Sự hài lòng về phân công lao động trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình thiên chúa giáo tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, từ liêm, hà nội) (Trang 68 - 72)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Sự hài lòng về phân công lao động trong gia đình

Đánh giá về sự phân công công việc trong gia đình không chỉ với mục đích xem ai làm việc gì mà dựa trên đó chúng tôi phân tích mức độ hài lòng và thái độ của họ nhƣ thế nào đối với sự phân công đó. Bản thân mỗi ngƣời trong gia đình đƣợc phân công công việc đó họ có thoải mái để làm và chia sẻ cùng nhau hay không. Thái độ làm và việc hoàn thành những công việc đó có ý nghĩa quan trọng trong việc họ có hài lòng với những công việc đó hay không.

Đánh giá về mức độ hài lòng trong thang điểm từ 1 (Hoàn toàn không hài lòng) đến 5 (Hoàn toàn hài lòng) thì sự phân công về việc dạy dỗ con cái đƣợc đánh giá ở mức điểm cao nhất 4,15 điểm và việc chăm sóc con đƣợc 4,01 điểm. Có thể thấy hầu hết các gia đình việc chăm sóc, dạy dỗ con cái

luôn là mối quan tâm hàng đầu. Kết quả của nghiên cứu này cũng có nhiều chia sẻ với kết quả nghiên cứu “Sự hài lòng về cuộc sống” của PGS. TS Hoàng Bá Thịnh [70].

Bảng 3.5: Đánh giá mức độ hài lòng sự phân công công việc trong gia đình

Các công việc Điểm trung bình

Nội trợ 3.88

Chăm sóc con 4.01

Dạy dỗ con 4.15

Quyết định chi tiêu 3.91 Tham gia các hoạt động xã hội 3.65

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Tuy nhiên điểm số để đánh giá mức độ hài lòng về việc chăm sóc và dạy dỗ con cái lại từ thang điểm 1 đến 5. Chỉ có một trƣờng hợp cảm thấy hoàn toàn không hài lòng về cách chăm sóc và dạy dỗ con nguyên nhân chính là do không có điều kiện chăm sóc con nên phải gửi con về quê cho ông bà chăm sóc.

“Chị thấy không hài lòng khi phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Con còn bé mà phải xa bố mẹ, nhưng do điều kiện không cho phép nên đành phải thế thôi em ạ. Về quê ông bà chiều cháu lắm nên nhiều khi cháu bướng không nói được, đòi cái gì cũng phải có bằng được… Nhưng lỗi cũng do bản thân mình vì không có đủ điều kiện để chăm sóc con.” (PVS 7, nữ 27 tuổi, Nội trợ).

Một số gia đình khi không có điều kiện chăm sóc con cũng gửi về cho ông bà nội, ngoại chăm sóc lại tỏ ra rất hài lòng. “Cả hai vợ chồng làm việc trên này cũng một thời gian dài rồi nhưng vẫn chưa có điều kiện lắm em ạ. Sinh con ra, cháu lớn hơn một chút là gửi về quê cho ông bà nuôi, ông bà chăm sóc. Về nhà ở với ông bà cháu được chăm sóc chu đáo hơn vì mẹ anh chăm

con, chăm cháu khéo lắm nên yên tâm em ạ. Chứ để ở trên này xong bà lên chăm cháu thì vất vả lắm, nhà cửa thì chưa ổn định…” (PVS 3, Nam, 28 tuổi, Nhân viên kinh doanh).

Sự phân công công việc nhƣ trên trong các gia đình đƣợc bản thân họ khá hài lòng. Họ thoải mái với những công việc đó, vừa nhƣ bổn phận trách nhiệm, lại vừa là niềm vui sự sẻ chia giữa các thành viên trong gia đình. “Mọi việc trong nhà anh chị đều chia sẻ cùng nhau. Cũng chẳng phân chia ai làm gì cụ thể, thấy việc thì làm thôi em ạ. Làm cho vợ, cho con, cho gia đình mình chứ có cho ai đâu mà phải tính toán thiệt hơn.” (PVS 3, nam 28 tuổi, Nhân viên kinh doanh).

Hôn nhân và mái ấm gia đình tạo nên những điều kiện hay môi trƣờng thuận lợi cho việc sinh sản con cái và giáo dục chúng. Quả thực, đời sống hôn nhân và gia đình chuẩn bị một bầu khí cần thiết cho tình yêu vợ chồng và hoa trái của tình yêu đó là những đứa con. Vì thế các quan hệ về tình dục chỉ hợp pháp trong lãnh vực đời sống hôn nhân.

Quyền và bổn phận giáo dục con cái là cái cốt lõi của việc làm cha làm mẹ, bởi vì nó liên quan đến việc lƣu truyền sự sống. So với những ngƣời khác, thì vai trò giáo dục của cha mẹ là khởi nguồn và là cơ bản vì tƣơng quan yêu thƣơng độc nhất vô nhị giữa cha mẹ và con cái. Vai trò giáo dục của cha mẹ không ai thay thế đƣợc và cũng không nhƣờng cho ai đƣợc.Việc giáo dục con cái đƣợc các gia đình đánh giá rất cao và nó là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống gia đình. Lớp học tiền hôn nhân cũng đã hƣớng dẫn rất cụ thể trong việc giáo dục con cái của ngƣời cha nhƣ thế nào và ngƣời mẹ nhƣ thế nào nhƣng điều quan trọng hơn cả đó là việc giáo dục con cái là bổn phận của cả hai ngƣời.

Đối với sự phân công công việc trong gia đình, công việc chăm sóc cũng nhƣ dạy dỗ con cái thì vai trò của cả cha và mẹ là nhƣ nhau với tỉ lệ tƣơng ứng là 70% và 88%. Với việc chăm sóc con thì ngƣời mẹ giữ vai trò quan trọng hơn vì với thiên chức làm mẹ, là ngƣời phụ nữ với những đức tính cẩn thận, chu đáo thì việc chăm sóc con chiếm tỉ lệ 22% lớn hơn so với ngƣời cha chiếm tỉ lệ 1%. Riêng một số gia đình thiếu điều kiện về nhà ở, kinh tế thì thƣờng gửi con về cho ông bà chăm sóc: “Anh chị cũng muốn được ở gần chăm sóc con cái, dạy dỗ con. Nhưng ở trên này 2 vợ chồng mỗi người mối việc, con thì bé, nhà thì thuê chẳng có điều kiện được em ạ. Có một thời gian đầu mẹ chị lên chăm cháu vì còn bé quá nên chưa cho về nhà được nhưng giờ thì gửi về cho ông bà chăm.” (PVS 7, nữ, 27 tuổi, Nội trợ). Ngoài ra một số ít nhà có điều kiện thì thuê ngƣời giúp việc nhƣng công việc chủ yếu của ngƣời giúp việc là dọn dẹp nhà cửa còn việc chăm sóc con thì ngƣời mẹ vẫn cố gắng dành nhiều thời gian hơn. Sự phân công công việc nhƣ thế xuất phát từ nhu cầu, điều kiện của mỗi gia đình nhƣng có thể thấy đa phần họ hài lòng với điều đó. Có tới 142 ngƣời tƣơng đƣơng với tỉ lệ 71% hài lòng với việc phân công việc chăm sóc con và 68% hài lòng về phân công việc dạy dỗ con.

Trong một số gia đình các công việc cũng đƣợc thu xếp một cách hài hòa giữa cha mẹ và con cái nhất là những gia đình có con lớn. Cha mẹ cảm thấy hài lòng khi những ngƣời con của mình biết cách chăm lo việc nhà, chia sẻ công việc cùng cha mẹ. Đối với họ đó là niềm vui, hạnh phúc là chứng kiến sự trƣởng thành của con cái mình. Hay một số ít các gia đình có điều kiện hơn thuê ngƣời giúp việc thì việc phân công công việc trong gia đình không còn là vấn đề lớn.

Trong cuộc sống hiện nay khi mà việc kiếm tiền không còn là việc riêng của những ngƣời chồng và việc nội trợ cũng không phải là chỉ dành riêng cho những ngƣời mẹ ngƣời vợ. Sự chia sẻ các công việc trong gia đình đƣợc hầu

hết mọi ngƣời đều hài lòng. Họ đặt mình vào vị trí của ngƣời đối phƣơng để giải quyết, xử lý công việc sẽ dễ cảm thông cho nhau hơn, hiểu và gắn bó với nhau hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình thiên chúa giáo tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, từ liêm, hà nội) (Trang 68 - 72)