Tư tưởng về quyền được sống trong một quốc gia độc lập, tự chủ vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng nhân văn của nguyễn trãi trong tác phẩm quân trung từ mệnh tập (Trang 40 - 47)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng nhân văn của Nguyễn Trã

2.1.1. Tư tưởng về quyền được sống trong một quốc gia độc lập, tự chủ vớ

phong kiến phương Bắc

Tư tưởng về quyền được sống trong một quốc gia độc lập, tự chủ với phong kiến phương Bắc của Nguyễn Trãi xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan. Sinh thời, Nguyễn Trãi lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có những biến đổi sâu sắc và liên tục (nhà Trần suy vong, nhà Hồ lên cai trị, đất nước loạn lạc giặc Minh xâm lược) lại là con dân của một quốc gia với bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã đặt nền tảng cho một tư tưởng yêu nước truyền thống, lối giáo dục Nho giáo truyền thống dưới sự rèn giũa trực tiếp từ ông ngoại (Trần Nguyên Đán) và cha (Nguyễn Phi Khanh)- những danh Nho lúc bấy giờ, cùng sự thông minh mẫn tiệp của bản thân đã hun đúc và làm nên một Nguyễn Trãi với tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc sâu sắc. Đây là nhân tố cơ bản tác động để sự phát triển tư tưởng

khẳng định quyền được sống trong một quốc gia độc lập, tự chủ với phong kiến phương Bắc của Nguyễn Trãi không chỉ dừng ở phạm vi ý thức, tư tưởng cá nhân nữa mà trở thành một tuyên ngôn về quyền con người của một dân tộc bị áp bức. Tư tưởng của Nguyễn Trãi vì thế, không chỉ có sức ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam đương thời mà còn có ý nghĩa giáo dục, sức lôi cuốn đối với nhiều thế hệ tiếp sau.

Tư tưởng về quyền được sống trong một quốc gia độc lập, tự chủ với phong kiến phương Bắc của Nguyễn Trãi gắn chặt với việc khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc. Vấn độc lập, chủ quyền của đất nước luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu mà mỗi triều đại phong kiến Việt Nam trước đó đặt ra. Chỉ có buộc kẻ xâm lược thừa nhận và tôn trọng nền độc lập, chủ quyền của Đại Việt mới tạo điều kiện cho ta đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao buộc kẻ thù phải rút quân hoàn toàn khỏi đất nước.

Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất “Nam quốc sơn hà” (được cho là

của Lý Thường Kiệt cho quân sĩ đọc tại đền Trương Hống, Trương Hát trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược lần thứ 2, năm 1077): “Nam quốc sơn

hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!” nghĩa là: Núi sông nước Nam thì

vua Nam ở/ Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời/ Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm/ Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong” [62, tr.321], dựa vào yếu tố thần thánh- “sách trời” để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Nam và cảnh báo kẻ thù về những thất bại chúng sẽ phải nhận lấy nếu cố tình xâm lược nước Nam.

Đến Nguyễn Trãi việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ là kết quả của quá trình nghiên cứu tìm hiểu thư tịch cổ của chính kẻ thù. Đó chính là những sử sách phương Bắc đã ghi chép lại về vùng lãnh thổ phía Nam Hoa Hạ. Với tài văn chương, ông đã biện luận với kẻ thù thấy rõ nước Nam trước kia vốn là

quốc gia nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc: “Thần trộm nghĩ, đất cõi Giao- Nam thực là nơi ở bên ngoài bốn biển [Trung Quốc]. Nhà Hán, nhà Đường tuy đặt làm quận huyện mà thực ra chỉ ràng buộc qua loa; đời Tống, đời Nguyên cũng có đem quân dẹp yên, mà sau lại ban phong tước mệnh” [54, tr.807]. Như vậy, trong lịch sử thì thời nội thuộc, Trung Quốc cũng không hoàn toàn kiểm soát chặt chẽ Việt Nam mà chỉ ky mi (ràng buộc- tác giả), đến khi phương Bắc suy nhược, phương Nam hùng mạnh khởi nghĩa giành quyền tự chủ thì các triều đại phong kiến phương Bắc buộc phải công nhận, phong Vương cho vua nước Nam. Tinh thần “nước Nam vốn nằm ngoài Trung Quốc” nhất quán, không thay đổi, trước sau như một, luôn được nhắc lại trong các công văn bang giao với vua quan nhà Minh: “Thánh nhân trị nước chẳng qua chín châu, vương giả ra ơn, thật cùng một thể. Nay Giao chỉ cách biệt hoa phong; Hán, Đường đặt ra ky mi; Tống, Nguyên nhân đấy mà phong tước” [54, tr.439].

Trong tương quan lịch sử hàng ngàn năm giữa hai quốc gia, có giai đoạn các triều đại phong kiến của Trung Quốc cai trị, biến Việt Nam thành quận huyện của Trung Quốc trong khoảng hơn một ngàn năm. Cũng trong thời gian đó, các cuộc đấu tranh của người Việt chống các triều đại phong kiến phương Bắc luôn diễn ra với các quy mô nhịp điệu rộng lớn, mau chóng và liên tục như khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) tại huyện Mê Linh (Hà Nội hiện nay), khởi nghĩa Chu Đạt (năm 157), Lương Long (năm 178 - 179), Bà Triệu (năm 248), Triệu Chỉ (năm 299 - 319), Lương Thạc (năm 319 - 323), Lý Trường Nhân - Lý Thúc Hiến (năm 468 - 485), Lý Bí (năm 542 - 548), Triệu Quang Phục (năm 548 - 571), Lý Tự Tiên – Đinh Kiến (năm 687), Mai Thúc Loan (năm 722), Phùng Hưng (năm 766 – 791), Vương Quý Nguyên (năm 803), Dương Thanh (năm 819 - 820). Từ năm 905 - 931 gia đình Khúc Thừa Dụ mở đầu thời tự chủ khi giành quyền làm Tiết đô ̣ sứ kiểm soát đất Việt rồi thay đổi,

sửa sang, cải cách hê ̣ thống cai tr ị, chuẩn b ị cho mô ̣t chính quyền đô ̣c lâ ̣p . Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán chấm dứt là hơn một nghìn năm Bắc thuộc và đấu tranh chống Bắc thuộc, tạo nền tảng cho người Việt xây dựng nhà nước phong kiến non trẻ của mình qua các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ: “Trận đánh ở Bạch Đằng là cái căn bản khôi phục quốc thống đó. Sau này Đinh, Lê, Lý, Trần còn phải nhờ dư liệt ấy. Võ công hiển hách của Ngô Quyền, tiếng thơm nghìn đời, đâu có phải chỉ khoe khoang một lúc bấy giờ mà thôi” [36, tr.31]. Như vậy, dù có bị đô hộ hàng ngàn năm, dù chịu nhiều thất bại nhưng người Việt vẫn liên tiếp đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập từ kẻ thù phương Bắc. Đó là cơ sở để Nguyễn Trãi tin vào thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, của dân tộc: “Việc Trung quốc xâm chiếm nước An Nam xưa, kể từ thời Tần Hán trở đi đời nào chả xảy ra, nhưng đó chẳng qua cũng chỉ là trói buộc, chế ngự được trong nhất thời mà thôi, chứ chưa hề cai trị yên ổn được lâu dài bao giờ. Huống chi trời đã phân cách Nam Bắc, có núi cao sông lớn, bờ cõi rành rành, dầu có mạnh như Tần, giàu như Tùy, nào có thể cậy thế lực mà hoành hành được đâu” [54, tr.481].

Trong gần năm thế kỉ (từ năm 938 đến năm 1406) trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, người Việt dần hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương tập trung. Những thành tựu văn hóa- xã hội và những chiến công chống ngoại xâm vang dội, cùng tấm gương anh hùng hào kiệt: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…đã tạo ra nền tảng sức mạnh dân tộc để xây dựng đất nước và đấu tranh chống phong kiến phương Bắc, buộc các triều đại phong kiến phương Bắc dù có mạnh tới đâu, tiềm lực của cải lớn đến thế nào khi xâm lược Đại Việt cũng đều chuốc lấy thất bại cay đắng. Đó chính là cơ sở vững chắc để Nguyễn Trãi khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc một cách đanh thép: “Các bậc đế vương xưa cai trị thiên hạ

chẳng quá chín châu, mà nước Giao chỉ lại nằm ngoài chín châu. Xét ra từ xưa Giao chỉ không phải là đất của Trung Quốc đã rất hiển nhiên” [54, tr.739].

Những thắng lợi quan trọng của nghĩa quân, tạo động lực to lớn, tư thế vững chắc trong bang giao với kẻ địch. Từ kẻ yếu thế- trộm nghĩ đã chuyển

sang tư thế của người ngang hàng với thái độ rõ ràng và dứt khoát, Nguyễn Trãi khẳng định: vùng đất Giao chỉ không phải là đất đai của Trung Quốc, không nằm trong phạm vi cai trị của vua chúa Trung Quốc. Vua chúa Trung Quốc không thể viện bất cứ lý do gì nhận đất Giao chỉ là đất nội thuộc Trung Quốc. Vùng đất này do chính bàn tay người Việt khai phá lên họ phải đổ mồ hôi xương máu, chống chọi với thiên nhiên, địch họa để có những thước đất sinh sống. Chính người dân Đại Việt mới là chủ nhân của vùng đất này.

Tư tưởng của Nguyễn Trãi về quyền sống trong một quốc gia độc lập, tự chủ gắn với tư tưởng được sống trong chính môi trường văn hóa phong tục của quốc gia và dân tộc mình. Văn hóa, phong tục là yếu tố quan trọng để

phân biệt các quốc gia dân tộc với nhau, là nền tảng thúc đẩy đất nước phát triển độc lập, tránh phụ thuộc vào các quốc gia khác. Đồng hóa dân tộc luôn là chiêu bài thâm độc của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm nô dịch dân tộc ta, biến dân ta biến mất vĩnh viễn.

Rút kinh nghiệm từ thất bại trong việc đồng hóa dân tộc ta trong suốt hơn một ngàn năm mà các triều đại trước đã thực hiện, quy mô nhịp độ và mức độ của quá trình đồng hóa do giặc Minh diễn ra rộng lớn và khốc liệt hơn: “Nhà Minh cấm con trai, con gái không được cắt tóc; phụ nữ mặc áo ngắn, quần dài, đồng hóa theo phong tục phương bắc” [20, tr. 322]. Chính sách hủy diệt văn hóa văn minh Đại Việt của Minh Thành Tổ là rất tàn khốc. Bên cạnh việc vơ vét, bóc lột thì việc hủy diệt văn minh, đồng hóa dân tộc cũng là một tội ác lớn mà giặc Minh đã gây ra. Trong bài viết “Cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Minh và văn học yêu nước thế kỉ XIV cùng những bước

tiếp nối về sau” thông qua tài liệu Việt kiệu thư của sử thần Lý Văn Phượng, soạn năm 1540, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho người đọc thấy mức độ thâm hiểm của Hoàng đế Minh Thành Tổ. Minh Thành Tổ từ khi xua quân xâm lược Đại Việt đã chủ tâm xóa bỏ văn minh Đại Việt bằng các biện pháp đập phá văn bia, đốt sách vở, hủy hoại công trình, di sản văn hóa, bắt nhân dân thay đổi phong tục tập quán…“Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy; ngoài ra hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến cả những loại [sách] ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá sạch hết thảy, một mảnh một chữ chớ để còn” [2, tr. 677- 678].

Đến khi nhà Hậu Trần nổi lên, việc phá hoại của quân Minh phần nào bị gián đoạn. Sau nhà Hậu Trần bị diệt, Minh Thành Tổ lại ra chiếu chỉ đôn đốc Trương Phụ phải thi hành đầy đủ các biện pháp nhằm biến người Việt trở thành một sắc dân bị hòa tan vào trong khối Hán hóa. Mục đích cuối cùng của việc này, suy cho cùng là để người Việt về lâu dài không còn khát vọng độc lập, tự chủ nữa. Vua Minh đã hiểu ra sức mạnh đến từ cội nguồn văn hóa Việt và tìm cách tiêu diệt. Thế nhưng điều này không hề dễ dàng đối với quân giặc.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ nền văn hóa dân tộc trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, Nguyễn Trãi rất chú trọng vào việc đấu tranh chống đồng hóa dân tộc của giặc Minh. Hoa- Việt là hai dân tộc khác nhau cư trú trên những vùng miền địa lý khác nhau, cho nên ắt hẳn phong tục, tập quán sinh hoạt cũng khác nhau. Chính vì phong hóa khác nhau nên không thể đem những phong tục của phương Bắc bắt người dân phương Nam thực hiện theo. Người dân phương Nam có những sinh hoạt văn hóa riêng. Những lễ giáo phong kiến không thể thay đổi hoàn toàn được tập tục cũ: “Lòng dân

mê đắm ở tục thường, mà di tập thật khó bề giáo hóa. Cứ theo lối cũ mà rốt cuộc thành họa tai” [54, tr.439].

Nguyễn Trãi đã khéo léo biện bác lại tư tưởng, ý đồ giáo hóa dân Man di

mọi rợ không biết lễ nghĩa theo phong tục, nghi lễ phương Bắc của giặc Minh,

bảo vệ nền văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người con dất Việt. Văn hóa Việt Nam với cội rễ là văn hóa nông nghiệp lúa nước lâu đời đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi con dân đất Việt. Vì vậy, mà trải qua hàng ngàn năm đồng hóa bắt dân ta đổi phong tục theo người phương

Bắc của kẻ thù đều thất bại. Người Việt vẫn giữ bản sắc dân tộc mình. Chính Nguyễn Trãi nhìn thấy được tầm quan trọng của văn hóa dân tộc. Với ông, văn hóa, phong tục là thành tố cấu thành dân tộc quốc gia độc lập, cũng là nội dung quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc sẽ tạo nền tảng tinh thần to lớn trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.

Như vậy, sở dĩ nội dung yêu nước của tư tưởng Nguyễn Trãi mang giá trị nhân văn vì tự nó đã cho thấy quan niệm bảo vệ quyền được sống trong một quốc gia tự do, được thụ hưởng các giá trị văn hóa, xã hội của con người. Nói cách khác, trước khi đòi hỏi quyền sống và phát triển của con người với tư cách cá nhân hay nhân cách độc lập thì phải đòi hỏi và xác lập được quyền con người với tư cách là cộng đồng mà trong đó anh ta tồn tại. Ngay trong thời đại hiện nay, khi các nước đều nằm trong các mối quan hệ hữu hảo để cùng phấn đấu vì những giá trị chung toàn nhân loại thì điều kiện đầu tiên là các quốc gia phải được tôn trọng về mặt chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ về kinh tế- chính trị và văn hóa- xã hội.

GS.Nguyễn Tài Thư cho rằng: “Quan niệm về quyền được sống trong độc lập tự do của dân tộc ta ở Nguyễn Trãi là một quan niệm có giá trị khoa học, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử. Ở đó đã đề cập đến các yếu tố hình

thành dân tộc mà khoa học chính trị của thế kỷ XX này ít nhiều phải nhắc đến. Đó là văn hóa phát triển (“nước văn hiến”), lãnh thổ riêng biệt (“Bờ cõi sông núi đã riêng”), phong tục riêng (“Phong tục Bắc Nam cũng khác”), lịch sử anh hùng (“Bắc Nam mỗi bên làm đế một phương”). Ở đó đã tạo được một cơ sở tư tưởng vững chắc cho dân tộc ta đấu tranh cho độc lập, tự do. Quan niệm đó một mặt là kế thừa, nâng cao và hoàn thiện ý thức dân tộc của các thế kỷ trước, một mặt là đối lập với hệ tư tưởng bá quyền của phong kiến phương Bắc, với các tư tưởng “Hoa- Di”, “thiên tử - Chư hầu”, “nước nhỏ sợ mệnh trời ở nước lớn”..vv. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc đến Nguyễn Trãi được nâng lên một bước, từ ý chí, tâm lý, xúc cảm thiết tha với giang sơn đất nước và giống nòi nâng lên thành lý trí với những lý lẽ sắc bén và tư thế hiên ngang” 73, tr.264-265.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng nhân văn của nguyễn trãi trong tác phẩm quân trung từ mệnh tập (Trang 40 - 47)