CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.3. Đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
1.3.1 Đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán
Về mặt cấu trúc, thành ngữ tiếng Hán có tính ổn định cao, kết cấu chặt chẽ, đặc điểm này cũng tương tự trong thành ngữ tiếng Việt. Trong quá trình sử dụng thành ngữ, nhiều khi các yếu tố của thành ngữ không thể thay thế bằng thành phần khác. Mặc dù nhiều khi trong các tác phẩm văn học, các nhà văn sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo và linh hoạt, không giữ nguyên thành ngữ, nhưng cách sử dụng như thế này khơng mẫu thuẫn với tính ổn định của thành ngữ. Một mặt chúng ta cần thành ngữ ổn định để không nhầm lẫn với các từ khác, mặt khác, chúng ta cũng cần thành ngữ phát triển, diễn biến, hai mặt này thực ra không mẫu thuẫn với nhau. Như vậy, tính ổn định của thành ngữ cũng không phải là tuyệt đối.
Một đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán là hơn 90% thành ngữ tiếng Hán được cấu tạo bởi bốn chữ. Theo Liu jiexiu, sở dĩ hơn 90% thành ngữ tiếng Hán là cấu tạo bởi bốn chữ là vì nó có liên quan mật thiết với quy tắc cấu tạo từ, thanh điệu và văn thơ truyền thống. [38, tr7]Một trong những tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với thành ngữ là Thi
Kinh (诗经), phần lớn bài thơ trong Thi Kinh là câu bốn chữ, trong đó có rất
nhiều câu hiện nay người ta hay sử dụng chúng với tư cách là thành ngữ. Ví dụ, “高高在上” (cao cao tại thượng), “不可救药” (bất khả cứu dược), “逃之 夭夭” (đào chi yểu yểu) v.v. Thầm chí có nhiều trường hợp những bài thơ năm chữ hoặc bảy chữ cũng thu hẹp lại trở thành thành ngữ bốn chữ. Ví dụ, 疾风知劲草 (tật phong tri kình thảo) 疾风劲草 (tật phong kình thảo);
满城风雨近重阳 (mãn thành phong vũ cận trùng dương) 满城风雨
(mãn thành phong vũ).
Về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ tiếng Hán cũng như thành ngữ tiếng Việt, có tính hồn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa. Nghĩa của thành ngữ có hai bậc, một là
nghĩa đen, cịn bậc hai thì là nghĩa biểu trưng được dựa trên nghĩa đen. Ví dụ thành ngữ “叶公好龙” (diệp cơng hiếu long), nghĩa đen của thành ngữ này là nói ơng diện cơng thích rồng, thành ngữ này thường là dùng để chỉ ra vẻ u thích bên ngồi, cịn thực chất bên trong thì khơng. Cho nên, trong khi sử dụng thành ngữ chúng ta không thể chỉ dựa vào nghĩa đen mà sử dụng chúng.
Một đặc điểm nữa đáng kể của thành ngữ tiếng Hán là trong thành ngữ còn để lại rất nhiều dấu ấn lịch sử. Cụ thể được thể hiện ở ba mặt:
Một là về mặt ngữ pháp, trong thành ngữ tiếng hán còn sử dụng rất nhiều hư từ và quy tắc ngữ pháp của tiếng Hán cổ. Ví dụ thành ngữ “天府之国” (thiên phủ tri quốc), chỉ thành phố thành đơ, trong đó “之” (tri) là một trợ từ. Thành ngữ “能者为师” (năng giả vi sư), nghĩa là người có năng lực cao thì có thể làm thầy, trong đó “者” (giả) là một đại từ. Có một số từ trong thành ngữ có sự chuyển đổi về từ loại so với tiếng Hán hiện đại, ví dụ thành ngữ “兵不 血刃” (binh bất huyết nhẫn), hình dung thắng lợi dễ dàng, trong đó “血” (huyết, nghĩa là máu) trong tiếng hán hiện đại là một danh từ, trong thành ngữ này “血” (huyết) là động từ, nghĩa là “使...沾血” (khiến...thấm máu).
Hai là về mặt ngữ nghĩa, trong thành ngữ tiếng Hán còn để lại nhiều từ với nghĩa cổ. Ví dụ thành ngữ “赴汤蹈火” (phó thang đạo hoả), hình dung xơng vào nơi dầu sơi lửa bỏng, trong đó “汤” (thang) trong tiếng Hán hiện đại chỉ canh, nhưng trong thành ngữ này “汤” (thang) sử dụng nghĩa cổ, chỉ nước nóng. Thành ngữ “兵不血刃” (binh bất huyết nhẫn), hình dung thắng lợi dễ dàng, trong đó “兵” (binh) trong thành ngữ này nghĩa là vũ khí, nhưng trong
tiếng Hán hiện đại “兵” nghĩa là quân nhân.
Ba là về mặt nguồn gốc, thành ngữ tiếng Hán phần lớn có xuất xứ từ văn ngơn. Ví dụ: thành ngữ “三顾茅庐” (tam cố mao lư), nghĩa là ba lần đến mời, xuất xứ từ《三国志》(Tam quốc chí); thành ngữ “窈窕淑女” (yểu điệu thục nữ), hình dung cơ gái xin đẹp, xuất xứ từ《诗经》(Thi kinh); thành ngữ “雷霆
万钧” (lơi đình vạn qn), ví với khí thế mạnh mẽ, xuất xứ từ《汉书》(Hán
thư); thành ngữ “金玉良缘”(kim ngọc lương duyên), ví nhân duyên tốt đẹp, xuất xứ từ《红楼梦》(Hồng lâu mộng).
Về đặc trưng dân tộc của thành ngữ tiếng Hán, theo Ma guofan, tính dân tộc của thành ngữ được thể hiện ở hai mặt. Một là nội dung của thành ngữ, hai là hình thức của thành ngữ.[41] Đi vào cụ thể là thành ngữ tiếng Hán, về mặt hình thức, thành ngữ tiếng Hán phần lớn là bốn chữ, cấu trúc đối xứng là một dạng rất phổ biến, khiến cho thành ngữ dễ đọc dễ nhớ, phù hợp với thói quen thẩm mỹ của người Hán. Nội dung của thành ngữ thì có phản ánh các phương diện trong cuộc sống cũng như văn hoá của dân tộc Hán. Trong thành ngữ tiếng Hán có phản ánh các mặt trong cuộc sống hàng ngày như trang phục, ẩm thực, nhà cửa, đồ dùng, phương tiện đi lại v.v. Không chỉ như vậy, cách tư duy và cách tri nhận thế giới của dân tộc cũng được thể hiện qua thành ngữ. Mỗi dân tộc có một kho tàng thành ngữ riêng, khi đi đối chiếu thành ngữ của các dân tộc, tính dân tộc được thể hiện rất rõ trong thành ngữ. Ví dụ trong tiếng Hán có rất nhiều thành ngữ liên quan đến “茶” (trà), “茶禅 一味” (trà thiền nhất vị), biểu thị ý nghĩa của uống trà đối với ngồi thiền; thành ngữ “三茶六饭” (tam trà lục phạn), hình dung chăm sóc rất kỹ về mặt
ẩm thực; thành ngữ “清茶淡话” (thanh trà đạm thoại), miêu tả cuộc sống thanh cao, tao nhã. Những thành ngữ trên có thể thể hiện vai trị quan trọng của trà đối với dân tộc Hán. Đây chính là một dấu ấn mang tính dân tộc trong thành ngữ.