1.2.2 .Can thiệp quân sự nước ngoài
3.1. Tác động đối với khu vực
3.1.1. Tác động tích cực
Ở một chừng mực nhất định, việc Mỹ thay đổi phương thức can dự vào Đông Nam Á thông qua cải thiện các mối quan hệ song phương và đa phương sẽ mang lại cho các nước trong khu vực những cơ hội mới để củng cố hòa bình và ổn định khu vực163. Thực tế, Mỹ đang chung tay với các nước
161Evelyn Goh (2005), “Meeting the China Challenge: The U.S. in Southeast Asian Regional Security Strategies”, East West Center Washington
http://www.eastwestcenter.org/sites/default/files/private/PS016.pdf
162Evelyn Goh (2006),China and Southeast Asia, Forein Policy in Focus, December 12
http://fpif.org/china_and_southeast_asia/
163 Lê Văn Cương-Tạ Quang Chuyên (2012). “Mỹ trở lại châu Á và tác động của nó đến an ninh khu vực”,
ASEAN trong việc giải quyết hàng loạt các thách thức an ninh: tranh chấp lãnh thổ (vấn đề biển Đông); biến đổi khí hậu (vấn đề sông Mê Kông); chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực; buôn lậu, ma túy…Trên góc độ địa chính trị, sự trở lại của nước Mỹ buộc Trung Quốc phải thận trọng hơn trong cách hành xử cũng như trong quan hệ với các nước ASEAN164.
Một trong những điều chỉnh khá rõ nét trong chính sách an ninh Đông Nam Á của Tổng thống Obama là đảm bảo an ninh hàng hải. Nếu như Tổng thống G.W.Bush coi chống khủng bố là vấn đề chủ chốt chi phối các chương trình nghị sự thì sự điều chỉnh của chính quyền đương nhiệm cho thấy tự do hàng hải là mối quan tâm hàng đầu trong các vấn đề an ninh tại Đông Nam Á. Là khu vực có ý nghĩa đặc biệt về địa lý, sở hữu 4 trong tổng số 16 tuyến hàng hải trọng yếu của thế giới, bao gồm: Malacca; Lombok; Sudan; Ombai - Wetar; trong đó quan trọng nhất là eo biển Malacca nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu và Trung Đông, nhưng thực chất tỷ lệ thương mại của Mỹ đi qua các tuyến đường này là nhỏ165. Cho đến trước nhiệm kỳ Obama, lợi ích chiến lược của Mỹ trong bảo lãnh các tuyến đường biển ở Đông Nam Á chủ yếu nhằm đảm bảo độ tin cậy đối với các đồng minh và đối tác của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Singapore, những quốc gia phụ thuộc nặng nề vào các tuyến đường biển khu vực166. Tuy nhiên, vai trò được quy định này đối với Hoa Kỳ đã tăng lên trước sự xâm lấn của Trung Quốc đối với các lợi ích mở rộng của Mỹ tại khu vực. Trong khi hiện đại hóa hải quân là sự phát triển tự nhiên của bất kỳ quốc gia biển nào như Trung Quốc, rõ ràng việc hiện đại hóa đã giúp Trung Quốc phát
164 Daniel Blumenthal (2010), “U.S.Standup to China’s Bulling”, The Wall Street Journal, July 27
http://online.wsj.com/news/articles/SB10001424052748703700904575391862120429050 165RAND (2001), “The role of Southeast Asia in U.S. Strategy toward China”, Project Air Force
http://www.rand.org/content/dam/rand/pubs/monograph_reports/MR1170/MR1170.ch2.pdf
huy lợi ích của mình bằng cách lấn át các quốc gia láng giềng và đẩy lùi Hoa Kỳ ra khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương167.
Trong nỗ lực kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán, ASEAN được kỳ vọng sẽ ràng buộc được quốc gia này bằng các nguyên tắc chi phối cách hành xử trên biển Đông. Tuy nhiên, các diễn biến mới đang định hình lại cuộc tranh chấp. Xung đột trên biển Đông, sớm muộn cũng trở thành vấn đề quốc tế, không còn là tranh chấp riêng giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN168. Với sự trở lại của Mỹ, một xu hướng rõ rệt đang tiếp diễn tại Đông Nam Á “về kinh tế dựa Trung Quốc, về an ninh dựa Mỹ”169. Nguyên nhân xuất phát từ lo lắng của các quốc gia Đông Nam Á bị nền kinh tế hùng mạnh cũng như sức mạnh tổng hợp quốc gia tăng lên nhanh chóng của Trung Quốc đe dọa. Năm 2012, trong lúc tranh chấp trên biển Đông gia tăng, sự can thiệp của Trung Quốc thông qua sức ép đối với Campuchia, nước giữ chức chủ tịch ASEAN trong năm đó, khiến AMM không ra được thông cáo chung cuối hội nghị sau hơn 40 năm thành lập. Trên thực tế, sự đồng thuận của ASEAN sẽ mang lại hòa bình và ổn định cho an ninh khu vực, song sự can thiệp mạnh mẽ của Trung Quốc là cơ sở lo ngại sự đồng thuận này đang ở mức thấp nhất.
Trước các động thái của Mỹ đối với vấn đề biển Đông, một số quốc gia Đông Nam Á đã dần tỏ những dấu hiệu về hành vi “cân bằng bên trong” và “bên ngoài” để tìm cách che chắn những khả năng có căng thẳng nhiều hơn ở
167No Clear Stratey on China, Expert says, Defensenew, December 11, 2013
http://www.defensenews.com/article/20131211/DEFREG02/312110030/No-Clear-Strategy-China-Experts- Say
168South China Sea dispute drifts into international water, rappler.com, June 26,2013
http://www.rappler.com/world/32207-south-china-sea-dispute-asean-china
169 Xây dựng chiến lược xung quanh Trung Quốc: Môi trường, mục tiêu, biện pháp và khả năng. Tạp chí Ngoại giao Trung Quốc, số 9/2012. Tài liệu tham khảo đặc biệt tháng 3/2013 Thông Tấn Xã Việt Nam
khu vực, liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc170. Một cuộc khảo sát năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu Pew đã chỉ ra rằng, mối quan ngại lớn nhất của các quốc gia châu Á hiện nay liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc171. Đa số các quốc gia Đông Nam Á công nhận sự hiện diện của Mỹ là một yếu tố ổn định cần thiết và sẵn sàng trong việc giúp Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực172. Với tư cách đồng minh hiệp ước của Mỹ, Philippines đã hành động để củng cố mối quan hệ với Mỹ như một phản ứng trước áp lực của Trung Quốc. Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam cũng lần lượt bày tỏ những phản ứng tích cực với sự trở lại của Hoa Kỳ. Singapore từ lâu vẫn cho rằng Trung Quốc và Mỹ không nên đối đầu, nhưng mặt khác vẫn đề phòng Trung Quốc, vì thế nước này đã để tàu chiến Mỹ thả neo ở hải cảng Changi cũng như có liên hệ quân sự chặt chẽ với Mỹ173. Malaysia đã cho phép tàu chiến và tàu sân bay Mỹ ghé thăm cảng Klang và chính quyền Indonesia cũng đồng ý cho các tàu hải quân Mỹ tiếp cận các cơ sở sửa chữa tại Surabayar.
Sự điều chỉnh của chính quyền đương nhiệm cho thấy Mỹ có xu hướng duy trì một chính sách lâu dài tại châu Á. Chiến lược “xoay trục” đang được Washington từng bước thực hiện sâu rộng, không chỉ tập trung trong vấn đề quân sự, theo đó sẽ hướng sang kinh tế, thương mại cho đến văn hóa và giáo dục174. Sự can dự sâu rộng hơn của Mỹ sẽ làm thay đổi tương quan lực lượng hiện có, đồng thời gia tăng phương án lựa chọn cho ASEAN trong việc tìm ra một chính sách cân bằng phù hợp và hài hòa. Việc Tổng thống Obama ký kết
170Xây dựng môi trường chiến lược xung quanh Trung Quốc, tldd
171Richard Wike and Bruce Stokes, “Who is up, Who is Down Global Views of China and the U.S”, Pew Research Center, Gobal Attitudes Project, July 2013
172Daljit Singh, Chin Kin Wah, Southeast Asian Affair 2004, Institue of Southeast Asian Studies http://www.worldcat.org/title/southeast-asian-affairs-2004/oclc/264729864
173 Shibani Mahtani, Singapore Straddles the fence with U.S and China, Southeast Asia Realtime, February 10,2012
http://blogs.wsj.com/searealtime/2012/02/10/singapore-straddles-the-fence-with-u-s-and-china/
TAC và tham dự EAS cho thấy chính quyền đương nhiệm đề cao vai trò của ASEAN. ASEAN và Hoa Kỳ đã chia sẻ lợi ích và các mối quan tâm trong nhiều năm, các thế mạnh ở ASEAN sẽ không thể được duy trì nếu chính sách của Mỹ không thừa nhận và dựa trên cơ sở đó. Vì vậy, xét trên một số khía cạnh, sự can dự của Mỹ là một cơ hội phát triển của khu vực.