Thích ứng với hoạt động học tậptheo học chế tín chỉ của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Thành Đô (Trang 32 - 40)

2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

2.3. Thích ứng với hoạt động học tậptheo học chế tín chỉ của sinh viên

2.3.1. Tín chỉ

Theo tác giả James Quann (Đại học Quốc gia Washington): Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm:

+ Thời gian lên lớp (Contac hour).

+ Thời gian ở phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khoá biểu (Tuor hour).

+ Thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài (Self study hour)…

Đối với các môn học lý thuyết, 1 giờ tín chỉ là một giờ học trên lớp (với 2 giờ chuẩn bị ở nhà) trong một tuần và kéo dài trong 1 học kỳ 15 tuần; các môn học ở Studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ/tuần (với 1 giờ chuẩn bị ở nhà) đối với việc tự nghiên cứu, ít nhất là 3 giờ làm việc trong 1 tuần [37].

Trong khuôn khổ đề tài luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm tín chỉ được cụ thể hóa tại khoản 3, điều 3 của Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT: “Tín chỉ là đơn vị được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm để tiếp thu được một tín chỉ, sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá

Vậy có thể hiểu: Học chế tín chỉ là một học chế mềm dẻo, tăng cường tính chủ động, tự học, tự nghiên cứu phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên. Nhà trường, giảng viên tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sinh viên tích lũy kiến thức, kỹ năng, đồng thời học chế tín chỉ cũng quản lý chặt chẽ quá trình học tập của từng sinh viên để đảm bảo chất lượng đào tạo.

2.3.2. Khái niệm hoạt động học tập theo học chế tín chỉ

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau do đó các nhà TLH đã đưa ra khá nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động học:

Theo tiếp cận hoạt động, các nhà TLH cho rằng có sự khác nhau về chất giữa cơ cấu học ở người và động vật. Ở con người hoạt động học là hoạt động đặc thù được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới.... Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học. Ở động vật học là quá trình thích nghi mạnh mẽ đối với những điều kiện sống cụ thể trên cơ sở thay đổi kinh nghiệm sống bẩm sinh loài.

Theo Phạm Minh Hạc: “Hoạt động nhận thức nói chung, hoạt động học tập nói riêng thể hiện rõ rệt tính chủ thể. Mọi người phải tự mình bắt não mình làm việc, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm… vào đầu mình, biến vốn liếng chung của loài

người thành phẩm chất và năng lực của bản thân” [12, tr.461]

Mặc dù vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong quan niệm về hoạt động học nhưng các tác giả trên đều cho rằng HĐHT là hoạt động có mục đích, tự giác đòi hỏi tính tích cực, chủ động của người học trong quá trình nhận thức, tư duy. Hoạt động học của SV là hoạt động diễn ra ở trường ĐH, do SV thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV nhằm đào tạo đội ngũ chuyên gia có nhân cách toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. HĐHT của SV có thể diễn ra theo các phương thức đào tạo khác nhau, trong đó có phương thức đào tạo theo HCTC.

Theo chúng tôi, khái niệm HĐHT theo HCTC được hiểu như sau:

HĐHT theo HCTC là hoạt động của SV tự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh

khiển, điều chỉnh của giáo viên nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức, thái độ hình thành hành động học tập tương ứng để đạt được văn bằng, chứng chỉ sau khi đã tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của nội dung, chương trình đào tạo ở trường ĐH đối với các văn bằng, chứng chỉ đó”.

Như vậy, bản chất của đào tạo theo HCTC là quá trình cá nhân hóa việc học tập trong điều kiện giáo dục ĐH cho số đông người vì phương thức đào tạo theo HCTC có những điểm khác biệt nổi bật sau: Về khối lượng kiến thức tích lũy: theo môđun gắn với đơn vị là tín chỉ, đa dạng hóa hình thức tích lũy tín chỉ. Về phương thức tổ chức quá trình giảng dạy: Theo kế hoạch và tiến độ của từng SV với đơn vị học vụ là học kì, bản thân người học được lựa chọn chương trình và quy trình học phù hợp với khả năng và điều kiện riêng của bản thân; HĐHT theo HCTC đòi hỏi tính chủ động, tích cực cao ở SV, quá trình dạy học coi trọng hoạt động tự học của SV dưới sự tổ chức, dẫn dắt, điều khiển của người thầy.

2.3.3. Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Thành Đô

2.3.3.1. Sinh viên và các đặc điểm của Sinh viên a. Sinh viên

Thuật ngữ: “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “student” có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm và khai thác tri thức. Nó dùng nghĩa tương đương với “Student” trong tiếng Anh, “etudiant” trong tiếng Pháp để chỉ những người theo học ở bậc ĐH, CĐ và được phân biệt với trẻ em đang học ở trường phổ thông là các học sinh “learner”.

SV là những người đang chuẩn bị cho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội. Các HĐHT, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc quá trình học trong các trường nghề. Đa số SV thuộc lứa tuổi từ 18 đến 25, một số ít có tuổi đời thấp hoặc cao hơn tuổi thanh niên [24].

Theo chúng tôi: SV là người học tập tại các trường ĐH, CĐ. Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc

sau này của họ. Một đặc trưng quan trọng của hoạt động học tập tại trường cao đẳng, đại học là sinh viên phải tự giác học tập, chủ động, độc lập, hợp tác trong quá trình học tập.

Nhóm xã hội đặc biệt này có nguồn gốc bổ sung cho đội ngũ tri thức hoạt động học tập được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. Hoạt động chủ đạo của SV trong các trường ĐH, CĐ là học tập và nghiên cứu khoa học [33].

Tóm lại, SV là những người trẻ tuổi, là thanh niên với sức khỏe dồi dào, yêu thích và luôn khám phá những điều mới lạ, có kinh nghiệm sống, vốn kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức thuộc lĩnh vực chuyên ngành làm nền tảng. Tuy nhiên về tính cách họ vẫn còn sự xốc nổi và bồng bột, thiếu kiên nhẫn, chín chắn do đó gặp khó khăn khi thực hiện kế hoạch lâu dài hoặc khi đối mặt với nhiệm vụ mới. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC là việc làm rất cần thiết [31].

b. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên

- Sự phát triển nhận thức của SV: Hoạt động học tập của SV mang tính chất nghiên cứu khoa học theo hướng chuyên ngành đòi hỏi sự nỗ lực, ý chí cao, căng thẳng về trí tuệ và phối hợp nhiều thao tác tư duy. Vốn hiểu biết của SV rất phong phú và sâu sắc. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong nhận thức là phẩm chất tâm lý đặc trưng của thanh niên SV. Năng lực nhận thức của SV cũng phát triển ở mức độ cao và đa dạng, bên cạnh đó SV còn tham gia rất nhiều hoạt động: Chính trị - xã hội, Đoàn thanh niên, Hội SV…Do đó vị thế xã hội của SV được nâng cao, là lực lượng rất quan trọng của xã hội [24].

Môi trường hoạt động của SV: bao gồm cả môi trường học tập (trong các trường ĐH, CĐ) và môi trường sinh hoạt (Đời sống tập thể), môi trường xã hội với sự xuất hiện của nhiều hoạt động mối quan hệ mới khác về chất so với giai đoạn là học sinh THPT, vì vậy đòi hỏi SV phải nhanh chóng thích ứng nắm được các phương thức hoạt động, cách ứng xử tuân theo quy tắc chẩn mực để thâm nhập thích ứng với môi trường mới [22].

- Động cơ học tập của SV: Đây chính là nội dung tâm lý của HĐHT. Động cơ học tập của SV bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.

Các yếu tố chủ quan chi phối động cơ học tập của SV chính là những yếu tố tâm lý như: Động cơ thành đạt, nhu cầu, hứng thú, thế giới quan, niềm tin, lý tưởng. Các yếu tố khách quan chi phối động cơ học tập của SV như: Yêu cầu của gia đình, xã hội, điều kiện cụ thể của HĐHT, phương pháp giảng dạy của GV cũng lôi cuốn và chi phối khá mạnh đến động cơ học tập của SV.

- Sự phát triển nhân cách của SV: Quá trình phát triển nhân cách của SV diễn ra theo xu hướng cơ bản là xây dựng, hoàn thiện, phát triển xu hướng nghề nghiệp…Một trong những phẩm chất nhân cách quan trọng nhất của SV là tự đánh giá. Tự đánh giá ở SV còn là một hoạt động nhận thức, trong đó đối tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể, đó là quá trình thu thập thông tin, xử lý và điều chỉnh thông tin về chính mình, từ đó tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Chính vì vậy tự đánh giá của SV vừa có ý nghĩa tự ý thức, vừa có ý nghĩa tự giáo dục [39].

- Sự phát triển tự ý thức của SV: Ở cấp độ tự ý thức con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước hành vi của mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức. Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Ở SV, tự ý thức là trình độ phát triển cao của ý thức, giúp họ có hiểu biết cao về thái độ, hành vi và các cử chỉ của bản thân. Tự ý thức của SV thể hiện qua khả năng tự điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành động của mình phù hợp với quá trình học tập và lĩnh hội tri thức [24].

- Định hướng giá trị của SV: là một trong những lĩnh vực rất quan trọng đối với đời sống tâm lý của SV. Định hướng giá trị là những giá trị được SV nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị đó.

- Đời sống tình cảm của SV: Thời kì SV là thời kì phát triển mạnh nhất về tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong quá trình học tập và đời sống của họ [Dẫn theo 31, tr36].

Như vậy, SV là những người trẻ, khỏe, là tầng lớp tri thức tương lai của xã hội. Khi bước lên học tập ở môi trường ĐH có sự khác biệt cơ bản so với học tập ở bậc phổ thông do vậy, SV sẽ gặp nhiều khó khăn để thích ứng được với môi trường học tập mới. Phải sau một thời gian học tập ở trường ĐH, đa số SV thích ứng khá nhanh với môi trường xã hội mới nhưng lại khó khăn khi thích nghi với những yêu cầu học tập mới có tính chất nghiên cứu khoa học và nghề nghiệp. Mức độ thích ứng này có ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến thành công trong học tập của họ. Chính vì vậy, chúng tôi rất quan tâm nghiên cứu thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC.

Theo chúng tôi, ngoài những đặc điểm chung của SV nói trên thì SV Trường ĐH Thành Đô có những đặc điểm riêng như sau:

- SV Trường ĐH Thành Đô đa phần là những thí sinh thi không đỗ vào các trường ĐH công lập, hằng năm thí sinh nhập học vào nhà trường là những thí sinh đỗ theo nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Vì vậy, điểm chuẩn cho tất cả các ngành nghề đào tạo của trường lấy bằng điểm sàn của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Nhìn chung đầu vào hàng năm của SV nhà trường thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC. Thực tế cho thấy SV Trường ĐH Thành Đô còn thụ động trong các HĐHT như việc đăng kí môn học cho học kì mới, mặc dù mỗi SV đã được cấp mã số riêng, tài khoản riêng để truy cập vào hệ thống phần mềm quản lý đào tạo của nhà trường, nhưng có khá nhiều SV quên tài khoản và mật khẩu truy cập vì chủ quan. Đặc biệt là SV chưa chủ động, tích cực tìm kiếm tài liệu học tập phục vụ cho quá trình học của bản thân, việc đăng kí học lại, thi lại, trả nợ các môn bị điểm F còn bị động; đăng kí học cải thiện còn hạn chế.

- Phần lớn SV xuất phát từ các gia đình có thu nhập trung bình trở lên học phí của SV nhà trường thường cao hơn gấp đôi các trường công lập, khả năng chi trả học phí là khá lớn. Mức thu học phí theo học kì của nhà trường từ năm học 2015 – 2016 đối với ngành Dược học là 450.000 đồng/tín chỉ, đối với các ngành đào tạo còn lại là 210.000 đồng/ tín chỉ [34].

được thành lập, không giống như các trường khác có nhiều cơ sở hoặc phải đi thuê, mượn địa điểm, nhà trường có trụ sở duy nhất tại xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho SV. Với đặc thù SV trường ĐH tư thục là đầu vào thấp, điểm trúng tuyển hằng năm chỉ lấy bằng mức điểm sàn quy định, vài năm gần đây trường luôn gặp khó khăn về nguồn tuyển sinh nên khả năng thích ứng của SV nhà trường diễn ra chậm hơn.

Hình thức đào tạo theo HCTC đòi hỏi sự chủ động, tích cực, ở SV cao hơn. Nhưng thực tế cho thấy, tính tích cực, chủ động trong học tập của SV Trường Đại học Thành Đô còn thấp. Tình trạng SV thi lại, học lại các môn đặc biệt là những môn khoa học cơ bản tăng lên. Theo thống kê của Phòng đào tạo, tình trạng SV nợ môn, không tốt nghiệp theo đúng thời hạn tăng lên qua các năm khi nhà trường chuyển sang đào tạo theo HCTC. Theo yêu cầu của HCTC:“Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm để tiếp thu được một tín chỉ, sinh viên

phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân”. Vì vậy, để phục vụ HĐHT của SV nhà

trường đã tách phòng học liệu từ tầng 7 nhà B xuống tầng 3 nhà C, cạnh giảng đường để thuận tiện cho SV. Nhưng thống kê của Trung tâm thông tin thư viện cho thấy số lượt SV vào Phòng học liệu tìm giáo trình đọc và nghiên cứu tài liệu vẫn hạn chế.

Điểm khác biệt trong đào tạo tín chỉ của Trường ĐH Thành Đô là SV của trường được đăng kí thi lại 1 lần với những học phần SV thi lần đầu không đạt. SV thường nhầm khi đăng kí trực tuyến học lại nên thành công nợ học phí SV mà quy định của nhà trường là viết đơn đăng kí và đăng kí trực tiếp với Phòng đào tạo và nộp lệ phí thi lại tại Phòng kế toán [34].

Tóm lại, với SV Trường ĐH Thành Đô, đào tạo theo HCTC sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho họ bởi sự mới mẻ. Nghiên cứu thực trạng thích ứng và tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Thành Đô (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)