Chủ trương đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức ở miền bắc từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 75 - 85)

6. Kết cấu của luận án

3.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức

3.1.2. Chủ trương đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức

Trước hoàn cảnh đó, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 11(ngày 25-3-

1965) thông qua Đề cương báo cáo Về kịp thời chuyển hướng việc xây dựng và phát

mới. Hội nghị xác định cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam đang chuyển sang thời kỳ cả nước có chiến tranh, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn; nhưng hậu phương ấy cũng đang có chiến tranh và đang trực tiếp chiến đấu. BCH Trung ương quyết định chuyển hướng nền kinh tế và mọi mặt đời sống của miền Bắc sang thời chiến; một mặt để ứng phó với tình hình địch tăng cường và mở rộng chiến tranh phá hoại; mặt khác đáp ứng yêu cầu trực tiếp xây dựng CNXH

và giữ vững ổn định đời sống nhân dân trong điều kiện có chiến tranh.

Chủ trương chuyển hướng thể hiện rõ sự sáng tạo và quyết tâm của Đảng và nhân dân ta về xây dựng CNXH trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh ác liệt để tăng cường thực lực cho miền Bắc, tiếp tục chi viện cho chiến trường miền Nam, hoàn thành sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Đồng thời, việc khẳng định tiếp tục xây dựng CNXH ở miền Bắc trong hoàn cảnh có chiến tranh ác liệt cho thấy sự nhận thức rất rõ vị trí, tầm quan trọng quyết định của hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chiến tranh càng mở rộng, càng ác liệt thì vai trò của miền Bắc XHCN càng quan trọng. Vì vậy, Đảng khẳng định: “Trong bất kỳ tình thế nào, miền Bắc Việt Nam phải tiến lên CNXH làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà” [58, tr.110].

Mặc dù trong điều kiện có chiến tranh phá hoại, những quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển ĐNTT luôn được tích cực quan tâm. Xuất phát từ nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của miền Bắc và miền Nam về đội ngũ cán bộ KHKT, Đảng đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết mang tính chiến lược nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của ĐNTT và huy động tối đa sự tham gia đóng góp của họ vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.

Thông tri số 162-TT/TW của Ban Bí thư (29-5-1965) Về việc chọn người đi

học khoa học, kỹ thuật ở nước ngoài quyết định, dù tình hình chiến tranh ở Việt

Nam phát triển đến mức nào chăng nữa, phải:

Ra sức đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ đông đảo, vững mạnh, gồm hàng vạn cán bộ có trình độ đại học, hàng chục vạn cán bộ có trình độ chuyên nghiệp trung cấp và hàng ngàn cán bộ có trình độ cao hơn đại học để đáp ứng yêu cầu trước mắt và đẩy mạnh xây dựng, phát triển kinh tế trong cả nước sau này [58, tr.195].

Để thực hiện được đầy đủ quyết định đó cần có nhiều biện pháp. Biện pháp trước mắt là “ra sức đào tạo cán bộ ở trong nước” và “gấp rút lựa chọn hàng ngàn người cho đi học KHKT ở nước ngoài để đào tạo thành cán bộ có trình độ đại học và cao hơn đại học” [58, tr.196]. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, Đảng hết sức nhấn mạnh việc lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn về chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, sức khỏe để cử đi học, trong đó nhấn

mạnh tiêu chuẩn chính trị là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, chủ trương đặc biệt

tạo điều kiện cho những người đã được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng, có kinh nghiệm trong công tác, sản xuất được đi học ở nước ngoài, tiếp tục thể hiện quan điểm đào tạo cán bộ gắn lí luận với thực tiễn, tăng cường thực hiện trí thức hóa giai cấp công nông giai đoạn này.

Đảng cũng chỉ ra một số hạn chế trong đội ngũ cán bộ giảng dạy giai đoạn này như: lập trường, quan điểm giai cấp, trình độ hiểu biết đường lối chính sách còn thấp. Nhiều cán bộ giảng dạy chưa chú trọng đi sâu tìm hiểu cuộc sống của công nông. Tình trạng chạy theo bằng cấp và những biểu hiện khác của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do còn khá phổ biến. Một số ít giáo viên còn thấp kém về đạo đức [58, tr.245].

Trước thử thách mới đối với miền Bắc, ngày 20-7-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ miền Bắc thi đua sản xuất và chiến đấu để làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đối với ĐNTT, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi, “anh chị em trí thức hãy cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước” [58, tr.322].

Qua thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định vai trò của văn hóa, văn nghệ và ĐNTT văn nghệ sĩ. Trong bối cảnh mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,

Chỉ thị số 104-CT/TW của Ban Bí thư ngày 28-7-1965 Về công tác văn hóa, văn nghệ

trong tình hình mới khẳng định vai trò vô cùng trọng yếu của văn hóa, văn nghệ. Vì

thế, để tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa tinh thần cao quý của con người và dân tộc Việt Nam, Đảng chủ trương “phải coi trọng việc xây dựng văn hóa, việc nghiên cứu nghệ thuật, nhất là việc bồi dưỡng và đào tạo cán bộ” [58, tr.328].

Công cuộc xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN đòi hỏi sự tham gia đóng góp của mọi lực lượng trong xã hội. ĐNTT công tác trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ có vai trò quan trọng trong việc phổ biến nhanh chóng, rộng rãi những hiểu biết

KHKT; sáng tạo những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, đưa tác phẩm văn học nghệ thuật đến với nhân dân, nhất là những tác phẩm phản ánh cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc cũng như cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của đồng bào miền Nam, v.v..

Trong giai đoạn 1965-1975, chủ trương của Đảng đối với xây dựng ĐNTT ở miền Bắc đặc biệt nhấn mạnh đến việc “giáo dục lòng căm thù đối với bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai, cổ vũ tinh thần yêu nước và yêu CNXH, giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng” [58, tr.326], hướng đến xây dựng một nền văn hóa xứng đáng với nhân dân , phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.

Thanh niên luôn là lực lượng tiên phong trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào của dân tộc Việt Nam. Trong tình hình mới, Đảng nhận định, thanh niên là “một lực lượng to lớn có giác ngộ CNXH, có trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật, có sức khỏe, nếu được tổ chức, giáo dục và lãnh đạo tốt thì sẽ có rất nhiều cống hiến cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH” [58, tr.333]. Vì thế, Đảng chủ trương đẩy mạnh mọi hoạt động của Đoàn, tổ chức và lãnh đạo tốt cuộc vận động

ba sẵn sàng”. Cuộc vận động “ba sẵn sàng”: sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng

cảm và sẵn sàng nhập ngũ; sẵn sàng khắc phục khó khăn đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu và làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến... có ý nghĩa cách mạng to lớn, phù hợp với nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Thanh niên trí thức càng cần phải nhiệt tình, hăng hái, cùng với thanh niên toàn miền Bắc trở thành lực lượng xung kích trên tất cả các lĩnh vực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, xây dựng ĐNTT ở miền Bắc trong tình hình mới. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch nhấn mạnh: “phải tích cực đào tạo, sử dụng cán bộ chuyên môn trong tất cả các ngành, các cấp. Cán bộ chính trị phải chú trọng học tập kinh tế, kỹ thuật để lãnh đạo sản xuất được tốt. Cán bộ chính trị phải biết kỹ thuật, không biết, chỉ chính trị suông, không lãnh đạo được” [59, tr.14].

Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một số hạn chế trong công tác cán bộ còn tồn tại từ những năm trước đó như: tích cực đào tạo cán bộ mà không sử dụng tốt cán bộ. Có nơi, cho thanh niên đi học 5 năm ở nước ngoài về mà không

biết dùng làm gì. Rồi lại có công trình sư đi học về lại đưa đi làm phiên dịch. Như vậy, vấn đề chỉ tiêu đào tạo và sắp xếp có phần chưa phù hợp, ảnh hưởng đến sử dụng cũng như phát huy vai trò ĐNTT [59, tr.14].

Ngày 8-3-1966, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định sẽ tổ chức cuộc gặp mặt những nhà khoa học và văn hóa thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Cuộc họp với sự tham gia của một số nhà khoa học và văn hóa tiến bộ có tên tuổi trên thế giới hoặc từng khu vực, từng nước, tố cáo và lên án chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Với mong muốn, cuộc họp như vậy sẽ có một tiếng vang và có ảnh hưởng quốc tế rộng lớn, góp phần động viên thêm nhiều lực lượng ủng hộ Việt Nam và cô lập đế quốc Mỹ. Đảng nhấn mạnh: “Vì đây là một cuộc họp mặt của các nhà trí thức có tên tuổi trên thế giới, cho nên yêu cầu về hình thức, nội dung cũng như việc tiến hành có cao hơn những hội nghị quốc tế họp trước đây ở Việt Nam” [59, tr.62]. Qua chủ trương trên càng thấy Đảng luôn đánh giá rất cao vai trò, tiếng nói và sự lan tỏa, tầm ảnh hưởng của tri thức, của lương tri thời đại mà ĐNTT là những người nắm giữ vai trò đó.

Trước những hoạt động và âm mưu của đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược đối với miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, nhiệm vụ trước mắt của nhân dân miền Bắc là phải ra sức bảo vệ miền Bắc, tiếp tục sự nghiệp xây dựng CNXH và hoàn thành cải tạo XHCN ở miền Bắc, đồng thời tích cực chi viện cho chiến trường miền Nam để giải phóng miền Nam. Đảng LĐVN lãnh đạo quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, thực hiện công nghiệp hóa XHCN để tiếp tục sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời để tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng; đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc và tạo cơ sở tốt cho bước phát triển sau này.

Chính vì yêu cầu và nhiệm vụ to lớn như vậy, công tác xây dựng ĐNTT cần được phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhằm chuẩn bị cho nhu cầu về cán bộ có trình độ

của cả nước. Nghị quyết số 142/NQ-TW của Bộ chính trị (28-6-1966) Về việc đào

tạo và bồi dưỡng cán bộ KHKT và cán bộ quản lý kinh tế chủ trương:

Phải tranh thủ trong một thời gian tương đối ngắn, xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ KHKT và cán bộ quản lý kinh tế đông đảo, vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành, nghề, vừa có phẩm

chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ KHKT và nghiệp vụ giỏi, nắm vững được những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề KHKT, quản lý kinh tế do thực tiễn nước ta đề ra, và có khả năng tiến kịp trình độ KHKT tiên tiến trên thế giới [59, tr.228]. Nghị quyết chủ trương căn cứ vào những yêu cầu trước mắt và lâu dài của cả hai miền, của các ngành kinh tế, quốc phòng, giáo dục, khoa học, y tế, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của khu vực nhà nước và khu vực tập thể, của trung ương và địa phương, yêu cầu của trong nước và của hoạt động nước ngoài, đồng thời dựa vào thực lực miền Bắc, sự giúp đỡ của các nước XHCN để đưa ra một kế hoạch dài hạn, mạnh bạo, thiết thực và toàn diện về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ (cán bộ khoa học tự nhiên, KHXH, kỹ thuật, kinh tế, quản lý).

Về trình độ cán bộ, nghị quyết chủ trương phải đào tạo gấp nhiều cán bộ kỹ thuật có trình độ trung học, đồng thời phải hết sức cố gắng mở rộng hơn nữa việc đào tạo cán bộ có trình độ đại học và kiên quyết rút một số cán bộ đã có trình độ đại học cho học trình độ cao hơn.

Nghị quyết đề ra một số phương hướng để tăng cường đào tạo và bồi dưỡng

ĐNTT trong thời gian tới. Trước hết, phải “đảm bảo đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ tương đối hoàn chỉnh về ngành, nghề và trình độ” [59, tr.230]. ĐNTT cho các ngành khoa học cơ bản được đặc biệt chú trọng, coi đó là điều kiện quan trọng bậc nhất để nâng cao trình độ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. ĐNTT kỹ thuật được dành một tỷ lệ lớn trong kế hoạch đào tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,v.v.. Cán bộ cho các ngành quản lý kinh tế cũng phải đẩy mạnh đào tạo và bồi dưỡng. Bên cạnh đó, các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể thao cũng phải được chú trọng.

Phương hướng thứ hai là “chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ để

đáp ứng những nhu cầu ngày càng lớn và cấp bách của sản xuất và chiến đấu”, “phải thấm nhuần hơn nữa đường lối, chính sách cán bộ của Đảng, Chính phủ trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ” [59, tr.230-231].

Để xây dựng ĐNTT khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế vững mạnh, Nghị quyết nhấn mạnh việc các cấp, các ngành cần nhận thức một cách sâu sắc hơn tính cấp bách, vị trí quan trọng và những đặc điểm của công tác đào tạo và bồi dưỡng

ĐNTT trong cách mạng XHCN và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vì vậy, Đảng chủ trương chỉ đạo các cấp, các ngành cần tập trung lực lượng để giải quyết các vấn đề như: củng cố, phát triển và sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học và trung học chuyên nghiệp; tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy; coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ giảng dạy, học sinh, sinh viên; cải tiến phương pháp đào tạo cán bộ, gắn học tập với lao động sản xuất; kết hợp chặt chẽ các hình thức đào tạo và bồi dưỡng; phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và bổ túc văn hóa, đặc biệt là bổ túc công nông; tiếp tục vận động thi đua “hai tốt”; kết hợp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong nước và nước ngoài; cải tiến công tác phân phối và sử dụng cán bộ; tăng cường lãnh đạo đối với công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ [59, 232].

Có thể thấy, nghị quyết 142/NQ-TW là sự tiếp nối liên tục và phát triển chủ trương đào tạo và bồi dưỡng ĐNTT được đề ra từ Nghị quyết Đại hội III (9-1960). Nghị quyết đáp ứng được yêu cầu về xây dựng nguồn nhân lực ĐNTT, các nhà khoa học, gắn với đẩy mạnh cuộc cách mạng KHKT; vừa phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Như vậy, mặc dù chiến tranh đang diễn ra rất ác liệt ở cả hai miền Nam, Bắc, song Đảng vẫn quyết tâm đẩy mạnh quá trình xây dựng ĐNTT phục vụ nhu cầu hiện tại và cho cả nước sau này. Quan điểm, chủ trương đó chứng tỏ tầm nhìn chiến lược của Đảng về các vấn đề trọng đại của đất nước, coi xây dựng ĐNTT là nhiệm vụ trọng tâm của mọi giai đoạn cách mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức ở miền bắc từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 75 - 85)