Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình thiên chúa giáo tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, từ liêm, hà nội) (Trang 55 - 58)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Đặc điểm đời sống gia đình Thiên Chúa giáo tại giáo xứ Cổ Nhuế

2.2.4. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng

Đối với đạo Thiên Chúa, vì quan niệm “Con cái là một ân huệ, một mục tiêu của hôn nhân, vì tình yêu vợ chồng tự nhiên hƣớng về việc sinh sản con cái. Con cái là hoa quả và thành tựu của tình yêu vợ chồng, hiện diện ngay trong việc vợ chồng hiến thân cho nhau, chứ không phải một cái gì từ bên ngoài đƣợc ghép vào. Vì thế Hội Thánh “bảo vệ sự sống“ và dạy rằng “mọi hành vi ân ái phải tự nó mở ngỏ cho việc sinh sản. Ngay từ khi học giáo lý hôn nhân ngƣời ta đã đƣợc dạy về cách phòng tránh thai và xu hƣớng ủng hộ tránh thai tự nhiên. Trong tác phẩm Tôn giáo và biến đổi mức sinh tác giả Phạm Văn Quyết cũng xem xét sự ảnh hƣởng của yếu tố tôn giáo đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai và hiệu quả của chúng. Nghiên cứu đã chỉ ra

biện pháp đƣợc giáo dân chấp nhận sử dụng là tính chu kỳ kinh nguyệt, và một tỉ lệ nhỏ dùng các biện pháp tránh thai khác. Trong nghiên cứu tại trƣờng hợp giáo xứ Cổ Nhuế thì 100% trong số những ngƣời nữ đƣợc hỏi đều sử dụng biện pháp tránh thai mà chủ yếu là cách tránh thai bằng cách tính chu kỳ kinh nguyệt.

Nghiên cứu về tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai luôn luôn là mục tiêu chủ yếu của các đề tài liên quan đến mức sinh và hành vi sinh đẻ của một nhóm dân cƣ. Đối với giáo xứ Cổ Nhuế mọi ngƣời đƣợc học “Kế hoạch hóa gia đình theo tự nhiên” ngay từ khi đƣợc học lớp Giáo lý hôn nhân. Trong một khóa học Tiền hôn nhân trƣớc khi đƣợc cấp chứng chỉ xác nhận mỗi ngƣời phải đƣợc học qua Giáo lý dự tòng, Giáo lý hôn nhân và những bài giảng liên quan về Kế hoạch hóa gia đình. Tại đây họ đƣợc giảng dạy những kiến thức cần thiết không chỉ về những mối quan hệ trong gia đình mà còn cả về cách ứng xử nhƣ thế nào cho phù hợp. Tài liệu “Tự quan sát” - sổ tay người dùng phương pháp (TQS) để điều hòa sinh sản của Quỹ Leile Fodil đƣợc biên soạn bởi bà Marie Joly và Bác sĩ Phạm Xuân Tiêu đã cung cấp đầy đủ những kiến thức để bản thân mỗi gia đình có thể học tập và áp dụng.

ĐỨA CON CỦA CHA MẸ

Đứa con là kết quả gặp gỡ trứng của ngƣời mẹ và một tinh trùng của ngƣời cha. Sau khi gặp gỡ hai yếu tố này sẽ tạo thành một ngƣời mới và duy nhất, đó là đứa con. Sự gặp gỡ này có đƣợc là do quan hệ tình dục giữa cha và mẹ. Mối quan hệ này đƣợc gọi là “có khả năng sinh sản” hoặc “ dễ thụ thai” nếu nó cho phép thụ thai.

Ngƣời đàn ông ngày nào cũng có khả năng sinh sản: Từ lúc dậy thì cho đến cuối đời. Bởi vì ngƣời đàn ông sản xuất tinh trùng thƣờng xuyên.

Ngƣời đàn bà chỉ có khả năng sinh sản vài ngày trong một tháng: Từ lúc dậy thì đến lúc mãn kinh. Bởi vì ngƣời đàn bà chỉ sản xuất một trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nhƣ thế thời kỳ dễ thụ thai của ngƣời phụ nữ quyệt định khả năng sinh con của cặp vợ chồng.

của kỳ kinh này tới cuối ngày hôm trƣớc kỳ kinh sau, lúc bắt đầu một chu kỳ mới.

Chu kỳ kinh nguyệt bao gồm 3 thời kỳ, nhƣng chỉ có một thời kỳ là dễ thụ thai.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, theo quan sát hàng ngày, ngƣời phụ nữ có thể nhận thấy triệu chứng báo hiệu thời kỳ dễ thụ thai của mình: đó là triệu chứng chất nhầy cổ tử cung chảy ra ngoài và triệu chứng tăng thân nhiệt.

Sự hiểu biết này là đƣờng dẫn vào các phƣơng pháp điều hòa sinh sản (kế hoạch hóa gia đình).

Nhờ sự hiểu biết chính xác thời kỳ dễ thụ thai, đôi vợ chồng có thể quyết định có, hoặc không có quan hệ tình dục trong thời kỳ này, tùy theo sự mong muốn của đôi vợ chồng quyết định có con hoặc không có con.

Ngƣời chồng và vợ, cả hai ngƣời cùng chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn phƣơng pháp và cách sử dụng.

Cả hai ngƣời cùng quyết định đời sống tình dục.

Trích: “Tự quan sát” - sổ tay người dùng phương pháp (TQS) để điều hòa sinh sản của Quỹ Leile Fodil.

Ngƣời biên soạn: Bà Marie Joly và Bác sĩ Phạm Xuân Tiêu

Đặc biệt việc đƣa vào giảng dạy những kiến thức liên quan đến sinh sản và giới tính đã trở thành một trong những kiến thức không thể thiếu chính vì thế việc trao đổi chia sẻ những thông tin về vấn đề này với họ khá thoải mái.

“Việc đưa những bài giảng về sinh sản, giới tính và cung cấp những tài liệu liên quan đến vấn đề đó rất hữu ích. Những phần giảng đó đã trở thành bắt buộc dành cho mọi người giúp họ hiểu biết hơn về quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn, nâng cao nhận thức trong việc sinh sản giúp họ vừa có thể kế hoạch sinh con theo chủ trương của nhà nước lại không đi ngược lại với những điều răn của Chúa”. (PVS 10, nam 48 tuổi, Cha xứ). Đối với những gia đình đƣợc bổ sung kiến thức về tránh thai bằng phƣơng pháp tự quan sát họ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của điều đó một cách cụ thể. “Trước khi thi để nhận chứng chỉ học lớp Giáo lý hôn nhân, chị cũng được học vài buổi về phương

pháp tránh thai tự nhiên. Chị thấy điều đó có ích cho đời sống sau này của gia đình chị và mấy người bạn của chị cũng nhận định như vậy.” (PVS 2, nữ 33 tuổi, Công nhân).

Có thể thấy ngoài việc tự tìm hiểu những thông tin về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình thông qua các nguồn tin phƣơng tiện truyền thông đại chúng, qua bạn bè, ngƣời thân thì những ngƣời theo đạo Thiên Chúa giáo còn đƣợc giáo dục trên trƣờng lớp. Trong việc kế hoạch hóa gia đình, ngƣời Công giáo không đƣợc phép sử dụng cách ngừa thai nhân tạo mà chỉ đƣợc sử dụng cách ngừa thai tự nhiên, khi có lý do chính đáng theo những tiêu chuẩn của Hội Thánh [52]. Đối với những trƣờng hợp đƣợc phỏng vấn sâu bàn về vấn đề sử dụng biện pháp tránh thai thì tất cả đều trả lời là áp dụng cách tính chu kỳ chứ không sử dụng những dụng cụ can thiệp từ bên ngoài nhƣ bao cao su, uống thuốc tránh thai… Việc đƣợc cung cấp những kiến thức đó góp phần tăng cƣờng sự hòa hợp tình yêu với việc sinh sản con cái có trách nhiệm trong các gia đình Thiên Chúa giáo.

Nhƣ vậy, hiện nay hấu hết tất cả các gia đình Thiên Chúa giáo trong mẫu khảo sát đều có sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp với tiêu chuẩn của Hội Thánh. Điều đó vừa đảm bảo đƣợc sự hòa hợp trong quan hệ vợ chồng vừa góp phần đảm bảo kế hoạch sinh con nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất để có thể chăm sóc, nuôi dƣỡng con.

Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TÍNH BỀN VỮNG TRONG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH THIÊN CHÚA GIÁO TẠI GIÁO XỨ CỔ NHUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình thiên chúa giáo tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, từ liêm, hà nội) (Trang 55 - 58)