Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức ở miền bắc từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 28 - 38)

6. Kết cấu của luận án

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí

2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ

ngũ trí thức và chủ trƣơng của Đảng

2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức ngũ trí thức

Chủ trương của Đảng với trí thức trước năm 1954

Trước khi Đảng CSVN ra đời, tầng lớp trí thức đã có vai trò nhất định trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt, đóng góp của trí thức những năm 20 của thế kỷ XX trở thành một trong những yếu tố quan trọng cho sự ra đời Đảng CSVN. Ngay sau khi

thành lập, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng CSVN đã đưa ra chủ trương vận

động, tập hợp mọi giai tầng xã hội, trong đó có trí thức, Đảng phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để lôi kéo họ về phe vô sản giai cấp...” [41, tr.4]. Sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), với sự ra đời của Mặt trận

Việt Minh, Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) và Đảng Dân chủ Việt Nam (6-

1944), trí thức được xem như là một lực lượng rất quan trọng trong cách mạng Việt Nam. Từ đó, Đảng chủ trương đẩy mạnh công cuộc vận động trí thức. Như vậy, đường lối trí thức vận được định hình ngày càng rõ nét hơn từ năm 1941. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những đóng góp của trí thức góp phần làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi vừa bước vào công cuộc chấn hưng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết ngay “Chiếu cầu hiền” đăng trên báo Cứu

quốc, ngày 14 tháng 11 năm 1945 với tiêu đề “Nhân tài và kiến quốc”. Chủ tịch Hồ

thiết quân sự, kiến thiết giáo dục” [52, tr.99], những “kiến thiết” ấy đòi hỏi phải có nguồn lực dồi dào và có những nhân tài. “Nay muốn giữ vững nền độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đường kiến quốc. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển” [52, tr.99]. Xuất phát từ quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “ai có tài năng và sáng kiến”, “lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng, có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay” [52, tr.99].

Thể theo ý kiến của trí thức, nhân sĩ, cuối tháng 12-1945, Chủ tịch Hồ Chí

Minh ký sắc lệnh thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. Với quan điểm

đặt lợi ích của dân tộc trên hết, bằng tấm lòng bao dung rộng mở, Hồ Chí Minh tiếp tục quy tụ toàn dân tộc, tập hợp đội ngũ các nhà trí thức vào Uỷ ban này, giúp Chính phủ nghiên cứu kế hoạch kiến thiết đất nước. Ban đầu, Ủy ban gồm 40 người, sau mở rộng hơn, tập hợp nhiều người có uy tín.

Chủ trương vận động, tập hợp trí thức luôn được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quán triệt không chỉ ở Chỉ thị, Nghị quyết mà còn ở những hành động hết sức cụ thể. Trong chuyến sang thăm Pháp (từ tháng 7 đến tháng 9-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động gặp gỡ, nói chuyện với trí thức Việt kiều ở Pari. Sau những cuộc gặp gỡ đó, nhiều trí thức nổi tiếng đã cùng Hồ Chí Minh về nước tham gia cách mạng như: Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Võ Quý Huân…

Ngày 20-11-1946, trong bài “Tìm người tài đức”, Hồ Chí Minh có viết:

“Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận” [64, tr.451]. Người kêu gọi các địa phương phải tìm và giới thiệu những người tài đức, những người có thể làm được những việc ích nước lợi dân, “những bậc hiền năng” để Chính phủ tuyển lựa và trọng dụng.

Những chủ trương của Đảng về vận động, tập hợp trí thức đã góp phần thúc đẩy văn hóa - xã hội phát triển, góp phần đẩy nhanh kháng chiến đến thắng lợi. Ngành giáo dục cao đẳng và chuyên nghiệp trung cấp hoạt động theo yêu cầu của

tiền tuyến. Các ngành như Y dược, Hóa chất, Giao thông được cải tiến để đào tạo kịp thời cán bộ, thiết thực phục vụ cho sự phát triển của mặt trận. Một số trường ra

đời trong thời kỳ này như trường Đại học Y (1947) do bác sĩ Hồ Đắc Di làm Hiệu

trưởng. Tính đến năm 1950, tổng số sinh viên các trường đại học và cao đẳng đã tốt nghiệp và ra phục vụ là 1.200 người, số đang theo học là 844 người và như thế, trí thức Việt Nam đã tăng không ngừng về số lượng.

Trong bối cảnh thuận lợi của tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được nhóm họp (2-1951) đã thông qua một văn

kiện quan trọng - Chính cương Đảng Lao động Việt Nam. Chính cương khẳng định,

“nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động trí thức” [44, tr.434]. Tuyên ngôn

của Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: “Đảng LĐVN sẽ gồm những công nhân, nông dân và trí thức lao động yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mạng nhất” và

lao động trí óc cần được khuyến khích giúp đỡ, phát triển tài năng” [44, tr.474].

Lao động trí óc bao gồm “thầy giáo, thầy thuốc, kỹ sư, những nhà khoa học, văn nghệ, những người làm bàn giấy, v.v...” [66, tr.202]. “Lao động trí óc có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới để tiến đến CNXH” [66, tr.202] vì “cần phát triển giao thông vận tải, cho nên cần những kỹ sư thông thạo về đắp đường, bắc cầu. Cần giữ gìn sức khỏe của dân, cho nên cần thầy thuốc. Cần đào tạo cán bộ cho mọi ngành hoạt động, cho nên cần có thầy giáo” [66, tr.204].

Những quan điểm, chủ trương đối với trí thức cho thấy Đảng LĐVN ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của họ trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Để tôn vinh, tuyên dương những tấm gương tiêu biểu, Đại hội các chiến sĩ thi đua

và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức (1-5-1952). Có 154 đại biểu ưu tú của

giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang về dự Đại hội. “Trong số 40 chiến sĩ lao động toàn quốc, thì có những nhà khoa học nổi tiếng như các bác sĩ Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Đức Khởi, kỹ sư Đặng Văn Vinh, thi sĩ Tú Mỡ và nhiều vị khác” [66, tr.542].

Nhằm tiếp tục động viên trí thức và nghệ sĩ tham gia kháng chiến, làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với dân tộc, tháng 12-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn nhủ: “Văn hóa, văn nghệ cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ

định: Phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc” [114, tr.368]. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, những tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại một luồng gió mới cho cán bộ trí thức văn nghệ sĩ. Từ đó, trí thức làm công tác văn hóa phấn khởi tham gia mọi hoạt động kháng chiến và kiến quốc, góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh chống lại văn hóa nô dịch của địch trong vùng bị tạm chiếm, nhất là ở các thành thị lớn.

Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến, nhu cầu phát triển ngành y tăng mạnh. Để phát triển y tế, điểm mấu chốt là phát triển đội ngũ cán bộ, đồng thời tạo điều kiện cho họ công tác, phấn đấu. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, có nhiều tên tuổi trí thức ngành y đã được ghi vào lịch sử. Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã cho phổ biến rộng rãi những đơn thuốc đông y để chữa những bệnh thông thường thay cho thuốc tây y đang rất khan hiếm (thường gọi là toa thuốc căn bản); bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã có đóng góp lớn lao trong việc phát triển thuốc filatov; bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã lập Viện kháng sinh để nghiên cứu và phổ biến rộng rãi những phương pháp chữa nhiễm trùng trên các vết thương, v.v..[133, tr.421].

Sau Đại hội II của Đảng (1951), công tác xóa nạn mù chữ tiếp tục được thực hiện triệt để ở tất cả mọi nơi, từ Bắc đến Nam. Kết quả là cho đến năm 1953, đã có 10 triệu người biết đọc, biết viết trong vùng tự do và vùng du kích [133, tr.425]. Cùng với việc xóa nạn mù chữ cho toàn dân, giáo dục phổ thông vùng kháng chiến phát triển rất mạnh. Gần như tất cả con em nông dân, công nhân, cán bộ ở độ tuổi đi học đều được đến trường. Nhiều nhà khoa học ngày nay của Việt Nam đã từng là những cậu học sinh đi chân đất, ngồi bệt dưới đất, sách để lên chõng tre mà học, trong đó có Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Đình Cự… Giáo dục đào tạo cao đẳng và đại học cũng đạt được nhiều thành tích. Ở

Việt Bắc và Liên khu IV đều có các trường đại học: Đại học Y dựơc, Đại học

Công chính, Cao đẳng Mỹ thuật. Từ những năm 1951-1952, Nhà nước đã tính đến

việc mở những lớp đào tạo cán bộ trong và sau chiến tranh cho các ngành kinh tế,

tài chính, ngân hàng, thương nghiệp… TrườngKinh tế - Tài chính Trung ương đã

được thành lập năm 1953 tại Việt Bắc. Giám đốc trường là Bộ trưởng Lao động Nguyễn Văn Tạo, trực tiếp phụ trách là Đoàn Trọng Truyến, nguyên Đổng lý văn phòng Bộ Công thương [133, tr.428].

Cũng từ năm 1951, trong điều kiện quan hệ quốc tế của cách mạng Việt Nam có những thuận lợi hơn, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ khoa học cho tương lai, Đảng, Chính phủ đã cử nhiều cán bộ trong các lĩnh vực đi đào tạo ở nước ngoài. Đội ngũ này sau trở thành những tiến sĩ, phó tiến sĩ đầu đàn trong hầu hết các ngành khoa học ở Việt Nam.

Đầu năm 1954, khi cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn quyết định và Hội nghị Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương khai mạc, trí thức ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn đã đấu tranh dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức đấu tranh công khai, ủng hộ kết thúc chiến tranh. Đặc biệt, ngày 26-3-1954, trí

thức Sài Gòn đã có Bản kiến nghị đòi lập lại hòa bình ở Đông Dương. Bản kiến

nghị này được công bố công khai trên báo chí ở Hà Nội và được trí thức nhiệt liệt

hưởng ứng. Ngày 12-4-1954, một số trí thức tiêu biểu ở Hà Nội đã tham gia ký vào Bản kiến nghị, yêu cầu các bên tham chiến ở Đông Dương chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Bản kiến nghị gây tiếng vang lớn ở Pari - Thủ đô nước Pháp, ảnh hưởng tích cực đến dư luận trong nước và quốc tế. Vấn đề kiến nghị lập lại hòa bình

cũng được đưa ra công khai bàn bạc trong sinh viên thông qua Ban trị sự của Tổng

hội sinh viên Việt Nam [96, tr.105-106]. Thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ về Đông

Dương ngày 21-7-1954, đã buộc thực dân Pháp phải công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, đưa Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), trí thức Việt Nam đã thực sự hòa mình với dân tộc, ra sức đóng góp trí tuệ, tài năng, nhiệt huyết của mình cho Tổ quốc. Trí thức Việt Nam đã tham gia trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đến quân sự. Dù ở lĩnh vực nào, trí thức đều phát huy khả năng của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong trường kỳ kháng chiến gian khổ, trí thức Việt Nam đã dấn thân, đóng góp sức lực, tâm huyết, trí tuệ, tài năng của mình cho cách mạng.

Có được điều đó là bởi những chủ trương, chính sách đúng đắn, sáng tạo đã động viên, khuyến khích trí thức tham gia vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Đảng không chỉ sử dụng, cải tạo lớp trí thức cũ mà còn đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng một thế hệ trí thức mới vừa “hồng” vừa “chuyên”. Hầu hết trong số đó đã trở thành những hạt nhân tích cực, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp “kháng chiến,

kiến quốc” của dân tộc. Chủ trương, đường lối trí thức vận của Đảng trong những năm 1945-1954 được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng về vai trò, vị trí của trí

thức đối với sự nghiệp cách mạng: Trí thức là vốn quý của dân tộc. Không có trí

thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công. Ngoài ra, đường lối xây dựng trí thức của Đảng còn xuất phát từ tư tưởng đại đoàn kết dân tộc vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chủ trương trí thức vận của Đảng có bước phát triển, từng bước được hoàn chỉnh, nhờ đó, đã vận động được đông đảo trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến. Các hình thức, các tổ chức tập hợp trí thức cũng linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn kháng chiến, phù hợp với điều kiện kháng chiến.

Tuy nhiên, sau khi mở rộng mối quan hệ với các nước XHCN như Liên Xô và Trung Quốc, các vấn đề nhận thức về tư tưởng, chính trị, văn hóa ngày càng trở nên giáo điều, xa rời thực tế Việt Nam. Càng về sau, khi tư tưởng của Mao Trạch Đông và Xtalin, văn hóa, phim ảnh, nghệ thuật của Trung Quốc, Liên Xô được truyền bá rộng rãi trong vùng kháng chiến cũng là lúc xuất hiện tư duy giáo điều, máy móc, hạn chế môi trường tự do nghiên cứu, sáng tạo của trí thức và văn nghệ sĩ. Nhiều trí thức văn nghệ sĩ, những người được coi xuất thân từ thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thậm chí là công nhân, nông dân nhưng có mối quan hệ với tầng lớp trên đã không còn điều kiện thuận lợi phục vụ kháng chiến. Thậm chí những người này dần trở thành đối tượng của quá trình “chỉnh huấn, chỉnh quân” trong quân đội hay trở thành đối tượng bị đấu tố, xem xét trong quá trình chỉnh đốn tổ chức ở miền Bắc [99, tr.207]. Đặc biệt, từ tháng 7 đến tháng 9-1953, Đảng đã mở lớp chỉnh huấn cho trí thức trong và ngoài đảng. Mục đích sâu xa là xây dựng lập trường giai cấp, đề cao công nhân, bần cố nông, làm giảm uy thế chính trị và tư tưởng của trí thức và các tầng lớp không lao động chân tay. Sau đó bắt đầu triệt để chỉnh đốn tổ chức theo phương châm mạnh mẽ đề bạt công - nông...

Nhìn chung, dù còn hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện chủ trương trí thức vận, song thành công, ưu điểm của chủ trương trí thức vận thời kỳ này vẫn là cơ bản, là không thể phủ nhận. Đây là một trong những thời kỳ mà chủ trương trí thức vận của Đảng sáng tạo, đáp ứng những nhu cầu khách quan của cuộc kháng chiến và trở thành một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy kháng chiến đi tới thắng lợi. Những thành công và hạn chế trong chủ trương vận động, tập hợp trí thức

trước năm 1954 là một trong những cơ sở để Đảng kế thừa, vận dụng cho phù hợp trong bối cảnh mới.

Hoàn cảnh lịch sử miền Bắc sau tháng 7-1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế được nâng cao, quan hệ đối ngoại được mở rộng hơn so với giai đoạn trước. Các nước XHCN, nhất là Liên Xô và Trung Quốc cam kết giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam về nhiều mặt, trong đó có cam kết giúp đỡ về phát triển giáo dục đại học, đào tạo cán bộ chuyên môn. Đây là một trong những thuận lợi giúp miền Bắc có điều kiện để gia tăng số lượng trí thức cũng như nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ. Hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức ở miền bắc từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 28 - 38)