Sự khác biệt và sự giống nhau về đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ hán – việt có yếu tố chỉ ẩm thực (Trang 36 - 37)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3. Đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

1.3.3 Sự khác biệt và sự giống nhau về đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán

Về chất liệu, thành ngữ tiếng Việt gồm những yếu tố liên quan chặt chẽ với cuộc sống hàng ngày của người Việt. Ví dụ các thành ngữ liên quan đến ẩm thực ba cơm bẩy mắm, cơm thừa canh cạn, có gan ăn muống có gan lội hồ, chồng ăn chả, vợ ăn nem, xôi hỏng bỏng không v.v. Các thức ăn trong thành ngữ trên đây như rau muống, chả, nem, xôi cơm là những đồ ăn hàng ngày của người Việt. Trong đó, lương thực chính của người Việt là gạo, cho nên các thành ngữ có yếu tố cơm, gạo chiếm tỷ lệ rất cao. Dựa vào ý nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, chúng ta có thể nhìn thấy phong tục tập quán, tư tưởng, cách sống, kinh nghiệm cuộc sống...của người Việt. Ví dụ cá không ăn muối ca ươn là kinh nghiệm được rút ra từ cách chế biến thực phẩm, thành ngữ này chỉ những người tự phụ, tự cao, không nghe lời khuyên của người có kinh nghiệm. Thành ngữ được cheo hỏng cưới, phản ánh phong tục tập quán liên quan đến đám cưới. Thành ngữ công cha nghĩa mẹ phản ánh quan niệm “hiếu” của người Việt. Thành ngữ “hiền lành như bụt” thì thể hiện một trong những tín ngưỡng của người Việt. Có thể nói các phương diện trong cuộc sống người Việt đều có thể hiện trong thành ngữ. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy, các yếu tố liên quan đến nông nghiệp xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt. Ví dụ thời tiết, nông cụ, động vật như con trâu, con ếch, con ốc, lương thực như cây lúa, hạt gạo v.v. Các từ như ruộng, đồng, ao cũng có tần số xuất hiện khá cao. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể: ăn một bát cháo, chạy ba quãng dồng; ba bò chín trâu; gạo bồ thóc đống; cày sâu cuốc bẫm; như hạn mong mưa; tròn như cối xay; răng như bàn cuốc; đánh bùn sang ao... Những thành ngữ này chính là dấu ấn của văn hoá nông nghiệp lúa nước.

1.3.3 Sự khác biệt và sự giống nhau về đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt tiếng Việt

tính ổn định cao nhưng tỷ lệ các thành ngữ bốn chữ trong tiếng Hán rất cao, đặc điểm này rất nổi bật.

b) Về mặt ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt đều có nghĩa đen và nghĩa biểu trưng.

c) Về nguồn gốc, thành ngữ tiếng Hán phần lớn có xuất xứ trong khi thành ngữ tiếng Việt phần lớn hiện này không tìm được xuất xứ nữa. Thành ngữ tiếng Việt có một khói lượng lớn là thành ngữ có nguồn gốc Hán.

d) Cả thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt đều có rất nhiều dấu ấn lịch sử. Trong thành ngữ tiếng Hán thì các dấu ấn lịch sử được thể hiện qua ngữ pháp, ngữ nghĩa và nguồn gốc; trong thành ngữ tiếng Việt thì các dấu ấn lịch sử chủ yếu là dựa vào nội dung hoặc chất liệu của thành ngữ.

e) Thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt đều thể hiện đặc trưng văn hoá – dân tộc của người Hán và người Việt. Trong đó, thành ngữ tiếng Hán có phản ánh khá nhiều về cuộc sống chính trị, câu truyện lịch sử v.v. Còn thành ngữ tiếng Việt thì gần gũi với cuộc sống hàng ngày của dân tộc Việt, có khá nhiều nội dung liên quan đến nông nghiệp, thiên nhiên. Đáng chú ý là, có rất nhiều thành ngữ tiếng Việt liên quan đến phật giáo, trong khi thành ngữ tiếng Hán thì ít thấy hiện tượng này, đây cũng thể hiện tính quan trọng của phật giáo đối với dân tộc Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ hán – việt có yếu tố chỉ ẩm thực (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)