Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đời sống văn hóa của người lao động việt nam trên báo điện tử (khảo sát báo lao động online, lao động thủ đô online, người lao động online từ tháng 9 2014 2 2015) (Trang 47 - 53)

1.2 .Văn hóa và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động

1.2.3 .Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam

2.2. Nội dung thông tin về đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam trên các

2.2.2. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đờ

dựng đời sống văn hóa của người lao động

Nội dung này được báo chí quan tâm, đề cập hàng đầu. Những nội dung thông tin cập nhật nhất về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được truyền tải kịp thời. Các báo thực sự trở thành kênh thông tin hữu hiệu phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật cho người lao động, đồng thời là phương tiện, công cụ hữu hiệu cho các nhà quản lý.

Có thể thấy thông tin này thường xuyên trên báo Lao động online trong chuyên mục Công đoàn, chiếm tới 45% lượng bài viết về đời sống văn hóa của người lao động.

Ví dụ: Báo lao động online ngày 31/12/2014 có bài: “Thực hiện tiêu chuẩn lao động quốc tế, tạo việc làm bền vững”. Bài viết hướng đến hình thành và phát triển văn hóa lao động của người lao động Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn lao động quốc tế. Người viết đưa ra những giá trị chung của tiêu chuẩn lao động quốc tế: “là một khung pháp lý quốc tế nhằm đạt được toàn cầu hóa công bằng và ổn định, ví dụ TCLĐQT tránh tình trạng một số nước không cạnh tranh với nhau bằng mức lương thấp và điều kiện làm việc bóc lột”, đưa ra ý kiến của chuyên gia nước ngoài về việc thực hiện tiêu chuẩn lao động quốc tế ở các quốc gia trên thế giới: Ông Phillip Hazelton - chuyên gia về quan hệ LĐ của ILO tại VN - chia sẻ: “TCLĐQT cung cấp một khung pháp lý cho các quốc gia, nhằm thực hiện toàn cầu hóa một cách công bằng dựa trên nguyên tắc tạo việc làm bền vững, quyền của con người được tôn trọng và đảm bảo an toàn khi làm việc, thúc đẩy phát triển DN bền vững, mang lại thêm nhiều cơ hội việc làm và thu nhập. TCLĐQT là những tiêu chuẩn chung giữa các quốc gia và thể hiện khía cạnh xã hội mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa. TCLĐQT dựa trên những mục tiêu chiến lược đã được đồng thuận bởi các chính phủ, NLĐ và CĐ của hơn 180 quốc gia về các lĩnh vực việc làm, bảo trợ xã hội, đối thoại xã hội và quyền tại nơi làm việc”. Từ

đó tác giả cũng gắn việc thực hiện tiêu chuẩn lao động quốc tế với một lợi ích trực tiếp cho người lao động đó chính là tạo việc làm bền vững: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập, bất kể có các hiệp định thương mại hay không, việc tuân thủ các TCLĐQT là đòi hỏi của thị trường chứ không phải của các chính phủ, vì nó có lợi hơn cho DN, cho NLĐ và cho nền kinh tế. Các tiêu chuẩn cao hơn về lương và thời giờ làm việc có thể khiến NLĐ hài lòng hơn, do đó DN sẽ chịu ít biến động về nhân sự hơn. Càng ngày, các đối tác thương mại quốc tế càng yêu cầu các DN phải đáp ứng được các TCLĐQT cơ bản”. Khi đọc bài viết này, độc giả có thể hiểu được những giá trị của tiêu chuẩn lao động để từ đó chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động biết cách áp dụng những tiêu chuẩn này tại cơ sở của mình. Người lao động vì thế cũng được hưởng những lợi ích nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của mình. Tuy nhiên, bài viết lại không đưa ra được những tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản bao gồm những tiêu chuẩn nào nên người đọc vẫn chưa nắm được chính xác về nội dung của các tiêu chuẩn đó. Có thể đưa những thông tin này trong một box thông tin ở phía dưới bài viết, người muốn tìm hiểu sẽ có thể đọc được ngay, hoặc viết một bài viết giới thiệu các tiêu chuẩn và gắn link vào bài viết này để người đọc có thể dễ dàng tìm được.

Bài viết: “CĐ thành phố Hà Nội năm 2015: Phấn đấu thành lập 5 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân trở lên” ngày 6/1/2015 là thông tin về chủ trương của công đoàn thành phố Hà Nội về việc thành lập mới các điểm sinh hoạt văn hóa cho công nhân. Đây là bài viết tổng kết những thành tích của công đoàn thành phố Hà Nội trong năm 2014 như: “Tổ chức 52 cuộc tuyên truyền, đối thoại, tư vấn lưu động, tư vấn trực tiếp tại cơ sở về pháp luật cho trên 7.950 CNLĐ”, “hướng dẫn CNVCLĐ vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm với 169 dự án, 1.765 hộ CNVCLĐ vay tổng số tiền 32 tỉ 779 triệu đồng, tạo việc làm mới cho 2.126 người”. Đồng thời cũng đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ của năm mới như: “phấn đấu có từ 95% trở lên

CNVCLĐ được quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, CĐ; tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước; 90% trở lên CNLĐ trẻ được học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH- HĐH và hội nhập quốc tế; Phấn đấu thành lập 5 điểm sinh hoạt văn hóa CN trở lên; 100% CB CĐ các cấp được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động CĐ…” Với những chủ trương, nhiệm vụ đặt ra, công đoàn thành phố Hà Nội hướng đến chăm sóc cho người lao động toàn diện cả đời sống văn hóa tinh thần cũng như vật chất.

Hay ngày 8/1/2015 trong chuyên mục Công đoàn của báo Lao động online có bài: “Luật hóa việc thưởng tết sẽ tạo sự công bằng”. Bài viết nêu những ý kiến của cán bộ công đoàn cũng như chủ doanh nghiệp về việc thưởng Tết cho người lao động. Thưởng Tết là một phần thu nhập mà người lao động nào cũng mong chờ nhằm chăm lo cho đời sống của gia đình mình. Tuy nhiên, có một thực tế là có đơn vị thì người lao động được thưởng Tết rất lớn, nhưng có nơi thưởng Tết lại gần như bằng không. Các ý kiến cho rằng cần phải luật hóa việc thưởng Tết để người lao động được chăm lo một cách tốt nhất và đảm bảo công bằng. Có ý kiến cho rằng: “Mức thưởng tết thì nên căn cứ theo lương là chuẩn nhất. Bởi lẽ, việc đóng BHXH, khen thưởng hay kêu gọi đóng góp ủng hộ... cũng đều căn cứ theo lương. Mặt khác, việc thưởng tết cũng nên ưu tiên những vùng điều kiện kinh tế khó khăn, những NLĐ trực tiếp, LĐ nặng nhọc ở nơi môi trường độc hại.” Đại diện người sử dụng lao động thì cho rằng: “Theo cá nhân tôi, dù thuận lợi hay khó khăn, các cơ quan, đơn vị, DN cũng nên có thưởng tết cho NLĐ.Thưởng tết cao hay thấp thì tùy cơ quan, đơn vị, DN. Nơi nào có điều kiện thưởng tết cao cho NLĐ thì càng tốt.” Từ những ý kiến này, có thể thấy, việc luật hóa thưởng Tết là một việc làm rất nên được xem xét đề cập. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn thì người viết nên lấy nhiều ý kiến hơn thay vì chỉ có 3 ý kiến của Bà Lê Thị Mai Oanh - Trưởng ban Chính sách pháp luật CĐ Giáo dục VN, Ông

Đinh Quang Chúc - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Kạn và ông Ông Vũ Ngọc Sang - Giám đốc Cty CP Trà Than Uyên (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu). Đành rằng 3 ý kiến này là đại diện cho người làm luật, đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động. Có thể triển khai thành chùm bài viết để độc giả thấy rõ được sự cấp thiết của việc luật hóa thưởng Tết nhằm nâng cao đời sống vật chất cho người lao động. Từ đó cũng phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho họ.

Hay ngày 2/2/2015 có bài: “Phát triển Đảng trong công nhân: Cán bộ công đoàn phải là hạt nhân” có nội dung tuyên truyền về việc xây dựng và phát triển Đảng trong đội ngũ công nhân lao động tại buổi tọa đàm “Công đoàn tham gia giới thiệu Đảng viên công nhân”. Theo đó: “Không có Đảng thì CĐ hoạt động không hiệu quả, không có CĐ thì CN đình công tự phát suốt, tranh chấp thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Cty. Đảng không cho tôi tiền, không cho anh tiền nhưng Đảng là lý tưởng. Khi có lý tưởng, con người ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn”. Trước hết, bài viết nêu những vấn đề khi thành lập chi bộ Đảng tại các doanh nghiệp: “Đối với nhiều người, công việc, tài chính là quan trọng nhất. DN chỉ cần CN hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, nên khi chúng tôi đặt vấn đề “Muốn thành lập tổ chức Đảng trong DN của anh” thì đa số câu hỏi mà chúng tôi nhận được là “Vậy tôi được gì?”.” Cần phải trả lời được câu hỏi “Tôi được gì?” thì việc phát triển Đảng tại các doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả. Từ đó, tác giả bài viết đưa ra giải pháp cán bộ công đoàn phải là hạt nhân trong việc phát triển Đảng trong công nhân. Cần phải giúp lãnh đạo các doanh nghiệp hiểu được “tổ chức Đảng là yếu tố tích cực hỗ trợ DN phát triển, giáo dục CN nâng cao ý thức trách nhiệm trong lao động.” đồng thời “để phát triển Đảng ở cơ sở, đối tượng phát triển đảng viên đầu tiên là cán bộ CĐCS, qua đó góp phần khẳng định bản lĩnh, vai trò lãnh đạo tiên phong. Bên cạnh đó, CĐ phải giáo dục CN, giúp họ hiểu rằng vào Đảng không phải để được gì, mà là cơ hội để người CN trưởng

thành về mặt lý luận chính trị cũng như nhận thức trách nhiệm trong công việc.” Như vậy, có thể thấy, bài viết đã góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng về việc xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Xây dựng Đảng vững mạnh cũng là một phần của đời sống văn hóa của người lao động. Bằng việc đưa ra những lợi ích khi doanh nghiệp có tổ chức Đảng, khi công nhân trở thành Đảng viên để khuyến khích chủ doanh nghiệp xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và khuyến khích người lao động phấn đấu tham gia vào tổ chức Đảng.

Hay bài: “Nghị định quy định một số điều của Bộ luật LĐ đối với lao động nữ: Càng cụ thể, càng tốt”, ngày 5/2/2015. Bài báo đưa thông tin về việc lấy ý kiến của người lao động về dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của BLLĐ 2012 đối với LĐ nữ. Trước hết, tác giả chỉ ra những điểm hạn chế của các quy định khiến cho doanh nghiệp không mặn mà với việc đăng ký sử dụng lao động nữ: “Ông Trần Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH TPHCM - cho rằng, theo quy định của pháp luật, DN đăng ký sử dụng LĐ nữ sẽ được hưởng một số ưu đãi. Tuy nhiên, thực tế thì các DN không mặn mà lắm. Theo thống kê của Sở LĐTBXH TP, số DN đăng ký để hưởng chính sách LĐ nữ đang có xu hướng giảm, bình quân mỗi năm chỉ có 14 DN đăng ký. Trong khi chỉ tính từ năm 2010 đến nay, toàn TP có trên 2.000 DN sử dụng LĐ nữ.

Theo ông Sơn, các ưu đãi đối với DN sử dụng nhiều LĐ nữ phần lớn đều gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục để hưởng. Điển hình, Cty Pou Yuen có gần 85.000 LĐ, trong đó 69.000 LĐ nữ (chiếm 81,5%), đã hội đủ các điều kiện để hưởng các chính sách ưu đãi như: Thành lập trường mầm non giữ trẻ cho con CN, CN không gửi tại đây thì được hỗ trợ 150.000 đồng/tháng. Thành lập trạm y tế ngay tại Cty, hỗ trợ mỗi LĐ nữ sinh con 300.000 đồng. Tuy nhiên đến nay Cty không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập DN, chỉ vì lý do thủ tục đăng ký sử dụng LĐ nữ khá phức tạp, việc hạch toán riêng để tính

theo quy định cũng rất phức tạp. Hoặc có DN muốn xây dựng nhà trẻ như Cty Thái Tuấn với gần 1.000 LĐ nữ, nhưng không có đất để thực hiện.”

Từ đó, bài báo cũng đưa ra ý kiến của người lao động, người sử dụng lao động để khắc phục những hạn chế, đó là phải thật cụ thể, xuất phát từ những điều nhỏ nhất. “CN Lê Thị Phương Khánh - Cty TNHH Quốc tế Unilever - nêu ý kiến, mặc dù luật quy định “LĐ nữ trong thời gian "đến tháng" được nghỉ mỗi ngày 30 phút”, nhưng thực tế chúng tôi rất khó hưởng lợi từ quy định này vì ai cũng ngại thông báo. Hoặc việc thiết kế buồng vệ sinh dành cho nữ chưa được các DN quan tâm. Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch CĐ CoopMart - đề nghị, phải làm rõ về quy chuẩn buồng vệ sinh nữ là như thế nào?” hay “Ông Nguyễn Thành Đô - Chủ tịch CĐ các KCX-KCN TPHCM - cho rằng: Nghị định này cần phải thật cụ thể, ví dụ nên quy định rõ trong các KCX, KCN dành ra bao nhiêu quỹ đất để xây dựng nhà trẻ, nhà mẫu giáo cho con CN và nên quy định ngay từ khi có quy hoạch. Bởi thực tế hiện nay tại các KCX, KCN hiện hữu các nhà máy đã mọc lên san sát, DN có muốn cũng khó lòng thực hiện. Hoặc quy định mức hỗ trợ cho LĐ nữ thì mức đó là bao nhiêu, nên quy theo phần trăm của lương tối thiểu để phù hợp với lộ trình tăng lương tối thiểu hằng năm. Nên có chế tài cụ thể trong trường hợp DN có hành vi phân biệt, đối xử với LĐ nữ.”

Những ý kiến của người lao động được Liên đoàn lao động tiếp thu để đề xuất Chính phủ có những điều chỉnh khi ban hành nghị định hướng dẫn. Quan tâm tới đời sống của lao động nữ là một phần quan trọng của chính sách chăm sóc đời sống văn hóa của người lao động. Có thể thấy, báo chí đã đảm nhiệm tốt nhiệm vụ tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, từ đó tiếp thu những phản hồi để có điều chỉnh phù hợp.

Báo Lao động thủ đô online ngày 2/9/2014 có bài “Khuyến khích đối thoại”; ngày 12/9/2014 có bài “Liên đoàn lao động huyện Mỹ Đức: Triển khai nghị định 191/CP của chính phủ”; ngày 19/9/2014 có bài: “LĐLĐ huyện Mỹ

Đức: Chú trọng tham gia giải quyết việc làm cho người lao động”; ngày 20/10/2014 có bài: “Lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp”; ngày 31/10/2014 có bài: “Quản lý chặt để doanh nghiệp thực thi đúng luật lao động”; ngày 2/12/2014 có bài: “Hơn 150 cán bộ công đoàn tham dự tập huấn về an toàn lao động”; ngày 19/1/2015 có bài: “Quy hoạch cán bộ công đoàn như chuẩn bị hạt giống tốt”…

Báo Người lao động online ngày 18/12/2014 có bài: “Sử dụng hiệu quả kinh phí công đoàn”; ngày 4/1/2015 có bài: “Đưa hàng giảm giá đến CNVC- LĐ”; ngày 25/1/2015 có bài: “Lấy chăm lo làm gốc”; ngày 26/2/2015 có bài: “Chăm lo thiết thực cho công nhân”…

Nhìn chung, các tin bài về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tuy nhiều nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức đưa tin thông thường, chưa có những bài viết chuyên sâu, nêu lên bản chất của các chủ trương, chính sách để người lao động có thể hiểu một cách sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đời sống văn hóa của người lao động việt nam trên báo điện tử (khảo sát báo lao động online, lao động thủ đô online, người lao động online từ tháng 9 2014 2 2015) (Trang 47 - 53)