Về việc tiếp cận đối tượng công chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đời sống văn hóa của người lao động việt nam trên báo điện tử (khảo sát báo lao động online, lao động thủ đô online, người lao động online từ tháng 9 2014 2 2015) (Trang 89 - 128)

1.2 .Văn hóa và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động

1.2.3 .Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam

3.3. Một số kiến nghị tăng cường hiệu quả thông tin về vấn đề đời sống văn hóa

3.3.3. Về việc tiếp cận đối tượng công chúng

Công chúng báo chí là đối tượng báo chí hướng vào để tác động nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Đồng thời, công chúng còn tương tác trở lại, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí – truyền thông.

Công chúng báo chí rất đặc biệt, bao gồm các giai tầng, các thành phần trong xã hội. Họ là những con người có trình độ chính trị, có học vấn, đã từng trải, được thử thách qua đấu tranh cách mạng hoặc có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và cuộc sống. Vì vậy, họ không dễ dàng tin bất cứ điều gì mà ai đó muốn làm họ tin. Và cũng ít có nơi nào công chúng lại tác động trực tiếp vào truyền thông đại chúng bằng sự phê bình, bằng những nhận xét xác đáng các nguồn tin nhận được. Họ sẵn sàng phân biệt và bác bỏ những nguồn tin bịa đặt, không chính xác. Do vậy, những người làm báo cần nắm vững nghiệp vụ, đưa tin chính xác, đúng định hướng để tăng cường và phát huy hiệu quả báo chí.

Thứ nhất, tạo điều kiện để công chúng tiếp cận được với báo chí. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, báo điện tử không có nắm giữ ưu thế vượt trội như trước kia nữa. Bởi sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là mạng xã hội khiến báo điện tử phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Muốn đến gần được với công chúng, các báo điện tử cần có sự kết hợp nội dung truyền thông trên mạng xã hội, đồng thời cần có biện pháp để người lao động có thể nắm bắt thông tin ngay trên những thiết bị di động cầm tay của mình.

Tăng cường các hoạt động văn hóa – xã hội của công chúng báo chí trong đó có hoạt động giao tiếp đại chúng. Tạo điều kiện để công chúng tiếp cận được ở mức độ tối đa với các loại hình báo chí hiện nay. “Cần có kế hoạch duy trì và đổi mới phương thức tiếp nhận các loại hình báo chí phù hợp với công chúng. Ví dụ, với báo in đang trên đà suy giảm và báo mạng đang phát triển mạnh mẽ, các tòa soạn báo in có thể tính đến khả năng số hóa báo giấy trong tương lai gần, phù hợp với xu thế chung của thế giới” (Nhà báo Trần Việt Hưng – Phó Tổng thư ký tòa soạn báo thanh niên).

Thứ hai là, tạo ra những thông tin mục tiêu hướng vào những đối tượng công chúng mục tiêu. Như đã nói ở trên, công chúng báo chí mang những đặc thù nhất định. Do đó, các cơ quan báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng cần điều chỉnh, bổ sung, thay đổi về nội dung, mức độ thông tin phù hợp với trình độ, đối tượng công chúng ở từng địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… Qua đó, báo chí thu hút công chúng tham gia vào quá trình thông tin. Để làm được điều này, các cơ quan báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng cần thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ làm báo, bồi dưỡng cán bộ, phóng viên, biên tập viên… đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, nghề nghiệp, kiên quyết thay thế những phóng viên, biên tập viên yếu kém về năng lực, và đặc biệt là phẩm chất và đạo đức nghề báo.

Tăng cường tiếp xúc giao lưu với các cơ quan báo chí mà cụ thể là nhà báo với từng công chúng giúp cho các loại hình báo chí nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động truyền thông. Trong xã hội hiện nay, không ai có thể kiểm soát hoặc ép buộc người đọc phải lựa chọn đọc, nghe, hay xem cái gì. Vì thế, hiểu bạn đọc không chỉ giúp xây dựng chiến lược giữ vững và phát triển độc giả mà còn để biết vấn đề nào, chuyên mục nào, cách viết nào được độc giả yêu thích hoặc không được yêu thích để có sự thay đổi, điều chỉnh, từ đó có cách đưa thông tin đến công chúng một cách phù hợp, hiệu quả.

Bên cạnh đó, thông tin trên các tờ báo cần có định hướng và có những nội dung rõ ràng để công chúng dễ dàng theo dõi.

Thứ ba, tăng cường tính tương tác của công chúng báo chí.

Cần xác định rõ công chúng báo chí của mình là ai, họ mong muốn gì, hy vọng gì và chờ đợi điều gì từ báo chí để “ sắm đúng vai”, làm tròn nhiệm vụ của mình. Việc xác định rõ đối tượng báo chí cần được ngấm sâu vào trong mỗi phóng viên, biên tập viên. Cần nhận thức rỗ tầm quan trọng của sự cần thiết phải đánh giá đúng phản ứng, mức độ hài lòng của công chúng, để xác định hiệu quả tuyên truyền, tác động của các loại hình báo chí đến công chúng hiện nay.

Tính tương tác giúp rút ngắn khoảng cách giữa báo chí và công chúng, khiến những vấn đề xã hội được nhìn nhận một cách khách quan trên nhiều bình diện.

Như chúng ta đã biết, trên rất nhiều tờ báo hiện nay đã mở ra những chuyên mục, chuyên đề nhằm gắn kết tờ báo với độc giả cũng như các tổ chức xã hội. Các báo điện tử ở dưới mỗi bài báo đều có phần comment hay bình luận của độc giả để người đọc có thể nêu lên ý kiến, quan điểm của mình. Để tăng cường tính tương tác của công chúng báo chí trong việc phản ánh đời sống văn hóa của người lao động, có thể có những trang, những mục dành riêng cho người lao động viết về những mặt tích cực, hạn chế của việc xây dựng đời sống văn hóa cho người lao động tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương của mình… Việc này đòi hỏi khả năng của mỗi phóng viên, biên tập viên trong quá trình tác nghiệp. Xác định rõ đối tượng báo chí cần được ngấm sâu vào trong mỗi phóng viên, biên tập viên. Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của sự cần thiết phải đánh giá đúng phản ứng, thái độ hài lòng của công chúng, để xác định hiệu quả của tuyên truyền, tác động của các loại

hình báo chí, đặc biệt là báo điện tử đến với công chúng người lao động hiện nay.

Việc sử dụng mạng xã hội đã giúp báo chí quảng bá hình ảnh, tên tuổi, chất lượng thông tin đến với hàng tỷ người trong cộng đồng mạng và giúp con người gắn kết với nhau hơn. Đây là một xu thế tất yếu mà các báo cần ứng dụng để nâng cao hiệu quả tương tác với độc giả của mình.

Thứ tư, để có cái nhìn toàn diện về sự vật, sự việc, các cơ quan báo chí cần mạnh dạn trong việc mở rộng đối tượng thông tin cũng như đăng tải những tin tức của công chúng báo chí. Để làm được điều này, các tòa soạn báo nói chung, báo điện tử nói riêng cần coi trọng và đẩy mạnh công tác cộng tác viên. Họ có thể là những chuyên gia đầu ngành, cũng có thể là những độc giả bình thường, những người lao động tại các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… Khuyến khích họ bày tỏ quan điểm, nhận xét của mình với những chính sách, chủ trương đang áp dụng với cuộc sống của chính họ. Những thông tin được đăng tải sẽ thúc đẩy họ tiếp tục quan sát, tiếp tục viết. Từ đó, nguồn thông tin báo chí sẽ dồi dào và chân thực nhất. Điều này cũng sẽ thúc đấy sự tương tác có cả chiều rộng và chiều sâu, mang tính bền vững của báo chí.

Thứ năm, phản hồi công chúng nhanh và chính xác. Những thắc mắc của công chúng gửi cho tòa soạn cần được phản hồi đầy đủ. Các tòa soạn báo nói chung, báo điện tử nói riêng cũng cần tăng cường các đường dây nóng để tiếp thu ý kiến của công chúng. Từ những ý kiến phản hồi này, phóng viên, nhà báo có sự khảo sát thông tin để phản hồi lại các cơ quan chính quyền, lãnh đạo các doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Việc tạo dựng lòng tin với công chúng là rất quan trọng: “Chỉ có đảm bảo uy tín của tòa soạn; đảm bảo độ tin cậy của chất lượng tin bài; đảm bảo về cách làm việc khách quan, đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của nhà

báo, mới có thể đem lại sự tin tưởng, hưởng ứng tích cực đối với báo chí”. (Nhà báo Nguyễn Đình Chúc – Phó Tổng Biên tập báo Lao động). Trước khi viết bất kỳ một bài báo về vấn đề gì, nhà báo, phóng viên, tác giả cần xác minh, điều tra làm rõ, khi mọi việc đã sáng tỏ, mới đặt bút viết, tránh gây tổn thương cho đối tượng được đề cập trong bài. Tòa soạn, biên tập viên cần kiểm soát chặt chẽ hơn các thông tin tác giả gửi tới. Các thông tin đưa ra phải luôn có vai trò định hướng tốt cho dư luận xã hội theo đúng quy chuẩn chung của văn hóa truyền thông.

Thứ sáu, sử dụng truyền thông xã hội một cách có hiệu quả.

Trong bản Báo cáo hàng năm về tình hình báo chí truyền thông của Mỹ(The State of the News Media 2013), các nhà nghiên cứu đã phân tích một số xu thế phát triển quan trọng của ngành báo chí Mỹ, bao gồm sự ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông xã hội đối với lĩnh vực báo chí truyền thông, đồng thời nhấn mạnh: “Quyền lực đang dần dịch chuyển từ báo chí truyền thống sang “báo chí cá nhân”. Thực chất, xu thế này đang hình thành, mặc dù tiềm lực của nó chưa rõ ràng, song động thái này rất rõ nét, thông qua công cụ tìm kiếm trên mạng, thư điện tử (email), blog và mạng xã hội…, người sử dụng dần dần trở thành thành “phóng viên” và “người phát ngôn báo chí”, đồng thời ở một mức độ nào đó đã tách rời sự lệ thuộc vốn có vào các cơ quan báo chí chuyên nghiệp”. Không riêng chỉ có Mỹ, kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc về sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới vừa công bố cho thấy, các tiểu blog (micro-blog) đã có những ảnh hưởng mang tính cách mạng đối với báo chí truyền thống và dư luận xã hội ở nước này. Theo thống kê, hiện có trên 70% số người sử dụng micro-blog ở Trung Quốc coi mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin quan trọng.

Trong đời sống truyền thông hiện đại, ngày càng nhiều sự kiện quan trọng được truyền phát thông qua các kênh của mạng xã hội như Twitter, facebook… Chính vì vậy, mạng xã hội không chỉ là một diễn đàn khác tồn tại

song song với các phương tiện truyền thông truyền thống, mà còn đại diện cho xu thế của truyền thông mới trong tương lai. Và điều đó đặt ra cho người làm báo và các hãng truyền thông lớn phải biết sử dụng và khai thác triệt để truyền thông xã hội phục vụ cho hoạt động của mình.

Theo điều tra của Hãng thông tấn PRNewswire toàn cầu chi nhánh tại Trung Quốc, trên 90% số phóng viên làm việc trong các cơ quan báo chí truyền thống của nước này sử dụng micro-blog, trong đó có gần ½ số phóng viên thường xuyên sử dụng kênh truyền thông xã hội. Có thể thấy, truyền thông xã hội đã trở thành công cụ đắc lực để phóng viên Trung Quốc tiến hành phỏng vấn và cũng theo kết quả điều tra, trên 60% số phóng viên được hỏi có ít nhất một lần thông qua truyền thông xã hội phát hiện ra đầu mối thông tin và dựa vào “nguồn” đó để hoàn thành tác phẩm của mình. Hãng BBC của Anh luôn coi mạng xã hội Twitter là diễn đàn mở rộng nội dung, “công cụ” thu thập thông tin, phỏng vấn và biên tập tin, bài. Đây được coi là phương pháp mới để nhà báo gắn kết với công chúng. Rất nhiều hãng truyền thông cho rằng, truyền thông xã hội đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động phỏng vấn, biên tập của nhà báo hiện nay. Cụ thể, các hãng truyền thông này không những lập các trang mạng xã hội riêng cho mình, mà còn khích lệ phóng viên tích cực sử dụng kênh truyền thông mới vào quá trình tác nghiệp.

Thực ra, từ giữa năm 2011 trở đi, xu hướng tích hợp truyền thông xã hội vào báo chí truyền thống ở một số nước trên thế giới mới dần trở nên rõ nét. Bởi mạng xã hội đã thâm nhập một cách toàn diện vào từng khâu trong quy trình sản xuất báo chí truyền thông hiện đại, từ phỏng vấn, thu thập tin tức đến viết và biên tập tin, bài; từ đưa tin đến tương tác giữa nhà báo với công chúng…. Do vậy, việc tích hợp truyền thông xã hội với hoạt động truyền thông chuyện nghiệp là yếu tố bắt buộc trong môi trường truyền thông hiện đại, thể hiện trên một số phương diện sau:

Với vai trò là “trợ lý” đắc lực cho nhà báo hiện đại, truyền thông xã hội giúp người làm báo tìm kiếm nguồn tin, đầu mối liên lạc để phỏng vấn, xác minh nguồn tin, tìm hiểu những người cần phỏng vấn. Đây là điểm khá lợi thế của mạng xã hội trong hoạt động truyền thông. Báo cáo của Hãng thông tấn PRNewswire cho biết, trên 90% số phóng viên cho rằng, các đầu mối thông tin bắt nguồn từ mạng xã hội đều có giá trị nhất định. Các cơ quan báo chí không những có thể thông qua mạng xã hội để theo dõi những sự kiện xảy ra bất ngờ, mà còn có thể thông qua mạng xã hội để tương tác với cư dân mạng, từ đó có thể nắm bắt đầu mối thông tin. Dĩ nhiên nguồn tin trên mạng xã hội rất phân tán, chất lượng không đồng đều, phóng viên cần có sự sàng lọc, lựa chọn ra những đầu mối có giá trị và tiến hành kiểm chứng.

Ngoài ra, truyền thông xã hội cũng tạo điều kiện để phóng viên liên hệ với người trong cuộc hoặc người nắm bắt thông tin. Khi người trong cuộc hoặc người nắm bắt thông tin phát đi một thông tin hoặc sử dụng chức năng định vị của điện thoại di động đánh dấu địa điểm họ đang có mặt, phóng viên có thể nhanh chóng tìm thấy họ để tiến hành phỏng vấn. Trong quá trình tác nghiệp, nếu gặp những vấn đề khó mang tính chuyên ngành, phóng viên cũng có thể post lên mạng xã hội hoặc liên hệ trực tiếp với các chuyên gia thông qua mạng xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ. Một ví dụ điển hình như “thảm họa kép” xảy ra ở Nhật Bản vào tháng 3/2011, nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới, trong đó có Thời báo Phố Wall (Mỹ) đã sử dụng hiệu quả “kênh” truyền thông này trong quá trình tác nghiệp. Tại Việt Nam, Vietnamplus (TTXVN) được coi là một trong những cơ quan báo chí đầu tiên tích hợp truyền thông xã hội trong tác nghiệp của tòa soạn để đưa tin về sự kiện động đất, sóng thần ở Nhật Bản. Mặc dù động đất xảy ra nghiêm trọng, song hệ thống đường truyền Internet của “Đất nước Mặt trời mọc” vẫn hoạt động tốt, đó là cách kết nối nhanh nhất giữa phóng viên của TTXVN với cộng tác viên của Vietnamplus tại Nhật Bản. Theo Tổng Biên tập Lê Quốc Minh, sau khi

động đất xảy ra chỉ 30 phút, Vietnamplus đã có những bài viết đầu tiên của người Việt Nam giữa vùng động đất, sau đó là hàng loạt bài chia sẻ của du học sinh Việt Nam và những người đang sống, làm việc tại Nhật Bản.

- Công bố nội dung chương trình thường nhật – mở rộng công chúng mục tiêu

Hiện nay, một số hãng truyền thông lớn trên thế giới đều sử dụng truyền thông xã hội để giới thiệu lịch phát sóng hoặc mục lục các số báo gần nhất, giúp công chúng nắm bắt và phát hiện những chủ đề có hứng thú, thu hút công chúng tiềm ẩn, từ đó mở rộng phạm vi công chúng và độ ảnh hưởng của chương trình. Điển hình như chương trình “Đọc báo hàng ngày” của Đài truyền hình Phoenix (Phượng Hoàng) Hồng Kông, hàng ngày trước khi chương trình được phát sóng 1 giờ đồng hồ, Phoenix sẽ công bố trên Twitter chủ đề chính của ngày hôm đó và ảnh đại diện của chương trình. Đối với các sự kiện lớn xảy ra bất ngờ, việc nắm bắt và tìm hiểu thông tin sớm nhất, nắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đời sống văn hóa của người lao động việt nam trên báo điện tử (khảo sát báo lao động online, lao động thủ đô online, người lao động online từ tháng 9 2014 2 2015) (Trang 89 - 128)