Về hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức ở miền bắc từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 119 - 124)

Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

4.1. Một số nhận xét tổng quát

4.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân

Từ năm 1954 đến năm1975, về cơ bản, chủ trương của Đảng đối với trí thức ở miền Bắc là đúng đắn, phù hợp. Nhờ đó, Đảng đã xây dựng được một ĐNTT vừa “hồng”, vừa "chuyên”; động viên ĐNTT nỗ lực cống hiến hết mình về tài năng, trí tuệ, nhiệt huyết cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên, quá trình xây dựng ĐNTT của Đảng vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, Đảng đã quá coi trọng vấn đề giáo dục lý luận chính trị cho

ĐNTT, đặc biệt là trí thức văn nghệ sĩ.

Mục tiêu văn hóa, giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam sau ngày miền Bắc được giải phóng là xây dựng con người mới XHCN. Vì thế, xây dựng người trí thức thời kỳ này cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Người trí thức XHCN phải là người phát triển toàn diện, “vừa hồng vừa chuyên”. Tuy nhiên, ở một số thời điểm, mục tiêu giáo dục chính trị, tư tưởng lấn át mục tiêu bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn của ĐNTT.

Ngay trong nhà trường XHCN ở các cấp học hay trong các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng, sự nắm vững lý luận trở thành thước đo năng lực của mỗi cá nhân. Đặt trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, giáo dục lòng yêu nước; ý chí sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp của dân tộc, của cách mạng; niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong ĐNTT là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Nhưng đó không phải là tất cả để đánh giá về năng lực, trình độ của người trí thức, càng không thể là điều kiện để cân nhắc, sắp xếp vị trí công tác cho những trí thức ở miền Bắc. Hơn nữa, yêu cầu quá khắt khe về chính trị đối với trí thức nhiều khi làm ảnh hưởng đến phát triển năng lực sáng tạo của đội ngũ có những phẩm chất và cá tính riêng này.

Một số chủ trương và biện pháp đối với ĐNTT, đặc biệt là với trí thức văn nghệ sĩ thời kỳ 1954-1975 còn khá cứng nhắc, phiến diện. Biểu hiện cụ thể nhất là thái độ và

cách giải quyết của Đảng trong vấn đề “Nhân văn - Giai phẩm”. Từ năm 1955 đến

năm 1958, nhóm Nhân văn - Giai phẩm với một số đại diện như Trương Tửu, Phan Khôi, Trần Duy, Trần Dần, Phùng Quán, Trần Đức Thảo… đã cho đăng nhiều bài viết như: “Văn nghệ và chính trị”, “Bệnh sùng ái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ”,

“Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích”, v.v.. trên Tạp chí Giai phẩm mùa xuân (1-1956), Giai phẩm mùa thu (8-1956), Giai phẩm mùa đông và báo Nhân văn (9- 1956). Những bài viết này đề cao vấn đề “tự do” sáng tác của văn nghệ sĩ; bước đầu nêu lên một số hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước. Một số trí thức đã mạnh dạn dùng ngòi bút để viết về tự do, dân chủ. Họ cho rằng cần đảm bảo không gian tự do cho sự sáng tạo những giá trị mới. Tuy nhiên, Đảng, Nhà nước lại cho rằng những trí thức thuộc nhóm “Nhân văn - Giai phẩm” bộc lộ khuynh hướng chống Đảng, chống chế độ ngày càng công khai; quy kết cho báo “Nhân văn” kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình, ra quyết định đình bản và cấm lưu hành báo “Nhân văn”.

Nhìn chung, hầu hết các trí thức ở lại miền Bắc sau tháng 7-1954 đều xuất phát từ lòng yêu nước. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trí thức đã chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ, hết lòng hết sức phục vụ kháng chiến. Trí thức mong muốn sau khi kháng chiến thắng lợi, họ sẽ được hưởng không khí tự do nhiều hơn cả dưới thời Pháp thuộc. Do vậy, một số yêu cầu, đòi hỏi của trí thức về tự do trong sáng tạo, về công bằng trong quản lý, đánh giá năng lực cá nhân, sắp xếp công việc phù hợp là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, Đảng chưa nhìn nhận, phân tích thấu đáo các nguyên nhân khách quan, chủ quan của những sự việc đó; cực đoan trong nhận thức và hành động; lập tức coi họ như lực lượng đối lập, có những giải pháp cứng nhắc để trấn áp.

Đảng LĐVN đã chỉ đạo các cấp ủy phổ biến cho cán bộ, đảng viên những nhận định có phần áp đặt, chủ quan và sai lệch về khuynh hướng chính trị của “Nhân văn - Giai phẩm”, yêu cầu đảng viên kiên định lập trường và đi sâu tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân nhất trí với nhận định của Đảng, không ngộ nhận những luận điệu của “Nhân văn - Giai phẩm”. Trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và Hà Nội có hàng loạt bài phê phán những sai lầm của “Nhân văn - Giai

phẩm”. Ngày 6 -1-1958, Bộ chính trị ra Nghị quyết số 30 - NQ/TW Về việc chấn

chỉnh công tác văn nghệ, “lột trần bộ mặt thực” về chính trị của những phần tử xấu

trong nhóm “Nhân văn”, lên án khuynh hướng chính trị độc hại.

Thậm chí, Đảng còn đặc biệt chú trọng tới việc thành lập nhiều cơ quan chuyên trách về công tác văn hóa - tư tưởng để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh

những trí thức có ý kiến về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của đất nước khác so với số đông, khác so với đường lối của Đảng. Trong kế hoạch, biện pháp phát triển ĐNTT của từng ngành: Giáo dục, y tế, văn hóa, kinh tế, văn học - nghệ thuật, KHKT, KHXH... đều có dấu ấn của việc quá nhấn mạnh/ quá đề cao công tác giáo dục tư tưởng, bản lĩnh chính trị của người trí thức.

Qua thực tế của phong trào “Nhân văn - Giai phẩm” cũng cho thấy cần xem xét ở góc độ “phản biện” xã hội của ĐNTT ở miền Bắc lúc đó. Nhiều trí thức ở các ngành nghề khác nhau, thậm chí có trí thức được đào tạo ở nước ngoài về giai đoạn này cũng bị khép vào tội “nhân văn - giai phẩm”, “chống đảng” ở một phương diện nào đó về tư tưởng, đường lối. Đặc biệt, trong giới trí thức văn nghệ sĩ - có người đã bị khép vào tội chống đảng và đã bị đối xử khá nặng nề một thời gian dài. Nhiều người trong số đó, giai đoạn hiện tại lại được ghi nhận, vinh danh, trao tặng giải thưởng cao quý vì những đóng góp lớn lao của họ cho nền văn hóa, giáo dục và tư tưởng của Việt Nam. Vậy phải chăng đây là sự thừa nhận những sai lầm trong thực hiện chủ trương trí thức vận của Đảng thời kỳ 1954-1975.

Thứ hai, quá trình cụ thể hóa, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng thành

các chính sách của Nhà nước, của các bộ, ngành trong xây dựng ĐNTT còn chậm và hiệu quả đạt được chưa cao.

Để các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng ĐNTT ở miền Bắc được đi vào cuộc sống cần phải có các chính sách để hiện thực hóa những quan điểm, chủ trương đó. Tuy nhiên, nhiều chính sách, giải pháp cụ thể của Nhà nước và các bộ, ngành đề ra còn chậm so với yêu cầu của tình hình thực tiễn.

Từ khi thành lập Đảng (1930) đến tháng 8-1957, lần đầu tiên Đảng mới có một chính sách riêng về ĐNTT. Trước đó, chưa có một văn kiện nào bàn chuyên sâu, đầy đủ về vai trò, vị trí và đề ra các biện pháp tổng thể, toàn diện để xây dựng ĐNTT

như trong Chính sách của Đảng LĐVN với trí thức. Trong văn kiện này, thái độ trân

trọng tài năng, phẩm chất cách mạng, đề cao vai trò của trí thức trong công cuộc xây

dựng CNXH ở miền Bắc là tư tưởng xuyên suốt. Chính sách của Đảng LĐVN với trí

thức được ban hành trong bối cảnh ĐNTT ở miền Bắc có một số biểu hiện phức tạp

Giai phẩm”. Nếu chính sách đó ra đời sớm hơn, có thể đã làm giảm bớt những hoài nghi, củng cố niềm tin của trí thức vào con đường đi lên CNXH, cổ vũ và động viên

họ tham gia vào sự nghiệp xây dựng miền Bắc XHCN. Thêm vào đó, từ sau Chính

sách của Đảng LĐVN với trí thức (8-1957), phải đến ngày 7-7-1971 mới có Chỉ thị

số 109-CT/TW của Ban Bí thư Về việc phân công trong công tác vận động, quản lý

ĐNTT. Với vai trò, vị trí đặc biệt cần thiết của ĐNTT đối với sự nghiệp cách mạng

XHCN và giải phóng miền Nam thì cần nhiều hơn nữa những Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng dành riêng cho xây dựng ĐNTT chứ không chỉ dừng lại ở những Nghị quyết, Chỉ thị chung chung về phát triển KHKH, KHXH, giáo dục - đào tạo, văn hóa, v.v..

Hơn nữa, cũng chính từ việc quá đề cao tư tưởng, chính trị trong xây dựng ĐNTT nên trong quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương xây dựng, phát triển ĐNTT ở miền Bắc của Đảng nhiều lúc, nhiều nơi còn bị chế định bởi quan điểm giai cấp. Các chỉ thị của Đảng luôn nhấn mạnh đến công tác tăng cường lựa chọn, bồi dưỡng hay cho đi đào tạo ở nước ngoài những cá nhân xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, có kinh nghiệm lao động sản xuất. Chủ trương đó cơ bản phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, việc quá chú trọng thành phần xuất thân, ưu tiên con em công - nông, thành phần cán bộ, người dân tộc thiểu số… trong sắp xếp công việc, cất nhắc chức vụ đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sử dụng ĐNTT. Đồng thời, gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề quản lý, sử dụng trí thức, khi để “lọt” mất người có tài; phần nào làm giảm niềm tin của trí thức đối với Đảng, cản trở sự phát triển của khối đại đoàn kết toàn dân, mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí.

ĐNTT ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1975 được đào tạo ở nhiều chuyên ngành, nhưng chủ yếu là ngành công nghiệp, sư phạm và ngoại ngữ; ngành kinh tế, tài chính chưa được quan tâm, chú trọng đào tạo. Điều này phản ánh chủ trương đào tạo ĐNTT ở miền Bắc chưa thực sự phù hợp, mang tính quan liêu trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung; chưa có quy hoạch dài hạn về đào tạo trí thức, việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo ĐNTT lại thiếu chặt chẽ; cho nên có hiện tượng vừa thiếu cán bộ, vừa mất cân đối, nhưng có lúc, có nơi là “thừa”. Vì thế, có ngành “thừa”, có ngành thiếu cán bộ và hệ lụy của nó là nhiều trí thức đảm nhiệm những

công việc không đúng với lĩnh vực mình được đào tạo. Số lượng trí thức được đào tạo ra nhìn chung chất lượng còn thấp, trình độ kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn sản xuất và công tác vẫn còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do những giải pháp, chính sách của Đảng với ĐNTT đôi lúc chưa thông thoáng, chưa đáp ứng được sự mong đợi của trí thức. Một cơ chế tự do trong sáng tạo; sự công bằng trong cách đánh giá năng lực; sự tôn trọng những phẩm chất và đặc điểm riêng chỉ có ở ĐNTT chưa thực sự được thấu hiểu; ý kiến cá nhân của trí thức phản biện ở nhiều góc độ khác nhau chưa thực sự được nhìn nhận, quan tâm, v.v.. Đó là những trở ngại khá lớn trong lãnh đạo xây dựng ĐNTT ở miền Bắc thời kỳ 1954-1975.

Những hạn chế trong xây dựng ĐNTT còn do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nhất là giai đoạn 1965-1975. Chiến tranh đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội ở miền Bắc XHCN và vì thế, quá trình xây dựng ĐNTT dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng bị ảnh hưởng. Việc quản lý, sắp xếp, bồi dưỡng, đào tạo, đãi ngộ, sử dụng ĐNTT phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế kế hoạch hóa nền kinh tế và những quy luật của chiến tranh.

Hơn nữa, do tác đô ̣ng của bối cảnh quốc tế tại thời điểm đó khi Việt Nam cũng như các nước XHCN khác chịu ảnh hưởng khá lớn văn hóa - tư tưởng của Liên Xô và Trung Quốc. Mô hình văn hóa, giáo dục của Trung Quốc, Liên Xô với những nguyên tắc của nền văn hóa vô sản, lý luận Mao Trạch Đông, Stalin về vấn đề dân tô ̣c và cách mạng giải phóng dân tộc đã có ảnh hưởng nhất định đến chủ trương của Đảng đối với trí thức. Tư tưởng tả khuynh, chủ nghĩa thành phần là những cản trở trong nhận thức và sự chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng đối với xây dựng ĐNTT thời kỳ 1954-1975.

Tóm lại, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động, quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng ĐNTT ở miền Bắc (1954-1975) còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Đặt trong phông nền chung là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn, thử thách và gian khổ, đất nước bị chia cắt làm hai miền, mối quan hệ quốc tế phức tạp đan xen... thì xây dựng ĐNTT cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng đó. Tuy nhiên, một số hạn chế nêu trên không làm mờ đi những

thành tựu, kết quả to lớn đã đạt được trong xây dựng ĐNTT.

Từ những thành công và hạn chế đó, quá trình xây dựng ĐNTT ở miền Bắc của Đảng thời kỳ 1954-1975 để lại một số bài học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc cho công cuộc xây dựng ĐNTT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức ở miền bắc từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 119 - 124)