Sức khỏe sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên của hội phụ nữ cơ sở ( nghiên cứu trường hợp tại xã hòa hậu, lý nhân, hà nam) (Trang 28 - 29)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.2. Sức khỏe sinh sản

Khái niệm SKSS đã được chấp nhận và được chính thức hóa trong phạm vi tồn Thế giới từ hội nghị Cairo 4/1994: “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn khỏe

mạnh cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội khơng chỉ là khơng có bệnh tật hoặc tàn phế về tất cả những gì liên quan tới hệ thống, chức phận và quá trình sinh sản. Như thế, sức khỏe sinh sản có nghĩa là mọi người có thể có cuộc sống tình dục an tồn, hài lịng, họ có khả năng sinh sản, tự do quyết định có sinh con hay khơng, sinh con khi nào và sinh bao nhiêu con” . [7]

Từ khái niệm trên, SKSS được hiểu là có những hàm ý sau đây:

 Con người có quyền có một cuộc sống tình dục thỏa mãn và an tồn  Họ có thể tận hưởng năng lực sinh sản của mình

 Có quyền tự do quyết định có sinh hoạt tình dục khơng

 Quyền được nhận thơng tin, quyền tiếp cận và lựa chọn các biện pháp kế

hoạch hóa gia đình an tồn, hiệu quả, phù hợp với kinh tế.

 Quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS thích hợp giúp cho người phụ

nữ vượt qua thời gian có thai và sinh con một cách an tồn và cung cấp cho các đơi vợ chồng một cơ hội tốt nhất để có đứa con khỏe mạnh.

Sức khoẻ sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có cả khía cạnh liên quan đến sức khoẻ tình dục. Hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản của con người được hình thành, phát triển, và tồn tại trong suốt cuộc đời. Sức khoẻ sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nam giới và nữ giới. Quá trình

sinh sản và tình dục là một q trình tương tác giữa hai cá thể, nó bao hàm sự tự nguyện, tinh thần trách nhiệm và sự bình đẳng.

Sức khỏe sinh sản được cấu thành bởi 10 vấn đề trọng tâm sau, có liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau:

 Kế hoạch hóa gia đình  Làm mẹ an tồn

 Phịng tránh thai, phá thai an tồn

 Phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, HIV/AIDS  Chăm sóc SKSS vị thành niên

 Ung thư tử cung, ung thứ vú  GD tình dục

 Vơ sinh

 Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS  Truyền thông giáo dục rộng rãi về SKSS

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, dựa trên cơ sở nhóm đối tượng là học sinh đang trong giai đoạn VTN, người nghiên cứu tập trung nghiên cứu 4 nội dung được cho là phù hợp và cần thiết nhất đối với lứa tuổi này: “SKSS với các vấn đề những biểu hiện tuổi dậy thì, vấn đề tình yêu tình dục, các BPTT và phá thai an tồn, các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên của hội phụ nữ cơ sở ( nghiên cứu trường hợp tại xã hòa hậu, lý nhân, hà nam) (Trang 28 - 29)