TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Thành Đô (Trang 49)

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Thành Đô

Trường Đại học Thành Đô được thành lập theo Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô. Trước đó, Trường Cao đẳng tư thục Công nghệ Thành Đô được thành lập theo Quyết định số 7687/QĐ - BGDĐT - TCCB ngày 30/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đổi tên thành Trường Cao đẳng công nghệ Thành Đô theo Quyết định số 3207/QĐ - BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiện nay, Trường Đại học Thành Đô có 12 khoa trực thuộc; 03 phòng; 02 trung tâm và 01 ban chức năng trực thuộc; 01 công ty xuất khẩu lao động quốc tế. Nhà trường luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất:

- Thư viện trường: Thư viện nhà trường đã được trang bị tương đối đầy đủ và hợp lý, gồm 6 phòng chức năng với diện tích sử dụng: 600 m2 có số lượng đầu sách là 1526 loại và tổng số tài liệu 14.782 bản. Trong đó: số đầu giáo trình: 282 loại với số cuốn: 13.000 bản; 1.933 đầu tài liệu tham khảo với 2.617 cuốn; 22 loại tạp chí với 260 cuốn. 02 phòng máy tính có 36 máy kết nối mạng Internet. Phòng đọc, diện tích: 370 m2. Số lượt người đọc bình quân: 100 lượt người/ngày. Có khoảng 1000 tài liệu điện tử trên cơ sở dữ liệu chia làm 4 lĩnh vực: Chính trị xã hội, Kinh tế, Kĩ thuật công nghệ, Tin học-ngoại ngữ - du lịch. Giáo trình các môn học: 20 đĩa. Thư viện trường được tin học hoá toàn bộ bằng phần mềm tích hợp nghiệp vụ thư viện, toàn bộ giáo trình đang được số hoá và đưa lên trang Web của thư viện.

- Máy tính: Diện tích các phòng máy tính: 560 m2. Có tổng số 635 máy tính phục vụ đào tạo, có 8 phòng máy chuyên dùng. Toàn bộ số máy tính của trường được nối mạng nội bộ và có kết nối internet. Trường đã xây dựng hệ thống mạng có tên miền riêng, toàn bộ cán bộ, giảng viên của Nhà trường đều được kết nối mạng và trao đổi thông tin qua mạng.

- Nhà trường đã xây dựng 50 phòng thí nghiệm, thực hành với diện tích 4.410 m2. Trong đó có 15 phòng thí nghiệm và thực hành Y Dược, 01 vườn dược liệu 1000 m2 đã trồng 146 loại cây thuốc và 01 cửa hàng thuốc thực hành, 02 Trung tâm thực hành nhằm tăng cường kĩ năng mềm cho SV gồm: Trung tâm đào tạo lái xe Thành Đô và Trung tâm Việt Nhật nhằm trang bị cho SV kĩ năng làm việc theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

- Về đội ngũ: Đội ngũ GV khi lập đề án có 125 GV cơ hữu và 251 GV thỉnh giảng, đến nay có 245 GV cơ hữu có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy và học tập. Quy mô đào tạo là gần 6000 SV ở 18 ngành đào tạo bậc ĐH và 19 ngành đào tạo ở bậc CĐ.

Trong công tác giảng dạy, GV luôn chú trọng phương pháp dạy học tiên tiến, ứng dụng CNTT và không ngừng cải tiến phương pháp dạy học. Toàn bộ hoạt động của Nhà trường được quản lý trên hệ thống phần mềm chuyên dụng, đảm bảo chính xác, chặt chẽ, minh bạch. Nhà trường thực hiện gắn kết với doanh nghiệp để SV khi tốt nghiệp sớm có được việc làm và đáp ứng được các yêu cầu của cơ sở sử dụng lao động. Nhà trường đã thành lập Công ty cổ phần đào tạo nhân lực Quốc tế Thành Đô.

2.1.2. Vài nét về đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Thành Đô

Trường ĐH Thành Đô đã và đang đào tạo theo phương thức tín chỉ ở trình độ ĐH và CĐ bao gồm các khối ngành công nghệ kỹ thuật, kinh tế, du lịch, ngoại ngữ và chăm sóc sức khỏe: Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Công nghệ kỹ thuật Điện, Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá, Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật Môi trường, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Quản trị văn phòng, Tiếng Anh, Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch), Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên & Môi trường, Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Dược học và điều dưỡng.

Từ năm 2009 đến nay, nhà trường tổ chức thực hiện công tác quản lý các hoạt động đào tạo theo HCTC đạt được những thành tựu sau:

- Thực hiện thành công kế hoạch chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ giai đoạn 2009 – 2015, đang triển khai giai đoạn 2016 – 2020.

- Đã nâng cao nhận thức của cán bộ, GV về yêu cầu, nhiệm vụ của đào tạo tín chỉ thông qua các hội nghị, buổi tập huấn về đào tạo theo HCTC.

- Tổ chức thành công “Hội nghị tổng kết công tác đào tạo theo tín chỉ giai

đoạn 2009 – 2015” vào tháng 12 năm 2015 nhằm đánh giá những thành tựu và hạn

chế của công tác này; tìm ra nguyên nhân tồn tại và biện pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo [34].

2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Trường ĐH Thành Đô tuyển sinh đầu vào trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 230 SV năm thứ hai và năm thứ ba đang theo học tại trường, những SV trên được Phòng đào tạo, Phòng Quản lý SV và Thanh tra giáo dục, giáo vụ các khoa đào tạo cung cấp theo các tiêu chí: Theo khóa học, theo giới tính; theo dân tộc, theo các ngành nghề đào tạo, theo kết quả học tập kì I, theo nơi ở... Những thông tin chính liên quan đến khách thể nghiên cứu như sau:

Bảng 2.1. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu

Các tiêu chí Thành phần Số lƣợng Tỉ lệ (%) Khóa học Năm thứ hai 115 50.0 Năm thứ ba 115 50.0 Giới tính Nam 158 68.7 Nữ 72 31.3 Cán bộ lớp, Đoàn 18 7.8 Kết quả học tập học kì I Xuất sắc 6 2.6 Giỏi 15 6.5 Khá 94 40.9 Trung bình 91 39.6 Không đạt 24 10.4 Nơi ở hiện nay Ở cùng gia đình 13 5.7 Kí túc xá của trường 67 29.1 Nhà trọ trong dân 139 60.4

Ở nhà người thân 11 4.8 Thành phần

Dân tộc thiểu số 12 5.2

Hộ nghèo 15 6.5

Hộ khá giả 203 88.3 Quê quán Hà Nội 102 44.3 Các tỉnh, thành khác 128 55.7 Lứa tuổi 19 – 20 114 49.6

21 – 22 116 50.4

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Khách thể nghiên cứu được lựa chọn theo các tiêu chỉ cụ thể sau:

Về khóa học: Chúng tôi nghiên cứu trên SV năm thứ hai có 115 (50%)

và SV năm thứ ba có 115 (50%) với số lượng cụ thể theo từng khoa như bảng trên. Vì khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu, SV năm thứ nhất mới bước chân vào trường ĐH. SV vừa học xong các buổi học tập đầu khóa, giới thiệu về phương thức đào tạo tín chỉ của trường. Nếu tiến hành nghiên cứu trong thời gian này thì kết quả nhận thức của SV về HĐHT theo HCTC sẽ rất hạn chế. Còn SV năm thứ tư đang chuẩn bị đăng kí thực tập tốt nghiệp. Do đó, chúng tôi lựa chọn SV năm thứ hai – SV đã được đào tạo, làm quen với HCTC một năm và SV đang học năm thứ ba để tiến hành nghiên cứu sẽ bao quát hơn và phản ánh được đầy đủ hơn, mang được tính đại diện cho SV Trường ĐH Thành Đô.

Về giới tính: Chúng tôi nghiên cứu 158 SV nam (68.7%); 72 SV nữ

(31.3%) vì đặc thù của trường ĐH Thành Đô chủ yếu đào tạo SV khối ngành kĩ thuật thuộc 6/12 khoa đào tạo của toàn trường.

Về thành phần: Dân tộc thiểu số 12 SV (5.2 %); SV là con hộ nghèo 15

SV (6.5 %); 203 SV là con hộ khá giả (88.3 %) đây là đặc trưng riêng của các trường ĐH ngoài công lập nói chung, của Trường ĐH Thành Đô nói riêng, khi học phí cao, gia đình SV có mức thu nhập từ trung bình trở lên mới có khả năng đáp ứng yêu cầu học phí của SV.

Với sự lựa chọn khách thể như trên thì kết quả nghiên cứu thích ứng của 230 SV sẽ có khả năng đại diện cho thích ứng của SV Trường ĐH Thành Đô với HĐHT theo HCTC.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Tiến trình nghiên cứu

Đề tài trên được tiến hành theo 4 giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 1: Từ tháng 8/2015 đến tháng 10/2015: Tiến hành xác định

vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu của đề tài.

+ Giai đoạn 2: Từ tháng 11/2015 đến tháng 8/2016

- Nghiên cứu lý luận: Thu thập, đọc, phân tích, hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm chỗ dựa lý thuyết cho đề tài.

- Xây dựng mẫu phiếu điều tra, tiến hành xin ý kiến chuyên gia về các nội dung, tiêu chí đánh giá sự thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV Trường ĐH Thành Đô .

- Hoàn thiện mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra đánh giá thực trạng thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV Trường ĐH Thành Đô.

+ Giai đoạn 3: Từ tháng 9 đến tháng 10/2016

Xử lý số liệu thu được và viết kết quả nghiên cứu của đề tài.

+ Giai đoạn 4: Từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2016

- Xin ý kiến của chuyên gia, sửa chữa và hoàn thiện đề tài. - Viết tóm tắt đề tài.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, mục đích và giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề tài nghiên cứu vấn đề sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan tới vấn đề thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV Trường ĐH Thành Đô.

- Tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV Trường ĐH Thành Đô.

- Đề xuất một số khuyến nghị góp phần giúp hình thành và thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV Trường ĐH Thành Đô.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nhóm các phương pháp phân tích tài liệu, văn bản

Tiến hành thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa hệ thống các lý thuyết, những công trình nghiên cứu th ực tiễn của các tác giả ở trong và ngoài nước trên cơ sở những công trình đã được công bố trên các sách báo và tạp chí khoa học trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan đến thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV.

2.3.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Quá trình điều tra bằng bảng hỏi gồm 5 giai đoạn: Thiết kế b ảng hỏi, điều tra th ử, điều tra chính thứ c, phỏng vấn sâu, phân tích dữ liệu.

a. Giai đoan ̣ thiết kế bảng hỏi

* Xây dựng bảng hỏi

Từ cơ sở lý luận về thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC, chúng tôi thiết kế các câu hỏi của bảng hỏi. Để thiết kế được các câu hỏi có chất lượng, phù hợp với nội dung và mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích tài liệu, xin ý kiến của các chuyên gia và cán bộ quản lý, GV, SV ở trong trường, khảo sát thăm dò 50 SV khoa Y - Dược.

Thăm dò ý kiến bằng các câu hỏi mở. Các câu trả lời có tần suất từ 45 % trở lên được chọn làm cơ sở cho các mệnh đề trong bảng hỏi. Tổng hợp kết quả nghiên cứu tài liệu, kết quả thăm dò qua các câu hỏi mở, kết quả phỏng vấn, chúng tôi xây dựng các mệnh đề cho từng biểu hiện của thích ứng trên các mặt: nhận thức, thái độ và hành động cụ thể trong bảng hỏi để tiến hành khảo sát.

* Nội dung và cấu trúc của bảng hỏi

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xây dựng bảng hỏi có cấu trúc gồm 5 phần:

- Phần 1: từ câu 1 đến câu 2, tìm hiểu nhận thức của SV về phương thức đào tạo theo HCTC và về HĐHT theo HCTC (Xem phụ lục 1).

- Phần 2: Tìm hiểu thái độ của SV khi tham gia học tập theo HCTC. Từ câu 3 đến câu 4 (Xem phụ lục 1).

- Phần 3: Tìm hiểu hành động học tập theo HCTC của SV. Từ câu 5 đến câu 9 (Xem phụ lục 1).

- Phần 4: Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của SV khi tham gia học tập theo HCTC và những đề xuất, kiến nghị của SV: từ câu 10 đến câu 11 (Xem phụ lục 1).

- Phần 5: Tìm hiểu những thông tin về SV bao gồm: khoa, trường, SV năm thứ, khóa, giới tính, điểm TB học tập câu 12 (Xem phụ lục 1).

b. Giai đoạn 2: Giai đoạn điều tra thử:

- Mục đích: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi, tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu nhằm hoàn thiện bảng hỏi.

- Phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi đã được xây dựng. - Khách thể: 60 SV Trường ĐH Thành Đô.

- Nội dung nghiên cứu: Tiến hành khảo sát thử bằng bảng hỏi, xử lý độ tin cậy, độ giá trị của công cụ khi điều tra.

- Xử lý số liệu: Xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS phiên bản 13.5. Các item điều tra nhận thức, thái độ, hành động đều đủ độ tin cậy và hiệu quả, vì thế chúng tôi tiến hành điều tra chính thức ngay.

c. Giai đoạn 3: Giai đoạn điều tra chính thức

Trong giai đoạn này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu.

- Mục đích nghiên cứu

+ Khảo sát thực trạng thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC

+ Khảo sát những khó khăn thực tế mà SV gặp phải khi tiến hành HĐHT theo HCTC.

- Khách thể nghiên cứu: 230 SV năm thứ hai và thứ ba đang học tập tại

- Nguyên tắc điều tra: Để thu được kết quả có tính chính xác cao, chúng tôi đã tạo ra tâm lý thoải mái để khách thể tự nguyện trả lời và trả lời độc lập. Đối với bảng hỏi, chúng tôi đưa ra câu hỏi mở và câu hỏi đóng và cả câu hỏi kết hợp hỏi đóng lẫn hỏi mở để khách thể không bị căng thẳng, nhàm chán khi trả lời. Những thông tin cá nhân để cuối bảng hỏi không hỏi tên khách thể để tránh sự e ngại cho khách thể nghiên cứu.

- Tiến hành: Chúng tôi điều tra vào đầu năm học 2015 – 2016.

Chúng tôi hướng dẫn cách làm và yêu cầu khách thể độc lập làm trong 45 phút, hết tiết học, chúng tôi tiến hành thu bảng hỏi ngay.

2.3.2.2. Phương pháp quan sát

- Mục đích: Quan sát trực tiếp hành vi, cử chỉ, nét mặt, diễn biến quá trình

giờ học của SV. Sử dụng kết quả quan sát được để bổ sung thông tin định tính cho hành động học tập theo HCTC của SV Trường ĐH Thành Đô.

- Khách thể nghiên cứu: 32 SV (thuộc khách thể nghiên cứu)

- Nội dung: Chúng tôi tiến hành quan sát SV trong các giờ học, giờ tự học để

tìm hiểu những biểu hiện thích ứng của SV và thu lại kết quả một cách chính xác nhất để từ đó làm rõ thêm cho thực trạng cần nghiên cứu.

- Nguyên tắc: Cam kết với GV và SV việc quan sát (dự giờ) chỉ phục vụ

mục đích nghiên cứu để tạo ra tâm lý thoải mái cho GV và SV.

- Tiến hành: Chúng tôi dự giờ giảng dạy và học tập của SV Trường ĐH

Thành Đô với tổng số tiết dự được là 24 tiết học lý thuyết; 24 tiết học giờ thảo luận, làm việc nhóm. Khi quan sát, chúng tôi ghi chép những nội dung sau:

- Thái độ của SV khi tham gia giờ học.

- Các hành động học tập của SV (Xem bản quan sát Phụ lục 3).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Thành Đô (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)