƣớng nghiên cứu năng lực tự chủ tài chính cả ở góc độ quản lý quỹ chứ không chỉ ở góc độ tạo dựng nguồn quỹ. Với việc xem xét đầy đủ các khía cạnh của năng lực tự chủ tài chính, luận văn có thể đƣa ra các giải pháp thấu đáo hơn giúp nâng cao năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 130/2005/nđ-cp ngày 17 tháng 10 năm 2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

2. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số

115/2005/nđ-cp ngày 17 tháng 10 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

3. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/nđ-cp ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Frank Jefkins, Phá vỡ bí ẩn PR. Dịch: Nguyễn Thị Phƣơng Anh – Ngô Anh Thy (2007), NXB Trẻ.

5. Đinh Quý Độ (2012), Các tổ chức phi chính phủ quốc tế - Vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu, NXH Khoa học xã hội.

6. Khoa quản lý nhà nƣớc về xã hội - Học viện Hành chính., Giáo trình Quản lý

nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2009.

7. SOS Việt Nam, Báo cáo phát triển Làng trẻ em SOS Việt Nam năm 2013. 8. Nguyễn Văn Thanh (1995), Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Trịnh Phƣơng Thảo (2013), Vai trò của quan hệ công chúng (Public relations)

đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội cho đối tượng yếu thế, Kỷ yếu hội thảo khoa học, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, trang 508-511, ISBN 978604540353-2.

10. Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dƣơng Hà Nội & Quỹ Châu Á,

Đóng góp từ thiện tại Việt Nam, Hà Nội, 2011

11. Viện nghiên cứu Kinh tế, xã hội và môi trƣờng, Báo cáo kết quả nghiên cứu:

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong năm năm qua và định hướng tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

12. CIVICUS, Developing the financial strategy, 2003.

13. Katherine Scott, Funding matters: The impact of Canada’s new funding regime on nonprofit and voluntary organizations, Canadian Council on Social development, 2003.

14. MANGO, Types of funding, 2010.

15. Salamon, Lester and Helmut Anheier, Defining the Nonprofit Secter,

Manchester University Press, 1997.

16. SOS Children’s Villages International, International Annual Report 2013 17. Willetts, Peter, ed, The conscience of the World: The influence of Non- govermental Organizations in the UN system, London: Hurst and Co, p3-5.

18. Woods Bowman, Financial substainablity for non-profit organizations, Tạp

PHỤ LỤC

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU VỀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI LÀNG TRẺ EM SOS VIỆT NAM (PHIẾU SỐ 1)

Thuộc đề tài luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: “Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam”

Thời gian phỏng vấn: 14h30 ngày 18 tháng 4 năm 2014. Địa điểm phỏng vấn: Văn phòng Làng trẻ em SOS Việt Nam

Ngƣời đƣợc phỏng vấn: Bà Hoàng H.H – Trƣởng phòng Truyền thông và phát triển Quỹ, Làng trẻ em SOS Việt Nam.

Em chào chị. Em là học viên lớp Cao học chuyên nghành Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện đang thực hiện đề tài luận văn Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ tài chính của làng trẻ em SOS hà nội (Trang 96 - 115)