Thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức ở miền bắc từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 46)

6. Kết cấu của luận án

2.2. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức

2.2.1. Xây dựng về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ trí thức

Thời điểm sau Hiệp định Giơnevơ (tháng 7-1954), ở miền Bắc chưa có ĐNTT đông đảo và vững mạnh để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, điều hành, thực hiện các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc XHCN. Vì thế, một trong những nhiệm vụ cấp bách lúc đó là phải khẩn trương đào tạo trí thức ở hầu hết các lĩnh vực. Biện pháp căn bản và cần thiết nhất - cơ sở của chủ trương gia tăng số lượng trí thức là tập

trung mở rộng mạng lưới giáo dục - đào tạo về: số lượng trường, lớp các cấp, đặc

biệt là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; số lượng cán bộ, giáo viên; đa dạng hình thức và quy mô đào tạo; mở thêm các ngành học mới, v.v.. Vì thế, trách nhiệm nặng nề, khó khăn, gian khổ đó không chỉ là thử thách riêng với Bộ Giáo dục mà còn với tất cả các bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa phương.

Giáo dục phổ thông các cấp học được chú trọng nhằm rèn luyện, bồi dưỡng một thế hệ trẻ giàu lòng yêu nước, có ý chí xây dựng miền Bắc XHCN và quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nguồn trí thức trẻ đông đảo đó phần lớn là con em của nhân dân lao động, chính là cơ sở để miền Bắc thực hiện xây dựng ĐNTT trong hoàn cảnh mới.

Bên cạnh đó, ngay sau khi hòa bình lập lại, Đảng và Chính phủ đã đặc biệt coi trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Chính vì vậy, công tác tiếp quản, ổn định và củng cố các trường cao đẳng, đại học được tiến hành nhanh gọn, góp phần ổn định trật tự an ninh Thủ đô, chuẩn bị cho năm học mới. Miền Bắc đã tiếp quản ba trường đại học trước đây do Pháp quản lý trực

tiếp là Đại học Khoa học, Đại học Luật, Đại học Y - Dược và trường Đại học Văn

khoa, trường Cao đẳng Sư phạm do chính quyền Bảo Đại quản lý. Ngoài ra, một số

trường cao đẳng, đại học hình thành trong kháng chiến như Đại học Y - Dược (Việt

Bắc), trường Dự bị Đại học và Sư phạm cao cấp (khu IV cũ) và trường Khoa học cơ

bản và Sư phạm cao cấp (khu học xá Trung ương) được di chuyển về Thủ đô. Tháng

11-1954, Bộ Giáo dục đã tổ chức khai giảng năm học mới (1954-1955). Số lượng sinh viên các trường trong năm học đầu tiên sau ngày tiếp quản Thủ đô như sau:

Trường Đại học Y - Dược khoa có 100 sinh viên cũ và 200 sinh viên mới, trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Văn khoa có 40 sinh viên cũ và 100 sinh viên mới, trường Đại học Sư phạm Khoa học và Đại học Khoa học có 213 sinh viên cũ và 150 sinh viên mới, cùng 200 sinh viên khoa học tự nhiên dự bị đại học [78, tr.43].

Tuy số lượng sinh viên và các trường đại học chưa nhiều nhưng công tác giảng dạy, học tập không bị gián đoạn đã góp phần khắc phục tư tưởng hoang mang, dao động của một số sinh viên, trí thức trước những thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc trí thức của thực dân Pháp.

Đầu năm 1956, Việt Nam đã mời các chuyên gia Liên Xô sang giúp Bộ Giáo

dục xây dựng Kế hoạch phát triển ngành đại học và chuyên nghiệp. Điểm mới của

bản kế hoạch này là nhấn mạnh đến vai trò của các ngành khoa học cơ bản, chú trọng đến việc xây dựng các trường hỗn hợp (đào tạo đa ngành), đào tạo giảng viên cho các trường đại học, chuẩn bị lực lượng để hình thành các trường đại học mới. Tháng 11- 1957, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục đã đề ra phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo đại học trong ba năm (1958-1960), tạo tiền đề cho sự nghiệp xây dựng giáo dục đại học của nước ta trong thời gian 10 đến 15 năm sau. Tính đến đầu năm học 1960- 1961, đã có 10 trường đại học với số sinh viên tuyển vào là 4.965 người. Cùng thời gian này, Bộ Giáo dục bắt tay vào xây dựng hệ thống các trường chuyên nghiệp theo mô hình các nước XHCN. Ngoài 8 trường đã có trong kháng chiến chống Pháp, đến năm 1960 đã lên tới 39 trường trung học chuyên nghiệp [78, tr.53].

Để có thể mở rộng hệ thống các trường cao đẳng, đại học cũng như nâng cao

chất lượng đào tạo, việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy luôn là mối quan tâm hàng

đầu của ngành giáo dục. Trong ba năm (1958-1960), Vụ Đại học và trung học chuyên nghiệp tiến hành chọn lọc, điều động hơn 100 giáo viên cấp III phổ thông, 700 sinh viên tốt nghiệp đại học và một số cán bộ KHKT ở các ngành bổ sung vào đội ngũ cán bộ giảng dạy. Nhờ vậy, đến năm 1960, đội ngũ cán bộ đã lên đến 1.260 người, trong đó có 17 tiến sĩ và phó tiến sĩ (chiếm 1,34%), 1.041 người có trình độ đại học (chiếm 82,6%), tỷ lệ là 1 cán bộ giảng dạy/13 sinh viên. Đây là một thành công lớn của ngành giáo dục đại học trong việc giải quyết khó khăn về cán bộ giảng dạy [78, tr.54].

Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ III (9-1960) của Đảng, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp về đào tạo cán bộ, góp phần xây dựng, phát triển ĐNTT ở

miền Bắc, hoàn thành tốt kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Theo đó, dự kiến số lượng cán bộ cần phải có trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là “25.000 cán bộ KHKT có trình độ cao đẳng, trên 100.000 cán bộ có trình độ trung cấp và 2.000.000 công nhân lành nghề” [78, tr.78]. Các trường đại học chủ trương mở thêm các khóa học ngắn hạn bên cạnh các khóa dài hạn, các lớp buổi tối, lớp gửi thư để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công nhân vừa sản xuất và công tác.

Có thể thấy rằng, với những chủ trương đúng đắn của Đảng về đào tạo ĐNTT, giáo dục đại học giai đoạn này triển mạnh mẽ về quy mô. Trong 10 năm (từ năm học 1955-1956 đến năm học 1964-1965), số lượng trường của giáo dục đại học tăng 4 lần; số sinh viên tuyển mới tăng 10,37 lần; số sinh viên đang đào tạo tại trường tăng 24,63 lần; số sinh viên tốt nghiệp trong năm tăng 26,81 lần.Trong đó, 5 năm sau (từ năm học 1960-1961 đến năm học 1964-1965), số lượng trường tăng 1,77 lần; số sinh viên đang đào tạo tại trường tăng 2,15 lần;

số sinh viên tốt nghiệp trong 5 năm tăng 2,55 lần (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Số trường đại học và số sinh viên đại học

Đơn vị tính: người

Năm học 1955-1956 1960-1961 1964-1965

Số trường 4 9 16

Số sinh viên tuyển mới 646 7.789 6.701

Số sinh viên đào tạo tại trường 1.191 13.640 29.337

Số sinh viên tốt nghiệp trong năm 270 2.836 7.241

“Nguồn: Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp,1976, tr.7” Năm 1960, hệ thống giáo dục đại học ở nước ta có 21 ngành học và 46 chuyên ngành, đến năm 1965 có 22 ngành và 97 chuyên ngành. Năm học 1964-1965 có 22.347 sinh viên hệ dài hạn tập trung đang đào tạo tại các trường đại học, trong đó số sinh viên theo học “ngành công nghiệp chiếm 34,1%; khối ngành sư phạm, ngoại ngữ chiếm 19,6%; khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 15,3%; khối ngành kinh tế - tài chính chiếm 12,5%; khối ngành y - dược, thể thao chiếm 12,1%; khối ngành khoa học cơ bản

chiếm 5,8%; khối ngành văn hóa nghệ thuật chiếm 0,27%” (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Cơ cấu các ngành đào tạo đại học năm học 1964-1965

“Nguồn: Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1976, tr.24” Để phát triển ĐNTT, cùng với sự mở rộng về quy mô trường lớp, số lượng

sinh viên và đa dạng các ngành đào tạo, hình thức đào tạo tại chức và chuyên tu

được đẩy mạnh. Bắt đầu từ năm học 1960-1961, các trường đại học thực hiện và mở rộng hình thức đào tạo tại chức. Số sinh viên hệ đào tạo tại chức năm học 1960- 1961 chiếm tỷ lệ 30,8% so với tổng số sinh viên tuyển vào các trường đại học trong

nước năm học đó (xem bảng 2.3). Đây là biện pháp phù hợp trong điều kiện miền

Bắc bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khi nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ ngày càng trở nên cấp thiết.

Bảng 2.3: Sinh viên tuyển vào các trường đại học trong nước (phân theo hình thức đào tạo)

Đơn vị tính: người

Năm học Tổng số Trong đó

Dài hạn tập trung Chuyên tu Tại chức

1955-1956 646 594 52 0

1960-1961 7.789 4.965 424 2.400

1964-1965 6.701 5.119 717 865

Cùng với việc đẩy mạnh đào tạo ĐNTT ở trong nước, Đảng và Nhà nước đã sớm chú trọng đến công tác gửi lưu học sinh ra nước ngoài đào tạo. Lưu học sinh được đào tạo về các lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, KHKT, nông nghiệp, y dược, KHXH, chế tạo máy và dụng cụ, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp, địa chất, tìm kiếm khoáng sản, năng lượng, công nghiệp hóa học, luyện kim, thông tin liên lạc, kinh tế, giao thông vận tải, sư phạm, tiếng nước ngoài.

Từ năm 1959, Bộ Giáo dục đã tổ chức cho lưu học sinh học dự bị trong nước một năm trước khi đi nước ngoài để học ngoại ngữ và bồi dưỡng, củng cố thêm về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng.

Nếu như năm 1954 mới chỉ có 329 người được gửi đi nước ngoài đào tạo thì đến năm 1960 là 1.085 người. Năm 1961 là năm có số lưu học sinh cao nhất, với 1.570 lưu học sinh, trong đó đào tạo đại học, cao đẳng là 1.480 người. Năm 1957 có

22 người và năm 1958 có 63 người được gửi đi đào tạo ở nước ngoài (xem bảng

2.4). Đây là hai năm miền Bắc có số lưu học sinh đi đào tạo ở nước ngoài ít nhất

trong 10 năm (1954-1964). Đào tạo trí thức ở nước ngoài chủ yếu là trình độ đại học, cao đẳng; nghiên cứu sinh và thực tập sinh có số lượng không nhiều. Lưu học sinh được tuyển chọn đi học ở nước ngoài phải đảm bảo về trình độ văn hóa, chính trị và sức khỏe. Họ có nhiều hoài bão, nhiệt tình cách mạng, quyết tâm phấn đấu học tập để về phục vụ đất nước. Phần lớn số lưu học sinh tốt nghiệp đã bổ sung vào đội ngũ cán bộ khoa học đào tạo trong nước, góp phần giải quyết tình trạng thiếu cán bộ trầm trọng ở miền Bắc.

Bảng 2.4: Lưu học sinh đào tạo trong giai đoạn 1954-1964

Nguồn: Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1976, tr.47”

Nhằm xây dựng được một ĐNTT lớn mạnh, vai trò của lực lượng giáo

viên các cấp là vô cùng quan trọng, đặc biệt ở trình độ đại học. Đảng nhấn mạnh:

“Thầy giáo là lực lượng cốt cán cho sự nghiệp phát triển giáo dục văn hóa. Chúng ta cần coi trọng việc đào tạo và bồi dưỡng thầy giáo về các mặt chính trị và tư tưởng cũng như về nghiệp vụ và văn hóa” [53, tr.553]. Chính vì thế, giai đoạn này có sự kết hợp giữa đào tạo cán bộ giảng dạy ở cả trong và ngoài nước, chủ yếu là Liên Xô. “Đến năm học 1964-1965, đã cử được hơn 500 cán bộ giảng dạy, trong đó có gần 50% là nghiên cứu sinh” [10, tr.32]. Ở trong nước, các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nâng cao trình độ; các hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với thực tế sản xuất... được tăng cường.

Trong cách mạng KHKT, yếu tố vô cùng quan trọng là đào tạo cán bộ. Việt

Nam đã gửi hàng chục ngàn thanh niên đi đào tạo ở nhiều nước XHCN, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc, ngoài ra có Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp, Bungari, Hungari, Rumani, Ba Lan, Cu Ba, Bắc Triều Tiên... Số sinh viên và cán bộ được cử đi đào tạo về rất nhiều lĩnh vực: nghiên cứu cơ bản, khoa học tự nhiên, KHXH, các ngành kỹ thuật như cơ khí, luyện kim, khai thác mỏ, đóng tàu, đường sắt, đường bộ, thực phẩm, dệt may, thủy lợi, nông học... Hàng chục ngàn cán bộ tốt nghiệp đại học và hàng trăm cán bộ trên đại học từ các nước XHCN bắt đầu trở về nước công tác từ khoảng giữa thập kỷ 60 (XX). Họ đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế thời kỳ này và cả thời kỳ sau.

đã ký với các nước XHCN hiệp định hợp tác KHKT. Nội dung chủ yếu của hoạt động hợp tác thời gian này là tranh thủ sự giúp đỡ của các nước anh em để đào tạo một đội ngũ cán bộ KHKT nhiều ngành chuyên môn và nhiều trình độ (đại học, phó tiến sĩ, tiến sĩ). Thông qua hợp tác, ĐNTT KHKT cũng ngày càng được trưởng thành về chất lượng và số lượng. Hầu hết cán bộ có trình độ đại học, trên đại học được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn qua con đường hợp tác KHKT với nước ngoài đều trở thành cán bộ chủ chốt trong bộ máy quản lý Nhà nước, trong công tác nghiên cứu và phát triển, trong đào tạo đại học và trong sản xuất kinh doanh.

Từ sau khi tiếp quản Viện Pasteur Hà Nội (1954), Chính phủ quyết định thành lập thêm một số viện ở các ngành. Đến năm 1960, miền Bắc có 11 cơ quan nghiên cứu và phát triển. Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1961-1965), 16 cơ quan nghiên cứu được tiếp tục xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, số các cơ quan phân theo lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn và khoa học y dược được đầu tư xây dựng nhiều hơn lĩnh vực khoa học nông nghiệp, KHKT và khoa học tự nhiên. Bên cạnh đó, hệ thống thư viện, nhà xuất bản, cơ quan thông tin cũng được hình thành và phát triển. Trong số các nhà xuất bản cấp quốc gia thì Nhà xuất bản Khoa học được thành lập từ rất sớm (9-6-1960), sau đó đổi tên là Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Trong thời gian này, nhà xuất bản đã xuất bản các loại sách chuyên môn, các loại từ điển, sách tra cứu, công trình nghiên cứu, tư liệu cho cán bộ.

Trong giai đoạn 1954-1964, miền Bắc đã nhận được những viện trợ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN Đông Âu không những cho phát triển kinh tế mà cả về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Thủy lợi và Điện lực, Viện liên hợp Khoa học tự nhiên, các cơ sở nghiên cứu quan trắc khí tượng, y tế, v.v..

UBKHNN đã ký kết và tổ chức thực hiện các hiệp nghị và kế hoạch hợp tác KHKT với hầu hết các nước XHCN, qua đó đã tranh thủ được sự giúp đỡ rất quý của các nước về kinh nghiệm tổ chức, quản lý KHKT, về xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học, về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, về tài liệu KHKT. Một số hoạt động quan trọng, nổi bật trong thời kỳ này như: Cùng với Uỷ ban kỹ thuật Trung Quốc tổ chức thực hiện tốt hai đợt điều tra tổng hợp và nguồn lợi cá đáy vùng biển Vịnh Bắc bộ (1959 - 1963). Tháng 4-1961, UBKHNN đã tổ chức đoàn khoa học Việt Nam sang tìm hiểu tình hình

KHKT, kinh nghiệm tổ chức, quản lý KHKT của Liên Xô, tranh thủ ý kiến của Uỷ ban KHKT và Viện Hàn lâm Liên Xô đối với chương trình dài hạn phát triển KHKT, kế hoạch KHKT 5 năm (1961 - 1965) của miền Bắc. Ngoài ra, Ủy ban còn tranh thủ được sự giúp đỡ toàn diện của Liên Xô về xây dựng Viện Liên hợp nghiên cứu khoa học (giúp thiết kế, giám sát thi công, cung cấp thiết bị toàn bộ, đào tạo cán bộ). UBKHNN đã cử khá nhiều cán bộ sang làm nghiên cứu sinh, thực tập sinh ở các Viện Hàn lâm khoa học và Viện liên hợp nghiên cứu nguyên tử DUPNA, đồng thời đã mời một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức ở miền bắc từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 46)