Tăng cường sự định hướng, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đời sống văn hóa của người lao động việt nam trên báo điện tử (khảo sát báo lao động online, lao động thủ đô online, người lao động online từ tháng 9 2014 2 2015) (Trang 83 - 85)

1.2 .Văn hóa và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động

1.2.3 .Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam

3.3. Một số kiến nghị tăng cường hiệu quả thông tin về vấn đề đời sống văn hóa

3.3.1. Tăng cường sự định hướng, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong quản lý

quản lý báo chí về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động

Để hoạt động báo chí có hiệu quả trước hết cần có một đường lối, quan điểm, cơ chế đúng đắn, khoa học và tiến bộ của Đảng và Nhà nước. Nền tảng chính trị ổn định cùng với hệ tư tưởng chính thống và kinh tế, xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện cho báo chí phát huy được thế mạnh của mình.

Thông tin về đời sống văn hóa của người lao động trên báo điện tử cũng vậy. Để thông tin hiệu quả với tác động mạnh mẽ và lâu dài, nhà báo, cơ quan báo chí cũng cần có những chiến lược thông tin phù hợp với sự định hướng

thông tin của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng cũng cần có hành lang pháp lý chặt chẽ cùng một kế hoạch tổng thể và đồng bộ trong công tác lãnh đạo và quản lý báo chí, điều này thể hiện:

Thứ nhất, trong việc thông tin về đời sống văn hóa của người lao động, báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng cần có sự định hướng trong khuôn khổ những hành lang pháp lý do Đảng và Nhà nước quy định.

Thứ hai, các cơ quan báo chí, cơ quan chính quyền, lãnh đạo doanh nghiệp cần có phương án cụ thể để đưa thông tin báo chí đến được với người lao động.

Thứ ba, các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh hơn việc tuyên truyền sâu rộng những thành tựu của Việt Nam, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là đời sống văn hóa của người lao động. Để làm được điều này, các cơ quan chính quyền cần đổi mới hình thức động viên, khen thưởng đối với những cơ quan báo chí làm tốt nội dung tuyên truyền trên. Các cơ quan báo chí nói chung, cơ quan báo điện tử nói riêng, cũng cần tăng cường khuyến khích phóng viên, biên tập viên đi sâu phản ánh về vấn đề này. Nên mở những cuộc thi viết về chủ đề này để khuyến khích các cây viết cũng như cơ quan báo chí tham gia.

Thứ tư là tiếp tục tập trung đầu tư công sức và nguồn tài chính xây dựng, tập hợp đội ngũ chuyên gia, các nhà báo có tâm huyết, trách nhiệm, bám sát thực tiễn có trách nhiệm truyền tải kịp thời thông tin nhanh, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ về đời sống văn hóa của người lao động.

Năm là trên cơ sở thực tiễn thông tin về đời sống văn hóa của người lao động trên báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, cần nhận định rõ hơn về những hạn chế, yếu kém của báo chí trong việc phản ánh thông tin đó để có giải pháp từng bước khắc phục hạn chế, yếu kém đó. Để làm được điều này,

các cơ quan báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng cần chú trọng và tăng cường hoạt động trao đổi, bàn luận và rút kinh nghiệm về vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đời sống văn hóa của người lao động việt nam trên báo điện tử (khảo sát báo lao động online, lao động thủ đô online, người lao động online từ tháng 9 2014 2 2015) (Trang 83 - 85)