Xác định cha,mẹ, con theo thủ tục tư pháp

Một phần của tài liệu xác định cha, mẹ cho con theo pháp luật việt nam (Trang 33 - 35)

Việc xác định cha, mẹ, con theo thủ tục tư pháp dựa trên phán quyết của Tòa án. Quyền xác định cha, mẹ, con được quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000 và BLTTDS năm 2004.

Theo điều 64 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình”. Điều 66 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự. Đồng thời do BLTTDS năm 2004 đã bỏ quy định về thẩm quyền chung của Viện kiểm sát nhân dân nên Viện kiểm sát nhân dân không có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự, vì vậy những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con bao gồm:

+ Cha,mẹ, người giám hộ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự về quyền tự mình yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho người con đó;

+ Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con:

-Hội liên hiệp phụ nữ.

Đồng thời Khoản 3 Điều 57 BLTTDS năm 2004 cũng quy định: “ đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác”. Vậy nên:

- Trường hợp người con đã thành niên thì tự mình đứng nguyên đơn, yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho mình.

- Trường hợp yêu cầu Tòa án xác định một người đã chết là cha, mẹ của mình thì chỉ có nguyên đơn, không có bị đơn (đã chết) nhưng vợ, chồng, con của người đã chết được tham gia tố tụng với tư cách người có quyền và lợi ích liên quan.

Người có quyền khởi kiện xác định cha, mẹ, con phải nộp đơn khới kiện, đồng thời phải đưa ra chứng cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật HN&GĐnăm 2000:“trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định” và theo Điểm b Mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “..khi có người yêu cầu Tòa án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết phải giám định gien.Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien”.

Tuy nhiên pháp luật nước ta vẫn chưa quy định cụ thể về chứng cứ khi có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con.

Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định tương đối cụ thể các trường hợp xác định cha, mẹ, con. Đối với trường hợp xác định cha, mẹ, con trong giá thú pháp luật đã có những quy định khá cụ thể và rõ ràng. Bên cạnh đó, vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học và xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học đã được pháp luật thích ứng kịp thời. Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú pháp luật quy định còn khá chung chung, chưa cụ thể và rõ ràng.

Thủ tục xác định cha, mẹ, con được quy đinh rõ ràng bao gồm hai thủ tục đó là theo thủ tục tư pháp và theo thủ tục hành chính. Thực tiễn xác định cha, mẹ, con trong giá thú diễn ra khá thuận lợi, còn việc xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú còn khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn do pháp luật chưa quy định cụ thể về chứng cứ về vấn đề này.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về xác định cha, mẹ, con theo pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu xác định cha, mẹ cho con theo pháp luật việt nam (Trang 33 - 35)