Phát triển các hoạt động có thu liên quan đến lĩnh vực hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ tài chính của làng trẻ em SOS hà nội (Trang 93 - 96)

B. Phát triển hoạt động PR (Public relations Quan hệ công chúng)

3.2.4.Phát triển các hoạt động có thu liên quan đến lĩnh vực hoạt động

sinh viên nói riêng và thanh thiếu niên nói chung.

Tóm lại, để hoạt động tình nguyện trở thành chuyên nghiệp cần sự đầu tƣ nghiêm túc về cả thời gian, sức lực của đội ngũ nhân sự của Làng, nhƣng thông qua hoạt động này, không chỉ riêng Làng SOS có đƣợc nguồn nhân lực bên ngoài với nhiều phẩm chất kỹ năng tốt, giảm chi phí để thành lợi ích tài chính, mà còn tạo ra hiệu quả giáo dục đối với thế hệ trẻ của đất nƣớc và phát triển thành những lợi ích xã hội lâu dài.

3.2.4. Phát triển các hoạt động có thu liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Làng của Làng

Làng trẻ em SOS Việt Nam là một thành viên của Làng trẻ em SOS Quốc tế. Có thể nói, mọi hoạt động về chuyên môn, định hƣớng phát triển và các chƣơng trình, dự án mà Làng trẻ em SOS Việt Nam đang thực hiện hiện nay là do sự chỉ đạo chặt chẽ, sự quản lý sát sao của Làng trẻ em SOS Quốc tế.

Hiện nay, dƣới sự quản lý chuyên môn của SOS Quốc tế, Làng trẻ em SOS Việt Nam có duy nhất một hoạt động tạo ra nguồn thu là qua việc giáo dục trẻ trong hệ thống các trƣờng mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trƣờng nghề và các xƣởng nghề. Những hoạt động này đều liên quan mật thiết tới lĩnh vực mà Làng đang hoạt động. Mặc dù nguồn kinh phí này lại quay trở lại phục vụ cho công tác quản lý, giáo dục cho trẻ theo học tại các cơ sở đào tạo, song nếu đứng từ góc độ ngân sách tự chủ, đây là một khoản thu đƣợc tính vào nguồn tài chính tự chủ của Làng.

Nói nhƣ vậy để thấy, mặc dù hoạt động phi lợi nhuận, nhƣng Làng trẻ em SOS vẫn chấp nhận những hoạt động có thu liên quan đến lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ em với điều kiện những khoản thu này không đem lại lợi ích cho cá nhân/tổ chức mà quay trở lại phục vụ cho hoạt động duy trì và phát triển tổ chức.

Điều này thể hiện rất rõ tính chất của một tổ chức phi chính phủ đƣợc trình bày trong phần 1.1.2.

Với tiền đề là sự chấp thuận các hoạt động có thu, tác giả đề xuất một cách thức để tạo ra thu nhập tự chủ cho SOS bằng cách phát triển các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Làng đang hoạt động. Đề xuất này đƣợc đƣa ra bởi hiện nay xu hƣớng mở rộng tìm kiếm các nguồn thu từ việc triển khai các chƣơng trình, hoạt động liên quan đến lĩnh vực của tổ chức đang đƣợc ủng hộ nhằm giúp các tổ chức phi chính phủ đảm bảo sức khỏe tài chính của mình.

Chƣơng II: Financal capacity and source of funding (Năng lực tự chủ tài chính và các nguồn quỹ) đƣợc nêu ra trong cuốn Canadian council on social development, tác giả Katherine Scott đã khẳng định các tổ chức phi chính phủ cũng cần quan tâm tới hình thức “doanh nghiệp xã hội”. Ý tưởng về hình thức “doanh nghiệp xã hội” này theo Drainim (2000) là một cách “cải thiện trí óc và sức lực của tổ chức phi lợi nhuận mà không làm hại đến trái tim” [13, 17]. Bởi hình thức này được coi là một cách đa dạng hóa các nguồn thu nhập, giải quyết những chi phí phát sinh và đáp ứng những yêu cầu mới về dịch vụ cũng như cải tiến hoạt động của tổ chức [13, 17]. Đây là một ý tƣởng tƣơng đối mới đang đƣợc thực hiện ở nhiều tổ chức. Bởi nếu nhƣ giờ đây, các doanh nghiệp kinh doanh thuần túy hay nhắc đến khái niệm trách nhiệm xã hội, thì các tổ chức xã hội cũng bắt đầu nhắc đến khái niệm doanh nghiệp xã hội (áp dụng những gì ƣu việt của kinh doanh sao cho phù hợp với hƣớng đi của tổ chức phi lợi nhuận). Điều này là một sự giao thoa, là một xu hƣớng mà nếu có thể áp dụng đúng hƣớng sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp các tổ chức phi lợi nhuận tiếp tục tồn tại và phát triển mà không phụ thuộc vào những nhà tài trợ.

Nhìn lại SOS Việt Nam, nếu áp dụng đề xuất này, bên cạnh hoạt động giáo dục, Làng trẻ em SOS Việt Nam có thể phát triển những hoạt động có thu khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình để vừa tăng thêm ngân sách tự chủ, vừa tận dụng đƣợc những lợi thế mà Làng có đƣợc.

Ví dụ nhƣ hoạt động sau:

- Hàng năm, vào các ngày Lễ tết nhƣ Trung thu, Tết thiếu nhi, Tết Hàn thực, Tết Nguyên đán… nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Doanh nghiệp, hoặc ngày bất kì… các tổ chức/cá nhân thƣờng xuyên đến thăm và tổ chức các lớp học thủ công cho các mẹ, các mẹ sẽ dạy lại cho các con trong Làng. Các hoạt động thủ công đã đƣợc thực hiện bao gồm: làm tranh cuốn giấy, lớp học Thêu tranh chữ thập, lớp học làm hoa giả, làm túi… Mọi đồ dùng, vật liệu sử dụng trong lớp học cho mẹ và cho các con đều đƣợc tài trợ miễn phí. Các sản phẩm làm ra hiện nay đƣợc dùng để trƣng bày hoặc làm quà tặng cho các nhà tài trợ. Tuy nhiên, những sản phẩm này cũng có thể đƣợc đem ra sử dụng để giao dịch trong các chƣơng trình gây quỹ từ thiện, hội chợ, hoặc đƣa trực tuyến qua

website, mạng xã hội…để thực hiện giao dịch trên đó giống nhƣ cách gây quỹ mà Operation Smile đã làm (đã đƣợc trình bày trong phần 3.2.2). Về nguồn lực hỗ trợ thực hiện hoạt động này, có thể sử dụng ngay chính nguồn lực là tình nguyện viên trong mạng lƣới mà ta đã xây dựng đƣợc nếu thực hiện giải pháp 3.2.4 nói trên. Nhƣ vậy, việc thu hút nguồn tài chính vừa có thể thực hiện gián tiếp qua mạng trực tuyến hoặc trực tiếp bằng cách tổ chức các chƣơng trình, hội chợ… gây quỹ.

Ngoài hoạt động trên đây, Làng trẻ em SOS Việt Nam cần nghiên cứu thêm và đề xuất ra những hoạt động có thu khác liên quan đến việc chăm sóc và

giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Việc nghiên cứu đề xuất này không đơn giản, cần tầm nhìn chiến lƣợc, sáng tạo của Ban Lãnh đạo và hơn hết là sự ủng hộ của Hiệp hội SOS Quốc tế và Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội để sự phát triển của SOS Việt Nam không đi chệch hƣớng. Nhƣng dù sao, đây cũng là một hƣớng đi cần nghiên cứu nhằm giúp Làng có thể mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mà vẫn đảm bảo một phần nguồn thu cho nguồn tài chính tự chủ mà Làng cần huy động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ tài chính của làng trẻ em SOS hà nội (Trang 93 - 96)