Hiệu quả công tác thông tin về đời sống văn hóa người lao động trên báo điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đời sống văn hóa của người lao động việt nam trên báo điện tử (khảo sát báo lao động online, lao động thủ đô online, người lao động online từ tháng 9 2014 2 2015) (Trang 72)

1.2 .Văn hóa và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động

1.2.3 .Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam

2.4. Hiệu quả công tác thông tin về đời sống văn hóa người lao động trên báo điện

các báo ứng dụng một cách triệt để. Mới chỉ có báo Lao động online, thi thoảng có kèm video bên dưới bài viết, tuy nhiên cũng đa phần là những video trích các hội nghị, hội thảo, … không mang tính sáng tạo. Báo Lao động thủ đô online thì hầu hết không có video, các thông tin phi văn tự của báo Lao động thủ đô online cũng được sử dụng rất hạn chế. Báo Người lao động online có một kênh video riêng, tuy nhiên, số lượng video dành cho chủ đề đời sống văn hóa của người lao động lại rất hạn chế.

Ngoài ra, các kênh thông tin phi văn tự khác như bảng, biểu đồ, bản đồ, ảnh minh họa, … rất ít thấy trên ba tờ báo này. Chỉ có báo Người lao động online đôi khi có sử dụng ảnh minh họa nhưng cũng còn rất ít.

Như vậy, có thể nói, việc khai thác và sử dụng kênh thông tin phi văn tự với ba tờ báo trên chưa được chú trọng và có sự đầu tư thỏa đáng.

2.4. Hiệu quả công tác thông tin về đời sống văn hóa người lao động trên báo điện tử báo điện tử

Thước đo giá trị của báo chí mang lại cho xã hội, xét cho cùng chính là khả năng tác động của nó. Sự ảnh hưởng ấy phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thể chế chính trị – văn hóa – kinh tế… Xã hội càng dân chủ, sự tác động ấy càng được sáng tỏ. Nhưng hiệu quả thường cần có thời gian và thể hiện qua nhiều tầng nấc, nhiều dạng thức, nhất là hiệu quả hoạt động xã hội. Khác với hoạt động kinh tế, là dạng thức của hoạt động chính trị – xã hội, hiệu quả hoạt động của báo chí được biểu hiện khá phức tạp qua nhiều cấp độ và bình diện, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

Trong phần nghiên cứu của mình, chúng tôi đưa ra những thông tin về đời sống văn hóa của người lao động có tác động, hiệu quả ở những khía cạnh sau:

2.4.1. Nâng cao nhận thức cho xã hội trong việc thông tin về đời sống văn hóa của người lao động

Hiệu quả tác động của báo chí – truyền thông được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng xã hội, của nhân dân về những vấn đề cơ bản, bức xúc, thiết thực của tiến trình phát triển kinh tế – xã hội cũng như việc hình thành nhân cách và diện mạo văn hóa của mỗi cá nhân… Những chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi của đông đảo nhân dân phù hợp với mục đích, yêu cầu tác động của báo chí là tập hợp những kết quả và hiệu ứng xã hội cụ thể thể hiện hiệu quả tác động của báo chí.

Đối với những thông tin về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động cũng vậy, báo chí đưa ra những thông tin về thực trạng xây dựng đời sống văn hóa vật chất cũng như tinh thần của người lao động, những chương trình, chủ trương, chính sách phát triển đời sống văn hóa cho người lao động tới đông đảo công chúng. Qua đó, công chúng hiểu được tình hình, cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa tại chính nơi mình làm việc.

Như vậy, thông qua quá trình chuyển tải thông tin, tạo dư luận xã hội bằng niềm tin và khơi dậy sự đồng thuận trong xã hội, báo chí đã góp phần thúc đẩy sự đoaàn kết, nhất trí trong đại bộ phận người lao động để cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa ngày một phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

Để thấy rõ được hiệu quả tác động của những thông tin về vấn đề đời sống văn hóa của người lao động trong việc nâng cao nhận thức xã hội, chúng tôi tiến hành khảo sát sự tiếp nhận thông tin của công chúng qua ba tờ báo

Lao động online, Người lao động online và Lao động thủ đô online tại 10 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội là: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Phúc Thọ, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín.

Một vấn đề được đặt ra là ở các huyện ngoại thành, người lao động dường như không đọc báo điện tử. Ở các huyện này chỉ có một bộ phận nhỏ số người lao động sử dụng máy tính hoặc điện thoại để truy cập internet nhưng mục đích chủ yếu cũng không phải là để đọc báo. Nói như thế, không có nghĩa là người lao động không biết đến báo điện tử. Báo Người lao động online đã có ứng dụng đọc báo dành riêng cho mình, người đọc có thể dễ dàng tìm đọc những bài báo trên tờ báo này thông qua ứng dụng đó bằng chiếc điện thoại thông minh đang khá phổ biến trong đời sống hiện nay.

Bảng 2: Khảo sát công chúng với những thông tin về đời sống văn hóa của người lao động trên 3 tờ báo điện tử

Câu 1: Ông bà có thường xuyên đọc báo điện tử không?

Thường xuyên Thi thoảng Không bao giờ 3 quận nội thành (200

phiếu) 155 44 1

7 huyện ngoại thành (300

phiếu) 60 136 4

Câu 2: Ông bà quan tâm đến lĩnh vực đời sống văn hóa của người lao động trên báo điện tử không?

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

3 quận nội thành (200

phiếu) 85 109 6

7 huyện ngoại thành (300

phiếu) 55 171 74

Câu 3: Ông/bà có theo dõi những thông tin về công tác xây dựng đời sống văn hóa của người lao động trên báo điện tử, đặc biệt là 3 tờ báo Lao động online, Người lao động online, Lao động thủ đô online không?

Theo dõi trên 1 trong 3 tờ báo

Theo dõi qua nguồn khác

Không theo dõi

3 quận nội thành (200 phiếu) 122 61 17

7 huyện ngoại thành (300

Trong 300 đối tượng ngẫu nhiên là những người dân tại 7 huyện ngoại thành tác giả chọn khảo sát ở trên được hỏi về việc họ có theo dõi những thông tin về đời sống văn hóa của người lao động trên báo điện tử, đặc biệt là ba tờ báo trên không thì khoảng 81,6% số người (245/300 người) ở đây trả lời là không và họ chỉ theo dõi qua ti vi và những người có chức trách truyền đạt. Khoảng 18,3% số người còn lại là các cán bộ cấp xã, những cán bộ công đoàn phải thường xuyên cập nhật tình hình về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Khi được hỏi “Vậy làm sao để biết được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong đó có chính sách về xây dựng đời sống văn hóa của người lao động”, trong 81,6% đối tượng trên phần đa trả lời là qua những người có chức trách tại địa phương, nơi làm việc qua các buổi họp, trên loa truyền thanh, qua truyền hình và radio… Như vậy, nguồn cung nắm thông tin của họ cũng có loại báo hình và báo nói chứ hẳn nhiên là họ không đọc báo điện tử hay báo in. Một số lượng nhỏ trả lời họ biết qua những câu chuyện thường ngày với nhau.

Như vậy, 18,3% đối tượng ở trên là những người đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho 81,6% đối tượng còn lại. Những người này lại nắm bắt về các chủ trương mới trong đó có các chính sách về xây dựng đời sống văn hóa của người lao động qua các nguồn khác nhau, trong đó có báo chí – một kênh thông tin rất quan trọng.

Như vậy, thông tin về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động được tiếp cận như thế nào? Câu trả lời chủ yếu thông qua truyền hình, đài truyền thanh và các cán bộ địa phương, cán bộ công đoàn, một số ít mới tiếp cận qua báo điện tử.

Còn tại các quận, báo điện tử được quan tâm nhiều hơn trong đội ngũ người lao động bởi ở các quận lượng người lao động tri thức cao hơn hẳn các

huyện ngoại thành, điều kiện cơ sở vật chất cũng tốt hơn nên việc sử dụng mạng internet cũng phổ biến hơn.

Theo khảo sát của chúng tôi trên 200 đối tượng tại 3 quận Ba Vì, Cầu Giấy và Hoàn Kiếm có 122/200 đối tượng thường xuyên đọc 1 trong 3 tờ báo khảo sát. Số người không theo dõi 3 tờ chiếm 61/200 người. Họ có theo dõi thông tin về đời sống văn hóa của người lao động nhưng qua các nguồn khác. Chỉ 17/200 người được hỏi không đọc cũng như tìm hiểu các thông tin về vấn đề này.

Như vậy, ở các huyện ngoại thành do đặc thù làng, xã nên thông tin chủ yếu được phát tán trực tiếp từ người này đến người kia, 1 nhà biết những nhà xung quanh sẽ được thông tin. Còn ở các quận nội thành người dân chủ động nắm bắt thông tin hơn. Dù qua nguồn này hay nguồn khác thì thông tin về đời sống văn hóa của người lao động cũng được người dân nắm bắt tương đối tốt. Qua đó người lao động có những hành động để cùng tham gia xây dựng đời sống văn hóa ngày một văn minh, lành mạnh hơn.

2.4.2. Phản biện, hoàn thiện những chính sách về đời sống văn hóa của người lao động người lao động

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho xã hội, hiệu quả của báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng còn thể hiện ở chỗ nó phát huy vai trò, huy động sức mạnh của xã hội vào việc tổ chức và quản lý xã hội, ổn định đời sống chính trị, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Như vậy, báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng phải đảm bảo dòng thông tin hai chiều giữa chủ thể và khách thể quản lý. Báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, mà còn là tiếng nói, diễn đàn, tai mắt của nhân dân.

Đối với những thông tin về đời sống văn hóa của người lao động, báo chí thực hiện chức năng phản biện của mình ở việc khẳng định những kết quả đã đạt được, những thành công của các chình sách xây dựng đời sống văn hóa

ở cơ sở của Đảng và Nhà nước, báo chí cũng đồng thời nêu ra những hạn chế, khiếm khuyết để tiếp tục hoàn thiện.

Thông qua báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, người lao động có thể đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề xóa đói giảm nghèo. Qua đó, báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng góp phần khơi thức, tập hợp nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của toàn dân, trước hết là đội ngũ trí thức, các chuyên gia – những người có kiến thức và am hiểu sâu rộng về vấn đề. Đó cũng có thể là tiếng nói của chính những người lao động – những người trong cuộc, họ biết chính xác họ thiếu và họ cần gì.

Nhằm tăng cường thông tin hai chiều và tăng tính phản biện, tương tác khi thông tin về đời sống văn hóa của người lao động, 3 báo đã thiết lập phần bình luận phía dưới các bài viết để người đọc có thể thoải mái nêu lên những ý kiến của mình về những nội dung được phản ánh. Nhờ đó đã góp phần gắn kết nhà quản lý, nhà báo và công chúng.

Chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng thường xuyên theo dõi 3 tờ báo ở các quận, huyện trên (gồm 55 người ở các huyện và 122 người ở các quận, tổng cộng là 177 đối tượng) với câu hỏi: “Qúy vị có phản hồi thông tin về đời sống văn hóa của người lao động cho báo chí không? Kết quả cho thấy, lượng phản hồi của công chúng cho các báo trên còn ít. Chỉ 19/177 người (chiếm khoảng 10%).

Với những độc giả không phản hồi, nguyên nhân chủ yếu được công chúng đưa ra là do lý do khách quan, bận công việc hay thông tin phản hồi được đáp lại chậm… Song nhìn chung, thông tin về đời sống văn hóa của người lao động trên các tờ báo khảo sát vẫn được đánh giá tương đối cao. Thông qua những thông tin này, công chúng biết được thực trạng tình hình đất nước và có những trợ giúp khi cần thiết.

2.4.3. Nêu gương cổ vũ nhân tố mới trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa của người lao động văn hóa của người lao động

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, việc cổ vũ nhân tố mới, phát huy gương người tốt việc tốt luôn là công việc quan trọng có ý nghĩa không chỉ tuyên truyền cổ động cho các hành động cách mạng mà còn là tổ chức quần chúng đi vào các phong trào cách mạng sâu rộng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nêu gương người tốt việc tốt là cách làm tốt nhất, có tác dụng nhiều mặt, Người nói “lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”, “một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Quán triệt tư tưởng của Người, thời gian qua, báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng đã tập trung tuyên truyền những thành tựu kinh tế – xã hội trong đó có thành tựu trong xây dựng đời sống văn hóa của người lao động, cổ vũ nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt, gương người lao động điển hình, đơn vị có phong trào văn hóa ở cơ sở tốt…, tích cực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở… Từ đó góp phần tích cực trong việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa của người lao động.

Như đã phân tích ở trên, với ưu thế thông tin nhanh và chính xác, báo điện tử có sức mạnh rất lớn trong việc cổ động, tuyên truyền quần chúng thông qua những tấm gương cụ thể với những hành động và việc làm cụ thể. Báo chí trở thành tượng đài tôn vinh những tấm gương người tốt việc tốt, là kim chỉ nam định hướng cho tư tưởng và hành động của mỗi con người trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh việc cần coi trọng đúng mức việc phát hiện biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, báo điện tử cũng đồng thời phê phán những thói hư tật xấu, những hạn chế trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của chính quyền và nhân dân. Không nên nói một chiều, chỉ nêu thành tích mà không đề cập đến cái hạn chế, cái chưa tốt.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, chúng tôi đã giới thiệu khái lược về ba báo mà luận văn giới hạn khảo sát: Báo Lao động online, báo Người lao động online, báo Lao động thủ đô online. Trên cơ sở tổng hợp các tin bài trên các báo trên, luận văn đi vào khảo sát, đánh giá nội dung và hình thức những thông tin phản ánh về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015. Từ đó, đưa ra những nhận định chung nhất về hiệu quả của các thông tin này trên báo chí.

Thông tin về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động trên 3 tờ báo khảo sát rất phong phú, đa dạng và đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân trong việc cùng chung tay xây dựng đời sống văn hóa của người lao động. Với tư cách là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và tổ chức đoàn thể, các tờ báo đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phản ánh kịp thời các chủ trương, chính sách về xây dựng đời sống văn hóa của người lao động, đưa ra những thông tin quan trọng trong việc giúp người lao động nâng cao đời sống văn hóa của mình cả về tinh thần lẫn vật chất.

Tuy nhiên, khi đưa thông tin về đời sống văn hóa của người lao động, các tờ báo vẫn còn một số hạn chế như: Thông tin còn dàn trải, chưa tập trung, thiếu tính hệ thống và chuyên sâu. Phạm vi phản ánh thông tin rộng nhưng mảng tin tức về đời sống văn hóa của người lao động còn chưa sâu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đời sống văn hóa của người lao động việt nam trên báo điện tử (khảo sát báo lao động online, lao động thủ đô online, người lao động online từ tháng 9 2014 2 2015) (Trang 72)