Các công cụ thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an ninh của mỹ đối với khu vực đông nam á dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 49 - 52)

1.2.2 .Can thiệp quân sự nước ngoài

2.2. Các công cụ thực hiện chính sách

Trong các văn kiện chính thức như “Sự can dự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 28 tháng 10 năm 2010 tại Honolulu; “Thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ” đăng trên tạp chí Foreign Policy số ra ngày 11 tháng 10 năm 2011; Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã công bố chi tiết về chiến lược can dự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo đó, chiến lược “xoay trục” sang châu Á, trong đó lấy Đông Nam Á làm trung tâm được dựa trên các cơ sở là:

Các lực lượng quân sự Mỹ và các căn cứ quân sự tại chỗ, hệ thống đồng minh, các đối tác chiến lược tiềm năng và các thể chế khu vực.

Các lực lượng quân sự Mỹ và các căn cứ quân sự tại chỗ

Với 2/5 đồng minh Đông Nam Á thuộc khu vực châu Á, Mỹ có một nền tảng khá mạnh tại khu vực. Mỹ từng có hai căn cứ quân sự lớn đặt tại Đông Nam Á là: Căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ vịnh Subic và căn cứ Không quân Clark. Clark là căn cứ quân sự của Mỹ từ năm 1903 đến 1991 nằm trên một diện tích 37 km2 với vùng mở rộng 596km2 về phía Bắc (cách thủ đô Manila 40 dặm)73. Căn cứ này là một đồn lũy của các lực lượng Mỹ và Philippines từ cuối chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1975 và từng là xương sống cho các hoạt động hỗ trợ hậu cần trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Căn cứ Subic từng là cơ sở lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đồng thời cũng là cơ sở quân sự hải ngoại lớn nhất của Quân đội Hoa Kỳ sau khi căn cứ Không quân Clark tại thành phố Angeles (Philippines) đóng cửa vào năm 199174. Hiện nay, Mỹ không còn duy trì các căn cứ quân sự cố định tại Đông Nam Á tuy nhiên, hình thức hợp tác mới cho thấy Mỹ có xu hướng triển khai

73Căn cứ Không quân Clark, Wikipedia, truy cập ngày 28/1/2013

các lực lượng đồn trú luân phiên tại các căn cứ của các đồng minh Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, khu vực Đông Nam Á là nơi diễn ra các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vực, tiêu biểu như “Balikatan”(Vai kề vai, Cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines); “Cobra Gold” (Hổ mang vàng, cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ và Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc); “CARAT” (Cuộc tập trận song phương thường niên giữa Hạm đội 7 và các quốc gia ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Campuchia); “SEACAT”(Cuộc diễn tập thường niên hợp tác chống khủng bố giữa Hải quân Mỹ và hải quân 6 nước ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan); “Cope Taufan” (Cơn bão lớn, cuộc tập trận tổ chức hai năm một lần giữa Không lực Malaysia và Không lực Mỹ); “Commando Sling” (Cuộc diễn tập song phương thường niên Mỹ - Singapore). Đối với Mỹ, các cuộc tập trận này chính là một trong những biểu tượng quan trọng cho cam kết quân đội của Mỹ về việc duy trì hòa bình và an ninh, khẳng định quan hệ liên minh gắn bó với các quốc gia Đông Nam Á.

Hệ thống đồng minh

Quan hệ đồng minh được coi là “điểm tựa” cho sự can dự của Mỹ đối với châu Á. Trong chiến lược “tái cân bằng”, quan hệ hợp tác giữa Mỹ và 5 quốc gia hiệp ước là Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines sẽ không ngừng được tăng cường. “Sức ảnh hưởng và vị trí lãnh đạo của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang được thể hiện thông qua những nước này” (Hillary Clinton, 2011). Cũng giống như các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, quan hệ liên minh giữa Mỹ và các đồng minh truyền thống Thái Lan và Philippines là nền tảng đảm bảo cho sự hiện diện quân sự

bền vững của Mỹ tại Đông Nam Á (NSS -2010). Tuy nhiên, do những thách thức và các vấn đề mới phát sinh, việc tăng cường và củng cố cơ cấu liên minh song phương là mục tiêu hàng đầu để các cam kết an ninh của Mỹ trở nên đáng tin cậy, cũng như phát huy vai trò hiệu quả của các đồng minh trước một thế giới đang có nhiều thay đổi. Nằm trong quá trình biến đổi liên minh, sự can dự của Mỹ với các đồng minh Đông Nam Á được khẳng định sẽ thực hiện trên nhiều phương diện: từ chính trị, kinh tế, môi trường đến các vấn đề an ninh. Song, bên cạnh sự biến đổi toàn diện đó, một điểm đáng chú ý là nỗ lực của Mỹ trong các đề xuất cụ thể như trong việc quay lại các căn cứ quân sự cũ như U-Tapao của Thái Lan, Subic và Clark của Philippines.

Đối với mô hình hợp tác này, Mỹ hướng đến ba nguyên tắc: 1) Duy trì sự đồng thuận về các mục tiêu cốt lõi của các đồng minh; 2) Bảo đảm quan hệ đồng minh linh hoạt và thích ứng nhanh để có thể đối phó thành công với các thách thức cũng như tranh thủ các cơ hội mới; 3) Bảo đảm khả năng phòng thủ và hạ tầng thông tin để có thể răn đe bất cứ sự khiêu khích nào từ các thực thể nhà nước và phi nhà nước (Hillary Clinton, 2011)

Các đối tác chiến lược tiềm năng

Một điểm mới trong chiến lược “tái cân bằng”, Mỹ tăng cường quan hệ với các chủ thể mới nổi của khu vực Đông Nam Á, cụ thể: tiến hành xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với Indonesia; tăng cường quan hệ đối với các đối tác lâu dài (Singapore) và tìm kiếm mối quan hệ tiềm năng với các đối tác mới (Việt Nam và Malaysia) (QDR-2010)

Mô hình hợp tác này, xuất phát từ vai trò ngày càng gia tăng của các chủ thể mới nổi trong khu vực và trong kế hoạch huy động các cố gắng tập thể của Mỹ nhằm đối phó với các thách thức mới phát sinh. Mỹ sẽ tiếp tục

phát triển quan hệ sẵn có với Singapore, như triển kế hoạch triển khai các tàu thủy quân lục chiến tới cảng Changi. Quan hệ với Indonesia được coi là “mối quan hệ đặc biệt” và là cầu nối cho quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á, đặc biệt là thế giới Hồi giáo. Đối với Việt Nam, kể từ năm 2009, các quan chức quân sự Mỹ và Việt Nam bắt đầu tiến hành ngày càng nhiều những cuộc đối thoại, trao đổi, giao lưu về an ninh và quốc phòng. Sự gia tăng tần suất thăm viếng với Việt Nam và Malaysia được cho là xuất phát từ sự cần thiết của Mỹ trong việc hợp tác với các quốc gia sở hữu những vị trí chiến lược trong các vùng biển nhộn nhịp của thế giới.

Tăng cường can dự vào các thể chế khu vực

Mỹ tin rằng việc đối phó với các thách thức xuyên quốc gia cần các thể chế có khả năng tập hợp nhiều nước; rằng cấu trúc khu vực sẽ tăng cường cơ chế pháp quyền, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm tự do hàng hải vốn là những trụ cột của trật tự quốc tế. Do đó, Mỹ đã tiến hành can dự đầy đủ các thể chế khu vực, trong đó có các thể chế ASEAN, APEC, ARF, EAS và đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng chương trình nghị sự. Mỹ cũng đã mở cơ quan đại diện bên cạnh ASEAN tại Jarkarta. Tổng thống Obama chủ trì Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 với cam kết củng cố APEC như là cơ chế hợp tác kinh tế quan trọng nhất tại châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ cũng nỗ lực sáng tạo và khởi động một số diễn đàn “tiểu khu vực” (Minilateral) như: Sáng kiến hạ nguồn Mê công (LMI); Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an ninh của mỹ đối với khu vực đông nam á dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)