Gia đìn h Bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cho về phòng chống bạo lực gia đình người dân trên địa bàn phường hàng đào quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.1. Các khái niệm

1.1.3. Gia đìn h Bạo lực gia đình

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, gia đình cĩ rất nhiều khái niệm khác nhau, mỗi thời kì, những khái niệm đĩ lại thay đổi phù hợp với những điều kiện mà con người sinh sống. Ở thời điểm hiện tại, khi trình độ nhận thức của con người ở mức cao thì khái niệm gia đình được đưa ra bởi GS.TS Đặng Cảnh Khanh và GS.TS Lê Thị Quý luơn đúng trong mọi hồn cảnh, điều kiện của con người: “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nịi giống và chăm sĩc con cái. Các mối quan hệ gia đình cịn được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đĩ là những liên kết ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hơn nhân và việc nhận con nuơi. Những người này cĩ thể sống cùng chung hoặc khác mái nhà.” [6]. Tuy rằng

ngày nay cĩ nhiều hình thức gia đình mới như gia đình đồng tính luyến ái, gia đình đơn thân… thì định nghĩa gia đình vẫn mang tính ước lệ. Quan điểm trên của GS.TS Đặng Cảnh Khanh và GS.TS Lê Thị Quý được đúc rút rất nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu trong ngành xã hội học gia đình nên nĩ thể hiện sự đúng đắn và mang tính thời đại. Đặt vào thời đại nào nĩ cũng phản ánh được những thành viên đều sống trong cùng một gia đình và mang đến cho người đọc một cách hiểu đúng đắn và sâu sắc.

Theo WHO, Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhĩm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát (WHO).

Luật phịng chống BLGĐ nước ta cĩ định nghĩa về BLGĐ như sau: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc cĩ khả năng gây tổn hại về thể chất tinh thần và kinh tế của các thành viên khác trong gia đình.

Tháng 12/1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về Bạo lực gia đình như sau: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới

nào dẫn đến, hoặc cĩ khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ cĩ những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nĩ xảy ra nơi cơng cộng hay trong cuộc sống riêng tư”.

Trong hai khái niệm này, khái niệm của luật phịng chống BLGĐ của nước ta là phù hợp với đề tài nhiên cứu hơn cả vì khái niệm này phù hợp với việc nghiên cứu về tình hình BLGĐ tại địa phương.

Nguyên nhân thuộc về nhận thức

Do xã hội chúng ta vẫn tồn tại những quan niệm về định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ, cho rằng nam giới cĩ quyền lực và cĩ quyền “dạy” vợ. Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là chuyện riêng của gia đình

Trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình tạo thành tâm lý cam chịu khi trở thành phụ nữ và hình thành thĩi quen của nam giới cho rằng bạo lực gia đình như một biện pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn gia đình.

Chính quyền và các tổ chức đồn thể chưa hồn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trong phịng chống BLGĐ. Một bộ phận lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đồn thể vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề của gia đình.

Chưa xử lý triệt để các vụ việc bạo lực gia đình xẩy ra tại địa phương. Chính quyền chỉ vào cuộc với những vụ bạo lực gia đình cĩ hậu quả nghiêm trọng khi nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân cĩ đơn kêu cứu.

Trong cơng tác hịa giải, thường khuyên phụ nữ nín nhịn mà khơng triệt để xử lý theo pháp luật người gây bạo lực gia đình.

Trong tất cả các nguyên nhân trên, nguyên nhân thuộc về nhận thức trong đĩ định kiến giới, tư “tưởng trọng nam khinh nữ” được xem là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình.

Các yếu tố dẫn đến bạo lực gia đình

Nguyên nhân kinh tế và các tệ nạn xã hội như nghiện rượu, cờ bạc, ma túy, mại dâm được coi là những nguyên nhân cơ bản. Khi sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy, nam giới cĩ nguy cơ giải quyết những khĩ khăn bằng hành vi bạo lực mà trước hết là bạo lực với các thành viên gia đình.

Các tệ nạn như mại dâm và ngoại tình cũng làm cho người nam giới cĩ thể lạnh nhạt, bỏ mặc, thậm chí đánh đập vợ, con.

Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường cĩ nhiều sự căng thẳng tinh thần hơn dẫn đến việc nam giới thường sử dụng sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ.

Đối với một số nam giới, việc thiếu việc làm và nghèo đĩi làm cho nam giới cảm thấy tự ti khi khơng làm đúng vai trị được xã hội xác định là người trụ cột trong gia đình cũng dễ dẫn đến bạo lực gia đình.

Tuy nhiên, bạo lực gia đình cũng xẩy ra ở các trong các gia đình cĩ điều kiện kinh tế tốt, vợ chồng cĩ trình độ học vấn cao, cơng việc ổn định.

Hậu quả của bạo lực gia đình

Hậu quả đối với nạn nhân về sức khỏe thể chất: Sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn, cĩ thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong.

Về sức khỏe tinh thần: Luơn ám ảnh bị bạo lực; chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.

Về sức khỏe sinh sản: Mang thai ngồi ý muốn, thai nhi suy dinh dưỡng, sẩy thai, đẻ non, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV.

Hậu quả đối với người gây bạo lực gia đình: Phá hỏng mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ơng bà-cháu, cảm thấy cơ đơn ngay trong gia đình. Phải đĩng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra bạo lực gia đình. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.

Hậu quả với trẻ em: Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Khĩc nhiều, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ, e ngại khi tiếp xúc với người lạ.

Với trẻ trong độ tuổi trước vị thành niên: thiếu tập trung và khơng cĩ khả năng chơi tích cực; vụng về, lĩng ngĩng và hay gây rối; tránh va chạm và dễ chiều theo ý người khác; mất hứng thú với các hoạt động xã hội và giảm năng lực xã hội; lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi.

Với trẻ vị thành niên: học kém, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ đi khỏi nhà; cĩ thể cĩ các hành vi bạo lực như người lớn; chán nản và cĩ ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử.

Hậu quả đối với gia đình: Li thân, li hơn. Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình.

Giảm thời gian và năng suất lao động từ đĩ giảm thu nhập gia đình. Khơng cĩ khả năng làm trịn bổn phận với gia đình nội, ngoại.

Hậu quả đối với xã hội: Giảm sự đĩng gĩp của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình đối với xã hội tạo ra lực lượng lao động tương lai cĩ sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo. Nếu khơng xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình. Hạn chế hiệu quả cơng tác phịng chống HIV/AIDS và kiểm sốt mất cân bằng giới tính khi sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cho về phòng chống bạo lực gia đình người dân trên địa bàn phường hàng đào quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)