Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an ninh của mỹ đối với khu vực đông nam á dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 101 - 104)

1.2.2 .Can thiệp quân sự nước ngoài

3.1. Tác động đối với khu vực

3.1.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những cơ hội, sự trở lại của Mỹ cũng tạo ra không ít những thách thức. Mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia Đông Nam Á là duy trì sự cân bằng giữa các cường quốc. Ngày nay, đó là đảm bảo sự cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ175. Nhận thức về sự can dự của Mỹ như một nỗ lực để kiềm chế các ảnh hưởng của Trung Quốc có thể là một vấn đề gây chia rẽ, dự báo những khó khăn an ninh phức tạp và khó lường, đặt ASEAN trước áp lực duy trì phản ứng linh hoạt trong xử lý các tình huống.

Thách thức đầu tiên trong sự trở lại của Mỹ là vấn đề dân chủ và nhân quyền. Trong suốt hơn ba thập kỷ, không một vấn đề nào trở thành trung tâm trong quan hệ giữa Mỹ và Đông Nam Á hơn là vấn đề dân chủ và nhân quyền176. Trong một thời gian dài, Myanmar từng bị Mỹ cáo buộc là “quốc gia bất hảo” với những vi phạm báo động về nhân quyền. Sau khi đất nước này thực hiện đảo chính thành công với chính phủ dân sự của Thủ tướng Thein Sein lên nắm quyền năm 2009, Báo cáo nhân quyền thường niên của Mỹ vẫn cho thấy danh sách các quốc gia khác “cần phải quan tâm đặc biệt” về nhân quyền như Việt Nam, Campuchia, Lào và Malaysia177. Đông Nam Á là khu vực của các nền dân chủ non trẻ, có thể được hưởng sự hỗ trợ của Mỹ

175 Ernest. Z.Bower, China’s activities in Southeast Asia and Implication for US, tldd

176 Sukma Rizal (2000), “US-Southeast Asia Relation After the Crisis: The Security Dimension” Background paper prepared for the Asia Foundation’s Workshop on America’s Role in Asia, Bangkok, 22-24 March 2000

177U.S.State Department (2009), “ Human Rights Record of the United State in 2009”, March 11, 2010

trong việc phát triển các quy định pháp luật, tính minh bạch và những nguyên tắc cơ bản của một nền quản trị chất lượng cao178. Tuy nhiên, chính sách của Mỹ, một mặt muốn cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực nhằm phục vụ cho chiến lược châu Á-Thái Bình Dương nhưng mặt khác muốn thông qua “can dự”, áp đặt các giá trị dân chủ và nhân quyền để thúc đẩy việc cải cách chính trị xã hội cũng như can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Trong khi chính quyền Tổng thống Obama theo đuổi một chính sách lâu dài tại châu Á, Mỹ cũng sẽ chú trọng hơn đến vấn đề nhân quyền ở nhiều nước như Campuchia, Myanamar và Việt Nam179.

Sự trở lại của Mỹ đã làm nổi bật tính chất đối xứng của quan hệ Trung- Mỹ và xu hướng cạnh tranh giữa hai nước sẽ tiếp tục tăng cường180. Các động thái của Mỹ trong lôi kéo các quốc gia ASEAN đồng nghĩa đem lại những khoản đầu tư lớn hơn song việc hai cường quốc cạnh tranh lợi ích có thể gây ra những tổn thất vì sự phân cực khu vực181. Trên thực tế, tồn tại sự khác biệt lớn giữa các quốc gia Đông Nam Á hải đảo và các quốc gia Đông Nam Á lục địa, đặc biệt trong đánh giá vai trò của Trung Quốc và Mỹ đối với an ninh khu vực182. Trong khi các quốc gia hải đảo chào đón sự can dự của Mỹ vì mục đích đảm bảo an ninh đối với các tuyến đường biển chiến lược thì ngược lại, các nước Đông Nam Á lục địa có xu hướng đi theo chính sách bảo trợ của Trung Quốc. Với sự trở lại của Mỹ, khu vực Đông Nam Á đang phân hóa theo ba khuynh hướng lựa chọn: Chiến lược đối trọng cân bằng thế lực, Chiến

178Elizabeth Economy, Pivot necessary to sustain long-term US interests, GlobalTimes, October 29, 2013 http://www.globaltimes.cn/content/821132.shtml#.UwxzpOOSz2e

179Southeast Asia Human Rights “Stagnating”: US officials, Global Post, March 22,2013

http://www.globalpost.com/dispatch/news/afp/130321/southeast-asia-human-rights-stagnating-us-officials

180How to Avoid US-China Cold War, The Diplomat, September 25, Autumn, 2012 http://thediplomat.com/2012/09/u-s-china-frenemies-strategy-prevents-cold-war/

181Column: The Great Sino-American divorce, Reuters, August 23,2012

http://www.reuters.com/article/2012/08/23/us-sino-american-idUSBRE87M17H20120823

lược cân bằng và Chiến lược mang tính chất ăn theo183. Chiến lược mang tính chất cân bằng thế lực mang tính đối kháng rõ, cụ thể Phillippines là quốc gia theo đuổi xu hướng này. Những quốc gia có khả năng khai thác tốt nhất các lợi thế của cả Trung Quốc và Mỹ là Singapore, Thái Lan, Malaysia; ngược lại, nghiêng về một bên là giải pháp của một số nước yếu hơn như Lào, Campuchia - những quốc gia có ít lựa chọn thay thế để từ chối chiến lược bảo trợ của Trung Quốc184. Bởi thực tế địa lý, các nước ở khu vực Đông Nam Á không có sự lựa chọn mà phải tìm cách làm việc với Trung Quốc. Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á là hiện hữu thông qua các khoản hỗ trợ đầu tư và xây dựng dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trong khi Mỹ kiềm chế Trung Quốc đã trở thành dòng chính, nguy cơ về một cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc mặc dù khó xảy ra trong tương lai gần song căng thẳng và một số cuộc đối đầu chính trị hoàn toàn có khả năng bùng phát185. Trong bối cảnh “Trung Quốc ở gần mà Mỹ lại ở quá xa”, đa số các thành viên ASEAN lo lắng mắc kẹt giữa một Trung Quốc đang lên và một lực lượng đồn trú là Hoa Kỳ186.

Nhận thức về sự can dự của Mỹ như một nỗ lực để kiềm chế Trung Quốc cũng là một thách thức đối với ASEAN. Quan điểm của các quốc gia Đông Nam Á, một số cảm thấy e ngại hơn về những ý định của Trung Quốc hơn một vài thành viên khác, mặc dù bề ngoài tất cả sự khác biệt được quán triệt bằng cách nhấn mạnh của ASEAN dựa trên sự đồng thuận187. Căng thẳng trên biển Đông, một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới đã gia tăng mạnh mẽ với những động thái ngày càng kiên quyết của Bắc Kinh

183Các quốc gia Đông Nam Á nhìn nhận thế nào về Trung Quốc hiện nay, Tờ Hoàn cầu thời báo, tldd

184China and Southeast Asia, Foreign Policy In Focus, tldd

185 Bào Thịnh Cương(2012), “ Quan hệ Trung-Mỹ: hai sự lựa chọn lớn và tương lai”, Tạp chí Tuần tin tức Trung Quốc, số ra ngày 15/1, Tài liệu tham khảo chuyên đề tháng 2/2012, TTXVN

186The United States and Southeast Asia: Toward a Strategy for Enhanced Engagement, A conference Report of the CSIS Southeast Asia Initiative, tldd

và sự chú ý của Washington. Các thành viên Đông Nam Á đã nhất trí về sự thống nhất trong lập trường đối với các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông cũng như tìm kiếm một điểm kết thúc trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc về một bản Tuyên bố chủ quyền của các bên liên quan188. Tuy nhiên, sự trở lại của Hoa Kỳ, những căng thẳng leo thang tại bờ biển phía Tây Philippines và sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ là một lời nhắc nhở thường xuyên rằng tương lai của ASEAN sẽ không mấy dễ dàng189.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an ninh của mỹ đối với khu vực đông nam á dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)