Các biện pháp triển khai chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an ninh của mỹ đối với khu vực đông nam á dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 52)

1.2.2 .Can thiệp quân sự nước ngoài

2.3. Các biện pháp triển khai chính sách

Thông qua bộ công cụ là hệ thống đồng minh, các đối tác chiến lược tiềm năng và các thể chế khu vực, các biện pháp triển khai chính sách an ninh

Mỹ tại khu vực Đông Nam Á gồm có: 1i,Xây dựng các tuyên bố mục đích; 2i, Nâng cấp quan hệ với các đồng minh; 3i, Tìm kiếm và mở rộng quan hệ với các đối tác mới; 4i, Tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á; 5i, Tăng cường can dự với ASEAN; 6i, Tham gia giải quyết các điểm nóng của khu vực.

2.3.1. Các tuyên bố mục đích

Chỉ một tháng sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Obama đã thúc đẩy cải thiện quan hệ với ASEAN và bày tỏ định hướng can dự mạnh mẽ hơn đối với cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á. Chuyến công du đầu tiên của Tân Ngoại trưởng Hillary Clinton tháng 2/2009, phá vỡ thông lệ đến thăm châu Âu của các Ngoại trưởng Mỹ trước đây, đã trở thành chuyến thăm lịch sử khi lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Ban Thư ký ASEAN, có trụ sở tại Jakarta. Chuyến thăm tháng 7/2009, cũng mang một ý nghĩa tương tự khi Ngoại trưởng Clinton đại diện Mỹ ký “Hiệp ước hợp tác và thân thiện Đông Nam Á” (TAC) với ASEAN, đáp ứng trở ngại đã tồn tại nhiều năm trong việc đưa nước Mỹ tới tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, tham gia vào tiến trình hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương và duy trì các lợi ích chiến lược ở Đông Nam Á. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, khi tham gia hội nghị ARF tại Thái Lan, một thông điệp quan trọng đã được gửi tới thế giới “nước Mỹ đã trở lại”. Tiếp nối các chuyến thăm đều đặn của những nhân vật cốt cán trong bộ máy nội các, Obama là Tổng thổng Mỹ đầu tiên triển khai đối thoại và gặp gỡ với mười nhà lãnh đạo ASEAN trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần thứ nhất, tổ chức tại Singapore tháng 11/2009. Cũng là lần đầu tiên có một Tổng thống Mỹ tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức tại Bali tháng 9/2011.

Với chủ trương đi theo đường lối đối ngoại tích cực và có nhiều thay đổi so với thời kỳ Tổng thống George.W.Bush, trong thời gian đầu nhậm chức, Tổng thống Obama và nội các chú trọng đến việc giới thiệu những tư tưởng của đường lối ngoại giao mới. Bằng một loạt các chính sách và các tuyên bố liên quan, cộng đồng các quốc gia ASEAN cũng sớm cảm nhận được khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành một trong những ưu tiên chiến lược của chính quyền mới của nước Mỹ. Mặc dù, các cố gắng ban đầu trong cách tiếp cận khu vực, bị đánh giá là màn khởi đầu mang tính tượng trưng, song đã góp phần định hướng những chủ trương của chính quyền Tổng thống Obama. Như Ngoại trưởng Hillary Clinton từng nhắc đến trong bài phát biểu tại Honolulu tháng 10 năm 2010, cách tiếp cận Đông Nam Á mang đặc trưng của nền “ngoại giao tiến công” mà bằng cách triển khai tất cả các công cụ ngoại giao sẵn có, Mỹ sẽ hướng tới “tất cả các ngóc ngách và mọi thủ phủ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Đây được coi là sự kế thừa của “sức mạnh thông minh”, từng được Ngoại trưởng Clinton giới thiệu lần đầu trong diễn văn điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện tháng giêng 2009. Đánh giá bước đầu về chính sách an ninh Đông Nam Á của chính quyền Tổng thống Obama, khu vực này sẽ là nơi Mỹ đặt một sự quan tâm sâu sắc, với nhiều phương thức tiếp cận “linh hoạt”, “mềm mỏng”, “thông minh” và phức tạp cũng như khó đối phó hơn nhiều so với chính sách ngoại giao “thiếu tế nhị và được bù lại bằng bạo lực cực đoan” như thời Tổng thống G.W.Bush.

2.3.2. Củng cố quan hệ đồng minh

Chính sách hướng về châu Á của Tổng thống Barack Obama coi đồng minh là nền tảng sống còn đối với an ninh của khu vực. Một hệ thống đồng minh mạnh mẽ sẽ phản ánh hơi thở và mức độ sâu sắc trong quan hệ đối tác75.

Vì vậy, bên cạnh các hòn đá tảng là Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ tiến hành củng cố và làm mới mối quan hệ với hai đồng minh Đông Nam Á do những vấn đề mới trong liên minh đã phát sinh, liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc.

2.3.2.1. Đồng minh Thái Lan

Thái Lan là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á nói chung. Hiệp ước Hữu nghị và thương mại với Hoa Kỳ (1833) đã giúp Thái Lan trở thành đồng minh lâu đời nhất của Mỹ tại Đông Nam Á. Năm 1954, hai tháng sau khi hiệp định Gieneve về Đông Dương được ký kết, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á dưới sự đề xướng của Hoa Kỳ được thành lập, có tên hai đồng minh khu vực là Thái Lan và Philippines. Cùng với Philppines, Thái Lan trở thành đồng minh chủ chốt của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á. Vị trí trung tâm của Thái Lan trong khu vực đã được phản ánh trong quyết định đặt trụ sở của SEATO tại Băng Cốc. Hoa Kỳ đã thiết lập 9 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Thái Lan trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Thái Lan còn là nơi nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng cho hàng ngàn quân nhân Mỹ.Từ chỗ là liên minh chống Cộng, Thái Lan trở thành trung tâm của các thách thức an ninh phi truyền thống: nạn buôn bán Heroin, đại dịch HIV/AIDS (Trong thập niên 80, một nửa số Heroin xâm nhập vào Hoa Kỳ có nguồn gốc từ “Tam giác vàng”, khu vực kéo dài từ miền Bắc Thái Lan, đến Lào và Myanmar); Thái Lan hỗ trợ quá trình di chuyển của lực lượng quân sự Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố (Thái Lan là cầu hàng không cho máy bay Hoa Kỳ tới Afghanistan). Đến nay, mối liên minh Hoa Kỳ-Thái Lan là mối quan hệ đa diện trên nhiều kênh hợp tác: đối thoại chiến lược, hợp tác quân sự - quân sự, hợp tác giải quyết các thách thức an

ninh phi truyền thống, hỗ trợ an ninh, mua bán vũ khí và hợp tác tình báo (CSIS Report, 2008)76.

Hoa Kỳ và Thái Lan có lịch sử lâu đời trong quan hệ quân sự và xu hướng của chính quyền mới cho thấy Mỹ tiếp tục tìm kiếm các lợi ích an ninh của quan hệ đồng minh. Tháng 6 năm 2012, NASA đề nghị thành lập trung tâm khí tượng tại Thái Lan, có vai trò là một trung tâm lâu dài cho các hoạt động tìm kiếm, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu thiệt hại của thiên tai mà không có chức năng chiến đấu77. Ngoài lời đề nghị của NASA, Hải quân Mỹ cũng quan tâm đến việc sử dụng sân bay U-Tapao như một thiết bị đa năng cho các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Tuy nhiên, kế hoạch của Hải quân Mỹ hoàn toàn tách biệt với đề nghị của cơ quan không gian Hoa Kỳ về một trung tâm theo dõi thời tiết tại U-Tapao mà phù hợp với yêu cầu tập trung lực lượng của mình tại Thái Bình Dương.

Trong khi chính sách ngoại giao của chính quyền đương nhiệm dành ưu tiên cho phát triển kinh tế hơn các vấn đề chính trị và an ninh, Trung Quốc là tác nhân có ảnh hưởng lớn đến quan hệ Mỹ - Thái Lan trong giai đoạn hiện tại. Trong tương lai gần, Băng Cốc sẽ là giao lộ trọng yếu của mạng lưới giao thông khu vực giữa Trung Quốc và vùng Đông Nam Á. Hành lang giao thông trong các dự án của tiểu vùng sông Mê Công gần như đã hoàn tất, ngoại trừ Myanmar, trong đó hành lang quan trọng nhất là hành lang Bắc Nam đi từ Vân Nam qua Lào và đến Thái Lan. Trung Quốc dự tính đến năm 2016, trục này sẽ có thêm đường xe lửa, qua Lào và từ thành phố biên giới Nongkhai sẽ nối với một đường cao tốc đi về hướng Băng Cốc và biên giới Malaixia. Trục

76 CSIS (2008), “The United States and Southeast Asia:Toward a Strategy for Enhanced Engagement”, A conference Report

77 US navy seeks use of U-Tapao, The Nation, June 6, 2012

lộ Đông - Tây nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông cũng đi qua Băng Cốc78. Phần lớn dân chúng của các thành phố lớn tại Thái Lan là người gốc Hoa, đây là điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại quốc gia này. Với truyền thống ngoại giao “cân bằng nước lớn”, luôn tránh duy trì một đối tác duy nhất, Chính phủ Thái Lan cho rằng không có sự mâu thuẫn trong việc duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với cả Mỹ và Trung Quốc và coi đây là phương án dự phòng khi một trong hai mối quan hệ bị rạn nứt.

2.3.2.1. Đồng minh Philippines

Mối quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Philippines là mối quan hệ phức tạp nhất tại Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ. Philippines từng là thuộc địa của Mỹ tại khu vực châu Á. Cả hai quốc gia đã phải vượt qua di sản của chủ nghĩa thực dân và khoảng thời gian khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh, để thiết lập và duy trì đồng minh hiệp ước cho đến ngày nay.

Philippines là thuộc địa của Mỹ trong suốt thời gian từ năm 1898 (Sau cuộc chiến tranh giành thuộc địa giữa Mỹ - Tây Ban Nha) đến 1946 (Philippines giành được độc lập). Sang thời kỳ chiến tranh lạnh, thỏa thuận căn cứ quân sự 1947 và Hiệp ước Quốc phòng toàn diện năm 1951 đã giúp Philippines trở thành đồng minh Hiệp ước của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á. Mỹ đã thiết lập hai căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines: Căn cứ Không quân Clark có vai trò như trục hậu cần cho lực lượng Không quân số 13 của Mỹ và Căn cứ Hải quân Subic, cảng tiếp nhiên liệu và sửa chữa tàu chính yếu cho Hạm đội 7, từng là cơ sở lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ tại châu Á-Thái Bình Dương và từng là cơ sở quân sự hải ngoại lớn nhất của Quân đội Hoa Kỳ sau khi Căn cứ Không quân Clark tại thành phố Angeles (Philippines)

78 RFI, Thái Lan “xoay trục” về Trung Quốc nhưng không bỏ đồng minh Mỹ, TTXVN số 074 ngày 05/4/2013

đóng cửa vào năm 1991. Việc duy trì lực lượng quân sự Mỹ tại Philippines đã khẳng định các hoạt động của Hoa Kỳ và các cam kết an ninh với khu vực Đông Nam Á trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.

Tuy nhiên, năm 1992, Mỹ buộc phải rút lực lượng khỏi hai căn cứ quân sự của Philippines là Subic và Clark. Mối quan hệ giữa hai quốc gia tạm lắng trong một thời gian dài và bắt đầu hồi sinh sau sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ. Với tuyên bố của chính quyền của Tổng thống Bush “Đông Nam Á là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố”, và sự nổi lên của một số nhóm vũ trang và lực lượng hậu thuẫn Al Quada tại miền Nam Philippines, Manila và Washington đã tìm thấy chương trình nghị sự chung. Mỹ thực hiện cuộc tập trận chung Balikatan (Vai kề vai) lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2002. Đến nay, cuộc tập trận chung này vẫn được duy trì và thực hiện như một cam kết quân sự thường niên giữa hai quốc gia. Đỉnh cao trong quan hệ Mỹ- Phillipines là tháng 1 năm 2003, chính quyền Bush tuyên bố Philippines là “Đồng minh ngoài NATO” của Mỹ.

Hiện tại, quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines được hâm nóng bởi vấn đề biển Đông. Mỹ và Philippines đã tổ chức Đối thoại chiến lược cấp Bộ trưởng “2 + 2” thảo luận về hợp tác an ninh bao gồm: nhận thức về an ninh hàng hải, ISR, khoảng không vũ trụ. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ trong việc xây dựng “thế trận ngăn chặn quốc phòng tin cậy đối thiểu”. Đáp trả lại lời kêu gọi của Philipines, Mỹ cam kết tăng nguồn tài chính quân sự nước ngoài (FMF) từ 11,9 triệu USD lên 30 triệu USD mỗi năm cho Philipines bao gồm cả việc cung cấp cơ sở thiết bị quốc phòng cho hai bờ biển Hamilton79. Ngoài ra, trong cuộc đối thoại chiến lược song phương lần 3, Mỹ đã đồng ý triển khai luân phiên thủy quân lục chiến Mỹ tại

Philipines, xây dựng căn cứ cho các máy bay do thám Mỹ và tăng cường các chuyến tàu viếng thăm tới vịnh Subic.

Philippines là một trong sáu quốc gia liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, quốc gia phản đối mạnh mẽ yêu sách “đường gãy khúc 9 đoạn” của Trung Quốc và là thành viên ASEAN lên tiếng ủng hộ Mỹ trong việc bảo vệ an ninh hàng hải cũng như kêu gọi giải quyết các tranh chấp trên biển Đông một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế. Nhận thức được sức mạnh quân sự áp đảo của Trung Quốc, chính phủ Philippines trông đợi ở Hoa Kỳ và các cường quốc khu vực có thể gây sức ép buộc Bắc Kinh phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong giải quyết xung đột biển Đông cũng như tăng cường sức mạnh quân sự của Philipines80. Theo báo cáo của Qũy Jamestown năm 2007, lực lượng vũ trang Philippines (AFP) là một trong những quân đội yếu nhất ở châu Á. Hiện tại, quân đội Philippines không có khả năng bảo vệ đất nước một cách đầy đủ trước các mối đe dọa từ bên ngoài, chưa kể đến những thách thức an ninh như việc kiểm soát các hòn đảo và các đường giao thông biển của mình81.Việc Philippines đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông đã cho thấy quần đảo Philippines là một mắt xích yếu trong chuỗi đảo thứ nhất82. Sự gia tăng nhanh chóng các hành động đơn phương và mạnh bạo của hải quân PLA trong khu vực này đã chứng minh tầm quan trọng của việc giúp đỡ lực lượng vũ trang Philippines (AFP) phát triển các mục tiêu của họ về khả năng phòng thủ tối thiểu và nâng cao nhận

80 Ernest Z.Bower (2012), Implications and Result: United States and Philippines Ministerial Dialogue, CSIS, May 4, 2012

http://csis.org/publication/implications-and-results-united-states-philippines-ministerial-dialogue

81 Trung Quốc: một thách thức trong quan hệ quân sự Mỹ-Philippines, TTXVN, Số 014 ngày 15/1/2011

82 Các nhà lý luận quân sự Trung Quốc nói đến hai “chuỗi đảo” dọc theo hai vành đai hàng hải của Trung Quốc. Chuỗi đảo thứ nhất bao gồm Đài Loan và quần đảo Ryuku, Chuỗi đảo thứ hai mở rộng từ Nhật Bản tới Guam.

thức về lĩnh vực hàng hải cũng như tăng sự hiểu biết của Mỹ đối với các đối tác AFP và địa hình quần đảo83.

Trong chiến lược tái cân bằng, Mỹ nhấn mạnh vai trò cốt cán của các đồng minh khu vực và tầm quan trọng của việc củng cố quan hệ liên minh. Nhờ vào các đồng minh hiệp ước, Mỹ đã duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài và thường trực tại khu vực Đông Nam Á qua các cuộc tập trận thường niên “Hổ mang vàng” (Thái Lan) và “Vai kề vai” (Philipines). Đối với Mỹ, các cuộc tập trận này chính là một trong những biểu tượng quan trọng cho cam kết quân đội của Mỹ về việc duy trì hòa bình và an ninh, khẳng định mối quan hệ liên minh gắn bó với các quốc gia Đông Nam Á.

Thái Lan và Philippines đều là các đồng minh lịch sử, có quan hệ quân sự lâu bền đối với Mỹ. Các quan hệ đồng minh đang có những điều chỉnh liên tục. Nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ-Thái Lan, Chulacheeb Chinwanno, cố vấn an ninh quốc gia Thái Lan cho biết: “Liên minh đã liên tục điều chỉnh với những thách thức của thời đại từ chủ nghĩa cộng sản đến cuộc chiến chống khủng bố. Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, các vấn đề mới trong liên minh đã phát sinh, trong đó bao gồm những bất ổn chính trị Thái Lan và sự nổi lên của Trung Quốc”84. Một báo cáo được thực hiện năm 2008 của CSIS, đã chỉ ra rằng có sự khác biệt lớn giữa quan điểm của Thái Lan và Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an ninh của mỹ đối với khu vực đông nam á dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)