Tính dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ hán – việt có yếu tố chỉ ẩm thực (Trang 81 - 82)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt

3.3.1 Tính dân tộc

Sau khi khảo sát nhóm thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt, chúng tôi cho rằng tính dân tộc là một đặc điểm nổ bật nhất. Tính dân tộc chủ yếu được thể hiện qua hai mặt, một là “vật liệu xây dựng” của thành ngữ, tức các yếu tố trong thành ngữ; hai là ý nghĩa của thành ngữ. Về phần “vật liệu xây dựng” trong thành ngữ, chúng tôi đã chỉ ra một số yếu tố chỉ ẩm thực tiêu biểu trong bảng 3.2, những “vật liệu xây dựng” này gần như hoàn toàn lấy được cuộc sống hàng ngày của dân tộc Việt. Ví dụ: cơm dẻo canh ngọt, đắt

như tôm tươi, ép như ép giị, giữ bụt ăn oản, ăn ốc nói mị, khơng ưa dưa có giịi, một tiền gà ba tiền thóc, ngọt như mía lùi, rơi như sung rụng, xôi hỏng bỏng hỏng, ba cơm bẩy mắm, bẻ hành bẻ tỏi, chắc như cua gạch, chặt đầu cá vá đầu tơm, có cháo địi chè... Các loại đồ ăn xuất hiện trong thành ngữ toàn

là những thứ thân thiện, quen thuộc đối với người Việt. Thử đối chiếu các yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán, chúng ta có thể nhận ra ngay những yếu tố nào là thuộc về dân tộc Việt. Xét về mặt nghĩa của thành ngữ, nghĩa của thành ngữ đều là những tri thức, kinh nghiệm, phán đoán, triết lý được rút ra từ cuộc sống của người Việt. Ví dụ thành ngữ con sâu bỏ rầu nồi canh có nghĩa là một người khơng tốt, có khuyết điểm làm xấu lây những người sống cùng tập thể. Thành ngữ há miệng chờ sung thơng qua một hành động để nói về sự lười biếng, chịu ăn sẵn bằng cách cầu may. Thành ngữ rành rành như canh nấu hẹ, vì mùi vị riêng của canh rau hẹ khiến người ta không thể lẫn

lộn với thứ canh khác, cho nên, thành ngữ này có nghĩa là rất rõ ràng, cụ thể, không giấu giếm được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ hán – việt có yếu tố chỉ ẩm thực (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)