2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
2.5. Các yếu tố tác động đến thích ứng với hoạt động học tậptheo học chế tín chỉ
chỉ của sinh viên.
Có nhiều yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV, trong đề tài này chúng tôi tập trung vào hai nhóm yếu tố chủ quan và khách quan sau:
2.5.1. Các yếu tố chủ quan
Những yếu tố chủ quan tác động đến thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC bao gồm những yếu tố tâm lý của chính bản thân người học như: Nhu cầu, động cơ, hứng thú, tính tích cực, chủ động ở người học. Bản thân họ có vai trò quyết định trực tiếp đến kết quả của sự thích ứng.
a. Nhu cầu
Nhu cầu là trạng thái tâm lý, mong muốn của cá nhân đòi hỏi phải thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu trong HĐHT của cá nhân là sự mong muốn được chiếm lĩnh tri thức, để đạt được mục tiêu học tập mà bản thân mình đặt ra. Khi người học có nhu cầu học tập thì họ sẽ chủ động tìm cách thâm nhập, tích cực thay đổi những mặt chưa phù hợp của bản thân so với yêu cầu của môi trường mới để thích ứng được với hoàn cảnh mới.
b. Hứng thú học tập
Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của HĐHT, vì sự lôi cuốn về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích
cực vào hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú [35].
Đối với HĐHT của SV khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học tập, kết quả học tập sẽ không cao. Vì vậy trong quá trình học tập theo HCTC, SV phải hình thành hứng thú học tập, như vậy SV mới có động lực vượt qua những khó khăn trong học tập theo HCTC.
c. Thói quen học tập của sinh viên
Thói quen học tập là những hành vi học tập đã được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần. Ở bậc ĐH, khi đào tạo theo phương thức tín chỉ, nếu SV vẫn giữ thói quen học tập theo niên chế thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình. Phương thức đào tạo theo HCTC đòi hỏi cao tính tự giác, tích cực, chủ động của SV do đó SV cần hình thành những thói quen học tập mới theo hướng chủ động, tích cực cho phù hợp.
Ngoài các yếu tố trên còn có một số yếu tố khác như: Hoàn cảnh gia đình SV, cách thức sắp xếp quỹ thời gian sinh hoạt, hoạt động ngoài giờ học tập như: làm thêm, hoạt động Đoàn và các câu lạc bộ chuyên môn… Điều này có ảnh hưởng ít nhiều đến sự thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC.
2.5.2. Các yếu tố khách quan
Có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với HĐHT của SV, trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu một số yếu tố khách quan sau:
a. Phương pháp giảng dạy của giảng viên
Phương pháp giảng dạy của GV có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thích ứng với HĐHT của SV. Đào tạo theo HCTC, người học luôn là trung tâm của quá trình dạy học. Người thầy đóng vai trò là người tổ chức hoạt động dạy học, định hướng cho họ lĩnh hội tri thức mới, phương thức học tập. Đào tạo theo HCTC đòi hỏi người thầy phải thay đổi phương pháp dạy học đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của SV. Chính cách thức truyền đạt của GV quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường.
b.Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện học tập
SV các trường ĐH, các yêu cầu đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất là:
- Có đủ phòng học lý thuyết và thực hành, hệ thống thư viện, giảng đường, hệ thống tra cứu tài liệu của bộ môn, khoa, trường thuận lợi cho việc giảng dạy, có đủ thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy hiện đại (máy tính, máy chiếu, radio, màn chiếu kết nối...). Đặc biệt, thư viện cần có đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo để người dạy và người học luôn tìm kiếm được tài liệu giảng dạy – học tập, phòng thực hành, thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị theo từng chuyên ngành.
- Có hệ thống phần mềm, dữ liệu quản lý đào tạo và quản lý SV, mạng internet trải khắp phục vụ GV và SV tìm kiếm tài liệu trên internet.
c. Mối quan hệ bạn bè, quan hệ giữa sinh viên – giảng viên
Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự thích ứng với HĐHT theo HCTC. Thầy, cô giáo, bạn bè là nguồn động viên kịp thời. Nếu như ở trên lớp thầy, cô là người tổ chức, điều khiển quá trình học tập của SV, sẵn sàng chia sẻ tư vấn cho SV cách thức học tập hiệu quả thì mối quan hệ tình bạn lành mạnh, trong sáng sẽ giúp SV khắc phục khó khăn, hỗ trợ nhau trong HĐHT, thảo luận trong việc tự học, tự nghiên cứu, chia sẻ cho nhau những tài liệu học tập bổ ích.
Tiểu kết chƣơng 1
Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy, thích ứng và thích ứng với HĐHT là vấn đề có nghĩa quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Thích ứng (thích ứng tâm lý) là quá trình con người tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với phương thức, yêu cầu mới của hoạt động nhằm đạt được mục đích mới của hoạt động đề ra. Thích ứng được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành động của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu về thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV là vấn đề khá mới mẻ và đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV Trường ĐH Thành Đô. Chính vì vậy, nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV Trường ĐH Thành Đô là nhiệm vụ cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Sự thích ứng của SV với HĐHT theo phương thức đào tạo tín chỉ được biểu hiện qua ba mặt: nhận thức, thái độ và hành động. Ba mặt này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, là một chỉnh thể thống nhất tạo nên đời sống tâm lý của con người. Thực tiễn cho thấy rằng nếu nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng thì hành vi thể hiện trong quá trình học tập đúng. Ngược lại, nếu nhận thức và thái độ chưa đúng thì hành động cũng chưa đúng và chưa chính xác. Do đó muốn nâng cao khả năng thích ứng với HĐHT theo phương thức HCTC của SV thì cần phải chú ý quan tâm đến cả ba mặt trên. Nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV không thể không quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng tới biểu hiện và mức độ thích ứng. Các yếu tố đó là: ý chí, hứng thú, thói quen, động cơ, phương pháp học tập; phương pháp giảng dạy của GV, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, chính sách…Kết quả nghiên cứu lý luận đã giúp chúng tôi định hướng tổ chức phương pháp và những nội dung nghiên cứu thực tiễn.