Nhân viên Công tác Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên của hội phụ nữ cơ sở ( nghiên cứu trường hợp tại xã hòa hậu, lý nhân, hà nam) (Trang 32)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.5. Nhân viên Công tác Xã hội

Theo Linderman (1992): “Nhân viên công tác xã hội là cầu nối giữa những người được hưởng đặc ân và những người không được hưởng đặc ân, là người trợ giúp trong các mối quan hệ của con người và trong công việc với các lực lượng của cộng đồng; là người tạo sự ngang bằng cho các cơ hội, là sự cứu tinh cho những điều không đúng, là nhà giáo dục về giá trị và là nhà lý tưởng hóa cuộc sống”.

Theo Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp Quốc tế (IASW): “Nhân viên công tác xã hội là người được đạo tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các thân chủ nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các thân chủ tiếp cận được các nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng động thơng quan hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”.

Nhân viên CTXH là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về Cơng tác xã hội có bằng cấp chun mơn. Đó là những cán bộ, những chuyên gia có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức hành động nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, góp phần tích cực vào q trình cải thiện, tăng cường chất lượng cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội. Cán bộ CTXH chuyên nghiệp không chỉ biết hướng vào những nhóm cư dân yếu thế nhằm hỗ trợ, bảo vệ và tăng cường năng lực tự chủ của họ mà còn xây dựng những chương trình, giải pháp khoa học nhằm bảo vệ toàn xã hội, toàn thể dân cư. Do tính chất đặc thù của ngành nghề CTXH, đòi hỏi người cán bộ CTXH chuyên nghiệp phải là người biết kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực tiễn, thành thạo các phương pháp và kỹ năng chuyên môn.[20]

Như vậy, có thể hiểu nhân viên cơng tác xã hội là những người được đào tạo, có kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. Nhân viên công tác xã hội thực hành nghề nghiệp ở nhiều lĩnh vực với nhiều vai trò khác nhau để trợ giúp những thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) tự giải quyết vấn đề xã hội để vươn lên hòa nhập cộng đồng và tiến tới phát triển.

Nói đến nhân viên xã hội trong mơ hình là nói đến các vai trị của nhân viên xã hội đối với vai trị đó.Người nhân viên xã hội khơng phải là trung tâm của sự chú ý hay không phải là đối tượng hưởng lợi từ mơ hình mà nói đến nhân viên xã hội trong mơ hình là đề cao vai trị của họ trong việc sáng lập, dẫn dắt đối tượng hưởng lợi đi đúng hướng với mục đích, mục tiêu của mơ hình đề ra bằng việc thực

hiện các vai trị như cầu nối, giáo dục, liên kết nguồn lực....đồng thời nhân viên xã hội cũng là người giải quyết mâu thuẫn, khó khăn nảy sinh trong q trình thực thi mơ hình.

Với tư cách là một nhân viên CTXH, người nghiên cứu ứng dụng kiến thức và kỹ năng, vai trị, đạo đức của mình tiến hành tìm hiểu, đánh giá hiệu quả hoạt động mơ hình giáo dục SKSS cho VTN của hội phụ nữ xã Hịa Hậu, từ đó đưa ra những hỗ trợ để cùng hội phụ nữ tìm kiếm được các định hướng đúng đắn để hồn thiện mơ hình giáo dục SKSS cho VTN tại địa phương.

1.1.6. “Vai trị của nhân viên Cơng tác Xã hội” trong mơ hình giáo dục Sức khỏe Sinh sản cho trẻ Vị thành niên

Vai trị có nghĩa là: “ Chức năng, tác dụng của cái gì đó hoặc của ai trong sự

vận động, phát triển của nhóm, tập thể nói chung: vai trò của tổ chức quần chúng[…].” [4].

Nói như vậy vai trị nhân viên Cơng tác Xã hội được hiểu là chức năng, tác dụng của họ đối với sự vận động phát triển của nhóm hoặc cộng đồng. Với đặc thù là nghề trợ giúp xã hội, công tác xã hội hướng trọng tâm vào trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi, phát triển các chức năng, và đạt được những giá trị phù hợp trong xã hội, để đạt được những chức năng đó cơng tác xã hội cần được thực hiện thông qua các vai trò của nhân viên xã hội trong tiến trình làm việc thực tế. Với mỗi đối tượng cụ thể có những vấn đề khác nhau vì vậy mà vai trị của nhân viên xã hội trong tiến trình trợ giúp cũng khác nhau. Theo cuốn Cơng tác Xã hội đại cương ( 2015), về cơ bản vai trò của nhân viên xã hội bao gồm:

- Người tạo khả năng

- Người điều phối- kết nối dịch vụ - Người giáo dục

- Người biện hộ

- Người tạo môi trường thuận lợi - Người đánh giá và giám sát. [ 17]

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, vai trò của nhân viên xã hội trong mơ hình giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ Vị thành niên được xem xét đánh giá trên các vai trò cơ bản như sau:

- Người tổ chức: Trong quá trình xem xét, đánh giá mơ hình giáo dục SKSS cho trẻ Vị thành niên được thực hiện bởi các cán bộ hội phụ nữ xã Hòa Hậu, người nghiên cứu đã đánh giá vai trò tổ chức của các cán bộ tổ chức và thực hiện mơ hình, trong mơ hình đó các cán bộ hội đã tổ chức các hoạt động gì, triển khai nội dung giáo dục như thế nào? Vị thành niên trong xã đánh giá như thế nào về quá trình tổ chức mơ hình của cán bộ hội?. Bản thân cán bộ hội đã hài lịng với q trình tổ chức của mình chưa? Nhân viên xã hội đưa ra một số can thiệp để giúp đỡ cán bộ hội hồn thiện vai trị người tổ chức của mình.

- Người giáo dục: Trong vai trị này người nghiên cứu đi tìm hiểu đánh giá của vị thành niên về nội dung SKSS, phương pháp giảng dạy, tinh thần và trách nhiệm của cán bộ hội trong quá trình giảng dạy cho trẻ VTN, từ đó nhân viên xã hội tìm hiểu nhu cầu hồn thiện vai trị này của cán bộ tổ chức mơ hình, đồng thời đưa một số can thiệp để hỗ trợ cán bộ tổ chức hồn thiện vai trị người giáo dục trong mơ hình giáo dục SKSS cho trẻ VTN tại xã.

- Người liên kết nguồn lực: Đối với một mơ hình mang lợi ích cho cộng đồng việc liên kết, kết nối nguồn lực là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của mơ hình, vì vậy trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu đi tìm hiểu vai trị này của cán bộ tổ chức từ đó tìm hiểu nhu cầu hồn thiện vai trị của cán bộ hội và đưa ra một số can thiệp hỗ trợ cán bộ tổ chức mơ hình hồn thiện vai trị.

- Người tạo sự thay đổi: Một mơ hình hoạt động vì lợi ích cộng đồng làm cho đối tượng hưởng lợi thay đổi quan điểm, hành vi là mơ hình đã thành cơng, vì vậy vai trị người tạo sự thay đổi là rất cần thiết, trong giới hạn luận văn của mình người nghiên cứu đi tìm hiểu vai trị này của cán bộ hội thông qua sự thay đổi của vị thanh niên trước và sau khi tham gia mơ hình, từ đó đưa ra một số can thiệp để hồn thiện vai trị này của cán bộ tổ chức và thực hiện mơ hình.

1.1.7. Hội phụ nữ cơ sở

Khá niệm về cấp cơ sở.

lãnh thổ thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ luôn là vấn đề quan trọng. Ở Việt Nam, vấn đề này được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng và được quy định trong Hiến pháp – văn bản có tính pháp lý cao nhất. Theo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2002 và Luật Tổ chức HĐND và UBND, chính quyền địa phương được tổ chức thành 3 cấp:

- Chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)

- Chính quyền cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)

- Chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)

Chính quyền cấp xã là chính quyền gần dân nhất, được gọi là chính quyền cơ sở trong hệ thống chính quyền 4 cấp. Gọi chính quyền cấp xã là chính quyền cấp cơ sở bởi những lý do sau:

Thứ nhất, cấp này thoả mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành của một cấp chính quyền:

- Được Nhà nước trao cho chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thay mặt cho Nhà nước quản lý cơng việc địa phương

- Có cơ chế bầu cử cán bộ địa phương - Có tính tự quản nhất định

- Chịu sự kiểm sốt của chính quyền cấp trên

Thứ hai, đây là cấp chính quyền thấp nhất, khơng có cấp chính quyền nào

thấp hơn chính quyền xã, phường, thị trấn. Đây là cấp gần dân nhất, sâu sát nhân dân nhất so với các cấp chính quyền khác.

Thứ ba, cấp xã là nền móng của bộ máy nhà nước, là cái gốc của hệ thống

chính quyền nhà nước 4 cấp.

Mặc dù là cấp thấp nhất nhưng chính quyền cơ sở có một vai trị rất quan trọng trong hệ thống chính quyền 4 cấp và vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính trị cơ sở nói riêng.

Khái niệm về Hội phụ nữ:

Theo Điều lệ Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội) là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền

và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.

Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.

Từ những tổ chức tiền thân cho đến ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ,

phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hội phụ nữ cấp cơ sở:

Theo Điều 10 Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2012 – 2017 được Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI ngày 14 tháng 3 năm 2012 thơng qua thì: Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có hệ thống tổ chức gồm 4 cấp tương ứng với các cấp quản lý hành chính nhà nước:

1. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam gồm có 4 cấp: a. Trung ương

b. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (gọi chung là cấp tỉnh) c. Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện);

d. Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp cơ sở)

Cơ quan chuyên trách Hội cấp Trung ương, tỉnh, huyện là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc Ban thường vụ cùng cấp.

Đây là một hệ thống tổ chức được thành lập tương đương với hệ thống hành chính Nhà nước. Dưới ban chấp hành cơ sở có chi hội và tổ phụ nữ. Chi Hội và tổ phụ nữ không phải là một cấp Hội.

Như vậy, có thể nói Phụ nữ cấp cơ sở trong nghiên cứu này là người làm nghiệp vụ công tác Hội ở các xã, phường, thị trấn – nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động của Hội Liên Hiệp phụ nữ. Cán bộ phụ nữ cấp cơ sở bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch và Ủy viên ban chấp hành Hội phụ nữ xã.

Theo Robert L. Banker nguồn lực ( resource) được hiểu như sau: Nguồn lực là bất kì các dịch vụ hoặc hàng hóa nào sẵn có đều có thể được huy động để hỗ trợ thỏa mãn nhu cầu. Một kĩ năng cơ bản của các nhân viên xã hội là khả năng của họ để biết và sử dụng các nguồn lực cộng đồng sẵn có để hỗ trợ cho các khách hàng của họ. Các nguồn lực được nhân viên xã hội sử dụng bao gồm các cơ quan xã hội khác, các chương trình của chính phủ, các nhóm tự giúp đỡ chuyên nghiệp hoặc tình nguyện khác nhau, những người trợ giúp tự nhiên, các cá nhân trong cộng đồng đó là người có phẩm chất và động cơ để có thể giúp đỡ khách hàng [ 22, 370].

Như vậy, nguồn lực được hiểu là tất cả các dịch vụ xã hội, cơ sở vật chất sẵn có trong cộng đồng, các tổ chức, cá nhân có đầy đủ phẩm chất và động cơ muốn giúp đỡ khách hàng. Nguồn lực hồn thiện mơ hình giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên trong xã Hòa Hậu là tất cả dịch vụ liên quan đến chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên, các cơ sở vật chất hiện có trong xã có thể hỗ trợ cho cơng tác hồn thiện mơ hình, các tổ chức, cá nhân trong xã có năng lực, hiểu biết về SKSS, có tấm lịng mong muốn đóng góp sức lực vào cơng tác chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên trong xã.

Để có được nguồn lực để hỗ trợ công tác hồn thiện mơ hình giáo dục SKSS cho trẻ VTN địi hỏi cán bộ hội phụ nữ phải có khả năng để huy động các nguồn lực tham gia vào cơng tác hồn thiện mơ hình có như vậy mới thực sự mang lại hiệu quả.

1.2. Lý thuyết ứng dụng

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu Maslow

“Nhu cầu là một phần quan trọng trong bản thân của mỗi con người. Mọi giá trị, niềm tin và tập tục của con người là khác biệt tùy theo từng quốc gia hay từng nhóm người, tuy nhiên tất cả mọi người có những nhu cầu chung giống nhau”. [24]

Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là “lý thuyết về thang bậc nhu cầu” của con người. Thuyết về thang phân cấp nhu cầu của

ông được chia thành 5 bậc: từ nhu cầu vật chất đến nhu cầu hoàn thiện và phát huy tiềm năng của bản thân.

 Các nhu cầu về sinh lý: ăn, ngủ...  Các nhu cầu về an toàn an sinh.  Nhu cầu về xã hội văn hoá.  Nhu cầu tự trọng

 Nhu cầu tự thể hiện, tự khẳng định.

Maslow chỉ ra rằng mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nhất định. Mỗi cá nhân khác nhau trong hồn cảnh khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau và ở cấp bậc khác nhau, nhưng phải đáp ứng được nhu cầu bậc thấp mới đi đến đáp ứng được nhu cầu bậc cao hơn.

Hay cuốn Công tác Xã hội đại cương (2015) khi phân tích về thuyết nhu cầu của Maslow đã chỉ ra rằng: “ Khi xác định được những nhu cầu nào là quan trọng và cần được đáp ứng đầu tiên, nhân viên xã hội có cơ sở thiết lập kế hoạch can thiệp và huy động nguồn lực liên quan. Nói cách khác, q trình thực hành cơng tác xã hội là quá trình trợ giúp thân chủ trong việc đáp ứng và tự đáp ứng một cách bền vững những nhu cầu còn thiếu hụt”. [17]

Vận dụng thang nhu cầu của Maslow vào đề tài nghiên cứu, tìm hiểu mơ hình giáo dục SKSS cho trẻ VTN của hội phụ nữ xã Hịa Hậu hiện nay có một ý nghĩa đáng kể, nó giúp người làm nghiên cứu xác định tại thời điểm trẻ bước vào tuổi VTN, bậc thang nhu cầu của các em giai đoạn này chính là: “nhu cầu về sinh lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên của hội phụ nữ cơ sở ( nghiên cứu trường hợp tại xã hòa hậu, lý nhân, hà nam) (Trang 32)