Cách đặt tít

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đời sống văn hóa của người lao động việt nam trên báo điện tử (khảo sát báo lao động online, lao động thủ đô online, người lao động online từ tháng 9 2014 2 2015) (Trang 67 - 71)

1.2 .Văn hóa và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động

1.2.3 .Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam

2.3. Hình thức thể hiện nội dung đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam

2.3.2.2. Cách đặt tít

Tít (Đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người đọc dễ dàng xác định mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc.

Tít là câu quan trọng nhất trong một bài báo, dù là một tin ngắn hay một bài phóng sự. Tít cho độc giả biết chuyện gì đang xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên, nếu tít hay thì họ sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu tít hỏng thì toàn bộ bài báo đó có thể bị bỏ qua.

Tít của tin, bài trên 3 tờ báo khảo sát thường là thông tin cốt lõi của các tin bài đó. Các tít được đặt ngắn gọn, giàu hình ảnh, tác độc trực tiếp vào cảm xúc của công chúng. Trong đó, sức hấp dẫn, thời sự của tít trên báo Lao động online và Người lao động online rõ hơn so với báo Lao động thủ đô online.

Qua khảo sát cho thấy, trên 3 tờ báo có ba kiểu tít thường gặp là kiểu tít xác nhận sự kiện, tít kêu gọi và tít bình luận.

Đây là một dạng tít được các phóng viên và biên tập viên sử dụng cho tin bài của mình rất phổ biến hiện nay. Dạng tít này chỉ nhằm mục đích xác nhận sự tồn tại của các sự kiện, hiện tượng … đang diễn ra hoặc sẽ diễn ra.

Dạng tiêu đề này chứa đựng nội dung bao hàm của toàn bộ một tin trong đó. So với các loại tít khác nó cung cấp thông tin khá trọn vẹn, chi tiết, cụ thể cho người đọc thông tin về ai, cái gì… đang diễn ra như thế nào. Đây là một lợi thé vì đôi khi, độc giả không có thời gian để đọc hết tất cả các tin tức được đăng tải. Viêc sử dụng cách đặt tít này giúp cho độc giả tiết kiệm được thời gian đọc từng tin bài, từ đó có thể tiếp nhận được nhiều thông tin hơn cho bản thân.

Ví dụ:

+ Hỗ trợ nữ công nhân mang thai, nuôi con nhỏ +Vận động chăm lo cho giáo viên khó khăn + Chú trọng chăm lo nguồn lực

+ Khám mắt miễn phí cho CNVC-LĐ + Chăm lo Tết Ất Mùi cho công nhân

+ Hội thao thường niên 2014 của Thành Công taxi …

Với cách đặt tít này, tác giả chỉ đơn thuần là thông tin một cách khách quan cho độc giả tự bình luận… chứ tác giả không trực tiếp nêu lên nhận xét của mình.

- Tít đánh giá, bình luận

Tít bình luận là tít ở đó tác giả bộc lộ suy nghĩ, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện nào đó trong cuộc sống. Trong các tiêu đề này, tác giả

thường sử dụng các động từ mạnh, các từ ngữ mang tính chất đánh giá, biểu cảm.

Ví dụ:

+ Chương trình “Tết sum vầy”: Ấm lòng CNLĐ + Xứng đáng là tai mắt của tổ chức công đoàn + Thấp hơn… chuẩn nghèo

+ Đêm giao thừa ấm áp + Xóm trọ rộn ràng …

- Tít kêu gọi

Thưc chất các tít kêu gọi là những câu cầu khiến. Chúng kêu gọi độc giả hãy hướng tới một suy nghĩ, một hành động… cần thiết nào đó. Do các tiêu đề loại này luôn thể hiện một cảm xúc khá tha thiết và chân thành của tác giả nên chúng có tác động không nhỏ tới tâm tư, tình cảm của người đọc, để rồi từ đó trong lòng họ nảy sinh ý muốn đọc toàn bộ văn bản nhằm chia sẻ các nỗi niềm cùng tác giả.

Ví dụ:

+ Khuyến khích đối thoại + Chú trọng chăm lo nguồn lực + Tăng lương phải bền vững

+ Công nhân cần được chăm lo sức khỏe nhiều hơn …

- Tít trích dẫn

Đây là tít dùng lời nói của một nhân vật làm câu tiêu đề cho bài báo. Loại tít đề này nhằm tạo cho độc giả cảm giác rằng nguồn tin mà tác giả bài báo đưa ra là chính xác, đáng tin cậy. Nó cũng chứng minh rằng bài báo được thực hiện một cách trung thực với việc tác giả đã chứng kiến sự kiện , quan sát trò chuyện trực tiếp với những con người những sự việc có thật xảy ra trong cuộc sống của chúng ta.

Chủ đề của lời trích dẫn thường là lời nói của những người nổi tiếng, những người mà lời nói của họ có uy tín trong xã hội, được nhiều người quan tâm, như : Thủ tướng, Bộ trưởng hay là những nghệ sĩ được khán giả yêu thích mà uy tín của họ cũng đã được xã hội khẳng định hoặc như là những người già làng trưởng bản và nhất là những người nhân chứng tận mắt chứng kiến sự kiện xảy ra. Vì thế lời nói của họ sẽ tạo ra cảm giác đáng tin cậy, và có tính thuyết phục cao đối với độc giả.

Tít trích dẫn cũng là một loại tiêu đề thường gặp trên 3 tờ báo điện tử được khảo sát, nhất là báo Người lao động online.

Ví dụ:

+ ECL Sài Gòn nợ tiền: “Tiền công không đủ mua vé xe về Tết”

+ Chủ tịch công đoàn Đặng Ngọc Tùng: “Chỗ nào doanh nghiệp vi phạm, chỗ đó công đoàn còn yếu”

+ “Tao cũng uống rượu mà đâu có bệ rạc như vậy” …

- Tít dưới dạng câu hỏi

Đây là những tít báo được đặt dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề khiến người đọc phải suy nghĩ. Theo cuốn " Một số vấn đề về sử dụng ngôn ngữ

trên báo chí" của tác giả Hoàng Anh xuất bản năm 2003 thì "Tiêu đề câu hỏi vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc , đáng được quan tâm nào đó, vừa hứa hẹn câu trả lời thỏa đáng ở phía dưới , và điều này có nghĩa là chúng đáp ứng được nhu cầu tâm lý phổ biến của con người là muốn tìm tũi, khám phá hiện thực cuộc sống xung quanh. Chính vì lý do đó mà tiêu đề câu hỏi thường thu hút sự chú ý không nhỏ của độc giả". Tuy nhiên, vẫn còn những tranh cãi về dạng tít này. Theo bài báo : "Những chức năng của tít và cách viết tít hay" trên trang vietnamjournalism. com đăng thứ năm, 03 Tháng 8 2006 có viết về cách đặt tít hay: “Và một trong những quy tắc để viết tít hay đó chính là không đặt tít dưới dạng câu hỏi. Điều này có thể được lý giải bởi công chúng hiện nay của báo mạng điện tử thường có rất ít thời gian trong khi đó lại có rất nhiều thông tin được cập nhất liên tục để độc giả có thể lựa chọn . Vì thế độc giả luôn có mong muốn biết được nhiều thông tin trong thời gian nhanh nhất . Khi có một sự kiện nào đó xảy ra , độc giả sẽ tìm đến bài báo và hy vọng rằng nhà báo sẽ phải là người đi tìm lời giả đáp cho họ chứ không phải là đặt ra những câu hỏi nghi vấn khó hiểu đôi khi là mơ hồ khiến họ phải suy nghĩ”. Thế nhưng, loại tít này vẫn được sử dụng trên báo điện tử nói chung, 3 tờ báo khảo sát nói riêng.

Ví dụ:

Lỗi tại bà trưởng phòng? Vào công đoàn có lợi ích gì? …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đời sống văn hóa của người lao động việt nam trên báo điện tử (khảo sát báo lao động online, lao động thủ đô online, người lao động online từ tháng 9 2014 2 2015) (Trang 67 - 71)