qua
3.1.1.Đối với trường hợp xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính
Hiện nay, việc tự nguyện nhận cha, mẹ, con trong thực tế tuy không nhiều nhưng diễn ra khá thuận lợi vì việc nhận cha, mẹ, con này là tự nguyện và không có tranh chấp. Theo thủ tục này các bên sẽ tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định về quan hệ nhân thân giữa các chủ thể. Do các bên cha, mẹ lo sợ việc nhận cha, mẹ, con ngoài giá thú sẽ ảnh hưởng đến công việc, uy tín, danh dự và tiền bạc của họ nên việc này diễn ra không nhiều mà chủ yếu là việc đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú. Nhưng cũng có những trường hợp mà cha, mẹ sau khi kết hôn hợp pháp với nhau hoặc đã nghỉ hưu mới chính thức đến UBND để xin đăng ký nhận cha, mẹ, con. Đặc biệt, có những trường hợp sinh con trước thời kỳ hôn nhân sau đó cha, mẹ mới kết hôn với nhau, UBND buộc phải thông qua thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con nhưng cũng có UBND cho phép khai sinh ra đứa trẻ luôn, không cần qua thủ tục đăng ký cha, mẹ, con và bổ sung thêm phần họ tên cha còn thiếu vào giấy khai sinh của người con.
Bên cạnh đó, hình thức biểu hiện của tranh chấp là khác nhau.Nên hiểu thế nào là “tranh chấp” và “không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con” để xác định chính xác thẩm quyền giải quyết đối với yêu cầu này.Đến nay, pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Giả sử, đối với trường hợp con đã thành niên làm thủ tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp cha, mẹ đã chết mà có sự phản đối của người mẹ, hoặc người cha còn sống hoặc những người thuộc diện thừa kế, hàng thừa kế của người đã chết thì có nên coi đây là vụ việc có tranh chấp hay không?...Trường hợp này thường gây lúng túng cho UBND khi giải quyết.