Vai trò Thiên Chúa giáo đối với sự bền vững trong hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình thiên chúa giáo tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, từ liêm, hà nội) (Trang 87 - 117)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.6. Vai trò Thiên Chúa giáo đối với sự bền vững trong hôn nhân

Thiên Chúa giáo quan niệm về sự chuẩn bị hôn nhân là một trong những điều bắt buộc dành cho các cặp đôi muốn gắn kết với nhau. Sự chuẩn bị này sẽ giúp họ vững vàng về tâm thế cũng nhƣ thể hiện sự đồng lòng trƣớc khi bƣớc vào một cuộc sông mới với những trách nhiệm và nhiều mối quan hệ mới.

Giáo lý dự bị hôn nhân phải đƣợc hiểu một cách cụ thể, riêng biệt nhau gồm 2 phần Giáo lý hôn nhânDự bị hôn nhân. Giáo lý hôn nhân là phần học hỏi giúp tìm hiểu ý Chúa về hôn nhân đã đƣợc mạc khải trong Kinh Thánh, trong luật tự nhiên và trong Giáo Hội dạy. Dự bị hôn nhân là phần giúp bạn trẻ chuẩn bị bƣớc vào đời sống gia đình cho chu đáo, và thành quả trƣớc thánh ý Chúa. Nhƣ vậy, “Giáo lý hôn nhân” có thể là một phần của dự

bị hôn nhân - nếu là tổ chức “cho” và “do” ngƣời Ki-tô giáo, cách đầy đủ, đúng đắn. Khi đứng trƣớc ngƣỡng cửa hôn nhân, đôi bạn nào cũng ấp ủ rất nhiều mộng ƣớc. Tuy nhiên, khi nhìn đến hiện trạng hôn nhân hiện nay, nhiều ngƣời không khỏi băn khoăn lo lắng. Trong những thập niên vừa qua, đời sống hôn nhân và gia đình trên thế giới đã gặp phải nhiều khủng hoảng với những khó khăn đƣa đến tan vỡ.

Trong đời sống hôn nhân, ngƣời nam và ngƣời nữ cả hai hợp nhất với nhau trong cộng đồng yêu thƣơng vợ chồng, tạo cho nhau một mái ấm và sự hỗ tƣơng về mặt an toàn; họ đáp ứng và thỏa mãn cho nhau những ƣớc muốn về phƣơng diện thể xác trong yêu thƣơng, từ đó phát sinh ra con cái. Họ cũng lãnh nhận và đảm nhiệm vai trò giáo dục con cái. Quyền lập gia đình là một trong những quyền căn bản của con ngƣời, cũng nhƣ quyền bình đẳng giữa những ngƣời phối ngẫu trong đời sống gia đình đã đƣợc liệt kê trong bản tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Con ngƣời (nam lẫn nữ) khi đến tuổi trƣởng thành, không bị giới hạn bởi chủng tộc, quốc gia hay tôn giáo, đều có quyền (đƣợc lập gia đình) đi đến hôn nhân và xây dựng mái ấm gia đình [67].

Mục đích của hôn nhân thì nó đi liền với mục đích của tình yêu tình dục, nhƣng chúng lại không nhất thiết là đồng nhất. Đời sống hôn nhân không chỉ có mục đích duy nhất là sinh sản con cái, nhƣ vẫn thƣờng đƣợc quan niệm trƣớc đây, nhƣng nó còn có những mục đích khác, chẳng hạn nhƣ việc giáo dục con cái. Một trong những mục đích khác của đời sống hôn nhân là sự tƣơng trợ lẫn nhau trong một cách thức rất cụ thể, đƣợc thể hiện qua cuộc sống hằng ngày, ví dụ nhƣ chăm lo săn sóc lẫn nhau, đặc biệt khi đau yếu, đây cũng là một hình thức biểu lộ sự yêu thƣơng của tình nghĩa vợ chồng, song song với việc chăn gối. Nói cách khác, đời sống và mục đích của hôn nhân không chỉ hạn hẹp trong việc sinh sản và quan hệ vợ chồng.

Hầu hết những ngƣời đƣợc hỏi đều đánh giá cao tính hữu ích của lớp học tiền hôn nhân và đặc biệt là những nội dung mà họ đƣợc học. Nội dung đƣợc trang bị kiến thức về đời sống, quan hệ vợ chồng và hiểu đƣợc bổn phận quan trọng trong việc giáo dục con cái đƣợc đánh giá ở thang điểm cao nhất 4,64 và 4,60 trong thang điểm cao nhất 5 điểm tƣơng ứng với tỉ lệ ngƣời đánh giá ở mức hoàn toàn hữu ích chiếm 66% và 62%.

Bảng 3.11: Đánh giá của ngƣời trả lời về tính hữu ích của các nội dung trong lớp học tiền hôn nhân

Nội dung chính Điểm trung bình

Nhận biết đƣợc vai trò quan trọng của gia đình 3,96 Hiểu biết đƣợc mục đich của hôn nhân công giáo 4,33 Hiểu đƣợc bổn phận quan trọng trong việc giáo dục

con cái 4,60

Trang bị những kiến thức về đời sống quan hệ vợ chồng

4,64

Hiểu đƣợc tầm quan trọng của mối quan hệ gia đình

với hội Thánh 4,25

Hiều đƣợc mối quan hệ của gia đình và xã hội 3,85

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Mục đích của hôn nhân trƣớc hết là để cho con ngƣời có bạn đời. Ngoài cha mẹ, anh - chị - em thì ngƣời vợ/chồng sẽ là ngƣời gắn bó với mình, sống với mình suốt cả cuộc đời. Hôn nhân chính là gắn kết họ lại với nhau, chính là thể hiện của tính bền vững trong hôn nhân. Cũng chính bởi lý do đó mà hầu hết mọi ngƣời đều đánh giá cao tính hữu ích của việc trang bị những kiến thức về đời sống và quan hệ vợ chồng. Với những kiến thức đó đời sống của họ khi bắt đầu bƣớc vào ngƣỡng cửa của hôn nhân bớt bỡ ngỡ hơn, sống hòa hợp hơn về cả tinh thần và thể chất.

“Học lớp tiền hôn nhân hay còn gọi là giáo lý hôn nhân được các cha truyền giảng và trang bị cho bản thân mình rất nhiều kiến thức phục vụ cho đời sống hôn nhân. Đầu tiên hiểu biết về hôn nhân, nguồn gốc của hôn nhân như thế nào. Trước khi kết hôn cả nam và nữ cần phải chuẩn bị những gì trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Bổn phận của người vợ, người chồng. Bổn phận của cha mẹ với con cái và của con cái đối với cha mẹ. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội…”(PVS 1, nam, 56 tuổi, Buôn bán).

“Học lớp học tiền hôn nhân mục đích là cung cấp những kiến thức cơ bản cho người nam và người nữ trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân khỏi bị bỡ ngỡ. Khi tham gia lớp học đó bọn anh hiểu được nguồn gốc của gia đình, nhưng bổn phận trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa vợ chồng, con cái, gia đình và xã hội… Những nội dung đó đều có tính hữu ích giúp cho cuộc sống gia đình trọn vẹn hơn, tốt hơn, vợ chồng con cái hòa hợp hơn.” (PVS 3, Nam 28 tuổi, Nhân viên kinh doanh).

Một số xã hội hiện nay đã cho phép ly dị trong một vài trƣờng hợp, khi có sự bất tƣơng xứng giữa những cặp vợ chồng. Trong số những nguyên nhân và căn cứ làm nền tảng cho việc ly dị đƣợc công nhận, đó là vấn đề ngoại tình, đặc biệt là điều ấy nếu đƣợc gây ra do ngƣời vợ. Một nguyên nhân nữa gây nên sự ly dị, đó là tình trạng hiếm muộn không thể sinh con do ngƣời vợ, một giải pháp đƣợc đƣa ra cho vấn nạn trên, là cho phép ngƣời đàn ông đƣợc cƣới vợ bé. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ghi nhận rằng: phần đông các quốc gia không coi việc ly dị là một giải pháp lý tƣởng. Vì thế, việc ly dị tuy đƣợc chấp nhận ở một vài xã hội, nhƣng điều đó không có nghĩa là tất cả mọi nơi đều nhất trí và ủng hộ lập trƣờng đó.

Nhiều đạo luật cho phép việc ly dị, mà chúng ta thấy hiện nay tại một vài quốc gia, đó cũng là một phản ảnh của thực tế về những sự kiện thay đổi

trong cuộc sống con ngƣời; nhƣng cùng lúc điều ấy cũng là một lời mời hấp dẫn và dễ dàng bị cám dỗ. Nó đƣa đến cho chúng ta một giải pháp rất thuận tiện cho những khó khăn mà chúng ta đang gặp trong đời sống hôn nhân, nhất là khi cơm không ngon, canh không ngọt.

Đối với những ngƣời theo đạo Thiên Chúa giáo, họ đƣợc học lớp Giáo lý hôn nhân để tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc của hôn nhân, đặc tính của hôn nhân. Một trong những đặc tính nổi bật thể hiện sâu sắc tính bền vững trong hôn nhân là tính “bất khả phân ly”. Bất khả phân ly nghĩa là không thể ly dị. “Lý do sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ chồng phải chung thủy chính là sự trung tín của Thiên Chúa với giao ƣớc, và sự trung tín của Đức Kitô với Hội Thánh. Nhờ bí tích Hôn phối, hai vợ chồng đƣợc ban ơn để diễn tả và làm chứng cho sự trung tín ấy. Do bí tích, tính bất khả phân ly của hôn nhân tiếp nhận một ý nghĩa mới và sâu xa hơn [52].

Ngoài ra sự liên kết mật thiết giữa hai vợ chồng, cũng nhƣ lợi ích của con cái, buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín với nhau.Chung thuỷ suốt đời với ngƣời phối ngẫu là một trong những đặc điểm nổi bật của hôn nhân Công giáo, đồng thời còn có ý nghĩa đặc biệt hơn đối với thế giới hiện nay, khi mà ly dị thƣờng đƣợc coi là giải pháp bình thƣờng cho những khó khăn hoặc thất bại trong đời sống hôn nhân. Quả thực, đối với nhiều trƣờng hợp, chung thuỷ là một thách đố lớn lao và phải cậy dựa vào ơn Chúa, vì chỉ nhờ sức riêng của mình mà thôi thì không đủ. Trong đời sống hôn nhân, đôi vợ chồng cần nhớ rằng sự liên kết với nhau không phải chỉ do quyết tâm của họ mà còn là kết quả của ơn Chúa. “Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly” [52].

Hội Thánh không ngừng cầu nguyện cho các đôi vợ chồng đƣợc trung thành với nhau suốt đời. Ngƣợc lại, chính Hội Thánh cũng đƣợc nâng đỡ luôn trung tín với Chúa Giêsu nhờ sự chung thuỷ của các đôi vợ chồng.

Cùng với sự quan trọng của giáo lý hôn nhân thì niềm tin tôn giáo cũng là một yếu tố quan trọng đối với sự bền vững trong hôn nhân. Nhà khoa học xã hội nổi tiếng ngƣời Mỹ T. Parsons cho rằng ngoài việc bị chi phối bởi hệ thống các chuẩn mực, giá trị xã hội, hành động xã hội còn luôn thể hiện tính duy lý của nó. Điều đó có nghĩa chủ thể của hành động có những độc lập nhất định khi hành động một cách chủ quan. Tính chủ quan của hành động xã hội nói lên rằng yếu tố ý thức của chủ thể luôn tham gia vào hành động của anh ta. Sự đa dạng của hành động xã hội của các cá nhân nói lên tính duy lý của nó.

Với các tín đồ tôn giáo, hành vi của họ, bên cạnh việc chịu sự chi phối của giáo lý, giáo luật, của tổ chức tôn giáo, còn chịu tác động của chính niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo của giáo dân càng mạnh mẽ thì tác động của ý chí trong việc kiểm soát suy nghĩ, điều chỉnh hành vi và thực hiện các chuẩn mực tôn giáo và chuẩn mực xã hội của giáo dân càng lớn.

Niềm tin là định hƣớng giá trị đƣợc xác định vững chắc trong nhận thức và chi phối hành động của con ngƣời. Niềm tin không chỉ tác động đến trí tuệ mà còn tác động đến tình cảm. Nó có thể làm thay đổi ý thức, động cơ và lối sống của cá nhân [10, tr. 10]. Niềm tin tôn giáo luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong cấu trúc tôn giáo. Con ngƣời ta không thể trở thành tín đồ của tôn giáo, nếu không có niềm tin tôn giáo.

Có thể thấy thế giới ngày nay đƣợc đánh dấu bằng những mối giao lƣu nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Con số những cuộc hôn nhân giữa những ngƣời khác đạo càng ngày càng gia tăng. Đây là một trong những ƣu tƣ đặc biệt của Hội Thánh Công giáo đối với đời sống hôn nhân và gia đình của con cái mình, vì những cuộc hôn nhân này thƣờng gặp nhiều khó khăn do những khác biệt về niềm tin. Nhƣ đã phân tích ở trên trong tổng số 200 ngƣời đƣợc hỏi thì 167 ngƣời lấy

vợ/chồng cùng tôn giáo chiếm tỉ lệ 83,5%. Còn lại 33 ngƣời chiếm tỉ lệ 16,5% lấy vợ/chồng không cùng tôn giáo. Đối với những gia đình cả vợ và chồng đều theo đạo trƣớc khi kết hôn thì dƣờng nhƣ là không có trở ngại gì đến với họ. Nhƣng đối với một số ít ngƣời lấy vợ/chồng không cùng đạo thì đôi khi có sự cản trở mà buộc họ phải vƣợt qua. Đối với 33 ngƣời đƣợc khảo sát trƣớc khi cƣới chƣa theo đạo thì họ đều đồng ý theo đạo Thiên Chúa giáo của vợ/chồng. Khi đƣợc học, kết hôn và trở thành thành viên của gia đình Thiên Chúa giáo và họ bắt đầu tập cho mình thói quen đi Lễ. “Lấy chồng theo đạo, tuần nào cả gia đình chị cũng đi lễ. Học những giáo lý, được khuyên răn nhiều điều chị thấy thực sự hữu ích. Cảm thấy mình thanh thản hơn, nhẹ nhàng hơn và đặt hết niềm tin vào Chúa” (PVS 2, nữ 33 tuổi, Công nhân).

Niềm tin tôn giáo của giáo dân đã ảnh hƣởng nhiều đến đời sống hôn nhân của các gia đình, từ việc học đi học lớp Giáo lý để trang bị những kiến thức về đời sống hôn nhân gia đình. Hiểu đƣợc bổn phận trách nhiệm mà Chúa đã ban cho là làm vợ/chồng, làm mẹ/cha, trách nhiệm sinh con và giáo dục con. Suy nghĩ và hành động của họ luôn mang xu hƣớng phù hợp với giáo lý, giáo luật.

Đối với những ngƣời theo đạo Công giáo, hôn lễ là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì đây là bí tích đƣợc Chúa ban cho loài ngƣời, ngƣời trong đạo gọi là Bí tích hôn phối. Ngƣời Công giáo chỉ chấp nhận hôn lễ đồng đạo. Do đó, nếu một trong hai ngƣời, cô dâu hay chú rể là ngƣời ngoài đạo sẽ phải trải qua một khóa học trong thời gian nhất định và khi chính thức là tín đồ của đạo Công giáo, hôn lễ mới đƣợc tổ chức.

Nghi thức đầu tiên trong hôn lễ của ngƣời Công giáo là chọn địa điểm. Đối với những ngƣời theo đạo nhà thờ là nơi linh thiêng nhất nên cũng là nơi họ thích chọn nhất để tổ chức đám cƣới. Họ tin rằng đám cƣới đƣợc thực hiện tại

đây sẽ đƣợc sự chứng kiến của Chúa. Chúa sẽ làm ngƣời chứng giám và che chở cho cuộc hôn nhân kết nối hai con chiên ngoan đạo của Ngƣời.

Trong nghi thức hôn lễ không thể thiếu ngƣời chứng giám, đƣợc hiểu là ngƣời đại diện cho Đức Chúa Trời nhƣ linh mục. Một đám cƣới của ngƣời Công giáo có thể không đƣợc tổ chức tại nhà thờ nhƣng không thể không có ngƣời chứng giám. Linh mục là đại diện cho Đức Chúa Trời trong buổi lễ quan trọng này, là ngƣời chứng giám và thể hiện ý Chúa cho phép hai ngƣời đƣợc lấy nhau. Đám cƣới của ngƣời Công giáo đƣợc coi nhƣ một hoạt động tôn giáo. Có cầu nguyện, hát thánh ca và một bài giảng kinh thánh về hôn nhân. Cũng nhƣ ngƣời phƣơng Đông, đám cƣới đƣợc tổ chức trƣớc sự chứng kiến đông đảo của ngƣời thân, bạn bè của cô dâu, chú rể và tất nhiên không thể thiếu ngƣời chứng giám là linh mục.

Chú rể đã đứng đợi sẵn trên bục cao, trƣớc mặt ngƣời chứng giám để đợi cô dâu. Cô dâu thƣờng đƣợc bố hoặc ngƣời lớn tuổi của gia đình dẫn lên trao cho chú rể. Trƣớc ngƣời chứng giám và tất cả mọi ngƣời, cả hai nếu đồng ý lấy nhau sẽ nói lời hứa yêu thƣơng nhau suốt đời. Những lời hứa của họ đƣợc công khai trƣớc mặt mọi ngƣời. Lời hứa vô cùng quan trọng, nó không chỉ là lời cam kết gắn bó cuộc sống với nhau giữa hai vợ chồng mà còn mang ý nghĩa tâm linh nhƣ là lời hứa của họ với Chúa Trời. Khi cả hai ngƣời đã đồng ý và hứa hẹn trƣớc Chúa, ngƣời chứng giám sẽ tuyên bố hai ngƣời chính thức trở thành vợ chồng. Chú rể sẽ trao nhẫn và hôn cô dâu trƣớc mặt mọi ngƣời nhƣ để công khai cuộc hôn nhân của họ với tất cả.

Nhƣ vậy, nghi lễ hôn nhân long trọng đƣợc tổ chức trong nhà thờ dƣới sự chứng kiến của đông đảo mọi ngƣời trong gia đình cũng nhƣ sự chứng kiến của Chúa là một điều thiêng liêng không gì có thể phá vỡ đƣợc đối với những cặp vợ chồng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Những phân tích ban đầu nghiên cứu “Tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình Thiên Chúa giáo tại Hà Nội hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp giáo xứ Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội)” nhằm tìm hiểu những đặc điểm cụ thể của các gia đình Thiên Chúa giáo tại giáo xứ Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Trong đó, phải kể đến hai đặc điểm nổi bật là đặc điểm khi kết hôn và đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình thiên chúa giáo tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, từ liêm, hà nội) (Trang 87 - 117)