Sự hài lòng về quan hệ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình thiên chúa giáo tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, từ liêm, hà nội) (Trang 72 - 77)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Sự hài lòng về quan hệ gia đình

Để tìm hiểu về sự hài lòng về quan hệ gia đình tƣơng tự chúng tôi cũng cho ngƣời trả lời đánh giá thang điểm từ 1 đến 5 đối với một số yếu tố, trong đó 1 là hoàn toàn không hài lòng, 5 là hoàn toàn hài lòng. Xét về mức độ hài lòng về các mối quan hệ trong gia đình thì mức độ hài lòng về con cái đƣợc đánh giá cao nhất là 4,16 điểm.

Bảng 3.6: Đánh giá trung bình mức độ hài lòng về những mối quan hệ

Mức độ Điểm trung bình

Mức độ hài lòng về gia đình bên vợ/chồng 3.79 Mức độ hài lòng về con cái 4.16 Mức độ hài lòng về cái mối quan hệ xã hội 3.70

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Tỉ lệ ngƣời đƣợc hỏi đánh giá họ hoàn toàn hài lòng về con cái là 28,5% và đánh giá ở mức độ hài lòng là 59,5%. Nhƣ vậy có đến 80% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá sự hài lòng về con cái ở mức độ cao nhất. Chỉ có duy nhất một ngƣời cảm thấy không hài lòng về con cái trong gia đình chiếm tỉ lệ 0,5%. Mức độ hài lòng về gia đình bên vợ/chồng và mức độ hài lòng về các mối quan hệ xã hội cũng đƣợc đánh giá ở thang điểm tƣơng đối cao là 3,79 và 3,70. Trên thực tế, khi yêu ngƣời ta chỉ quan tâm đến hai chủ thể nhƣng khi kết hôn sẽ có sự tƣơng tác với hai bên gia đình, họ hàng và buộc họ phải quan tâm đến những yếu tố ấy. Có thể mâu thuẫn gia đình ít khi xảy ra từ các cặp đôi mà có thể xung đột với các mối quan hệ trong gia đình lớn đó. Có thể thấy mặc dù có sự hài lòng nhƣng mức độ hài lòng về các mối quan hệ gia đình bên vợ/chồng

không cao nhƣ những mối quan hệ trong gia đình nhỏ của họ (hài lòng về con cái).

Tôi muốn xét đến từng mối quan hệ cụ thể trong gia đình để xem mức độ hài lòng của đối tƣợng khảo sát có khác nhau không và có mối tƣơng quan gì đến nhau.

Bảng 3.7: Một số yếu tố nhân khẩu và mức độ hài lòng về con cái Đặc điểm nhân khẩu Điểm trung bình mức độ hài lòng

về con cái (Mean)

Giới tính Nam 4,12 Nữ 4,2 Nhóm tuổi Từ 25 đến 35 4,23 Từ 36 đến 45 4,12 Trên 45 4,18 Trình độ học vấn

Từ trung học phổ thông trở xuống 2,67 Trên trung học phổ thông 3,40

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Trong nghiên cứu này khi tìm hiểu về mức độ hài lòng về con cái trong gia đình thì hầu hết đƣợc mọi ngƣời đánh giá ở mức điểm khá cao điều đó cho thấy họ hài lòng với con cái trong gia đình. 59,5% đánh giá ở mức điểm hài lòng trong thang 5 điểm tƣơng ứng với sự lựa chọn của 119 ngƣời. Tiếp đó là sự đánh giá ở thang điểm cao nhất là hoàn toàn hài lòng chiếm tỉ lệ 28,5% tƣơng ứng 57 ngƣời.

Con cái chú giờ chúng nó đã ổn định hết, ngoan ngoãn và được học hành đến nơi đến chốn. Coi như bây giờ là cô chú hoàn toàn hài lòng về con cái

rồi.”(PVS 1, nam, 56 tuổi, Buôn bán). Đối với mỗi gia đình việc sinh con và giáo dục con vừa là bổn phận, trách nhiệm vừa là tình yêu đƣợc gửi gắm vào đó. Đứa con chính là hiện hữu của ngƣời cha, ngƣời mẹ trong gia đình vì thế họ dồn hết tình cảm cho con nhƣng có sự khác biệt nào giữa nam và nữ không, mức độ hài lòng của cha và mẹ khác nhau nhƣ thế nào về con cái?

Kết quả khảo sát trên cho thấy mức độ hài lòng về con của nữ giới cao hơn nam giới với mức đánh giá trung bình tƣơng ứng là 4,2 ở nữ và 4,12 ở nam. Tuy nhiên, đánh giá ở mức độ hoàn toàn hài lòng thì tỉ lệ lại cao hơn ở nam là 30,3% so với nữ là 26,7%. Sự khác biệt trong đánh giá mức độ hài lòng về con cái trong gia đình nổi bật nhất trong tƣơng quan với trình độ học vấn. Ở nhóm có trình độ học vấn cao từ trung cấp nghề trở lên có sự hài lòng cao hơn nhiều ở nhóm trình độ học vấn trung học phổ thông trở xuống tƣơng ứng với mức điểm đánh giá là 3,40 và 2,67. Phải chăng có mối liên hệ nào đó giữa học vấn của cha mẹ với việc giáo dục con. Có thể thấy, với kết quả khảo sát nhƣ trên thì những yếu tố về đặc điểm nhân khẩu cũng có ảnh hƣởng đến việc đánh giá mức độ hài lòng về còn cái trong gia đình. Tuy nhiên, đối với những ngƣời theo đạo Thiên Chúa giáo thì con cái luôn luôn chiếm vị trí quan trọng bởi với họ “Con cái là ân huệ cao quý nhất của hôn nhân”. Nhƣ vậy có thể thấy tầm quan trọng của con cái đối với gia đình nhƣ thế nào [52].

Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa gia đình bên vợ/chồng đƣợc xem là khá phức tạp. Nó là một trong những thách thức đối với việc duy trì sự hoà thuận giữa các thành viên trong gia đình. Vậy mức độ hài lòng của ngƣời theo đạo Thiên Chúa giáo đối với gia đình bên vợ/chồng của mình nhƣ thế nào.

Bảng 3.8: Một số yếu tố nhân khẩu và sự hài lòng về gia đình bên vợ/chồng và các mối quan hệ xã hội của gia đình Thiên Chúa giáo ở giáo xứ Cổ Nhuế

Đặc điểm nhân khẩu Điểm trung bình mức độ hài lòng về gia đình bên vợ/chồng (Mean)

Điểm trung bình mức độ hài lòng về các mối quan hệ xã hội (Mean) Giới tính Nam 3,86 3,78 Nữ 3,72 3,63 Trình độ học vấn Từ trung học phổ thông trở xuống 2,37 2,32

Trên trung học phổ thông 3,15 3,08

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Ngoài đời sống gia đình vợ chồng thì gia đình hai bên nội ngoại cũng có ảnh hƣởng khá nhiều tới tính bền vững trong đời sống hôn nhân của các cặp vợ chồng. Qua khảo sát ta thấy hầu hết những ngƣời đƣợc hỏi đều hài lòng về gia đình của vợ hoặc chồng mình chiếm tỉ lệ gần 50%. Trong đó chỉ có 2 ngƣời nam và 6 ngƣời nữ đƣợc hỏi trả lời là không hài lòng với gia đình bên vợ/chồng mình chiếm tỷ lệ không đáng kể tƣơng ứng là 2% và 5,9%. Đánh giá trung bình mức độ hài lòng về gia đình bên vợ/chồng ở nam cao hơn nữ tƣơng ứng với điểm số 3,86 ở nam và 3,72 ở nữ. Nguyên nhân chính dẫn đến việc không hài lòng đối với gia đình bên vợ/chồng cũng khác nhau giữa nam và nữ. Cả 2 ngƣời nam giới trả lời không hài lòng về gia đình bên vợ đều xuất phát từ nguyên nhân bất đồng trong việc dạy dỗ con cái của họ. Ông bà ngoại

lỗi hay làm điều không tốt. Ngƣợc lại những ngƣời phụ nữ cảm thấy không hài lòng chủ yếu liên quan đến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu.Có thể nói trong quan hệ tình cảm gia đình thì mối quan hệ phức tạp nhất vẫn là mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Họ đƣợc xem là những ngƣời giữ lửa cho gia đình, là nền tảng cho một gia đình thuận hòa, hạnh phúc.

Thật thà cũng thể lái trâu

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng

Câu ca dao trên đã phần nào khái quát đƣợc mối quan hệ phức tạp và khó dung hòa giữa mẹ chồng – nàng dâu trong xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng - nàng dâu luôn là vấn đề muôn thƣở. Với những ngƣời phụ nữ trả lời cảm thấy không hài lòng về gia đình nhà chồng thì chủ yếu là liên quan tới mẹ chồng. Sống chung với gia đình chồng nên không thể tránh khỏi những va chạm. Ngƣời thì cảm thấy không hài lòng vì mẹ chồng quá để ý đến cách ăn mặc của mình, hay không hài lòng về công việc của mình… Nhƣng có thể thấy mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng đã không còn căng thẳng nhƣ trƣớc đây. Hầu hết những ngƣời cảm thấy hài lòng về gia đình chồng đều nói bố mẹ chồng rất tâm lý, và giúp đỡ vợ chồng họ rất nhiều nhất là trong việc chăm sóc con cái cho họ có thời gian đi làm.

Với nhóm ngƣời có trình độ học vấn trên trung học phổ thông đánh giá mức độ hài lòng về gia đình bên vợ/chồng ở mức cao hơn hẳn so với trình độ học vấn từ trƣng học phổ thông trở xuống (3,15 so với 2,37 điểm).

Xét tƣơng quan về đặc điểm nhân khẩu đối với mức độ hài lòng về quan hệ xã hội cũng có một kết quả tƣơng tự nhƣ trên. Hầu hết mọi ngƣời đều hài lòng về những tiêu chí trên với tỉ lệ đánh giá mức độ hài lòng ở cả nam và nữ đều gần 50%. Những mối quan hệ xã hội nhƣ bạn bè, làng xóm, đồng nghiệp đều đƣợc đánh giá cao và có những tác động nhất định đến đời sống gia đình. Có

thể thấy, không có sự khác biệt nhiều giữa hai yếu tố giới tình và trình độ học vấn so với mức độ hài lòng về gia đình bên vợ/chồng và quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình thiên chúa giáo tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, từ liêm, hà nội) (Trang 72 - 77)