Mùa hè chiều thẳng đứng (À la verticale de l'été) – 2000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tự sự trong phim của trần anh hùng qua ba bộ phim mùi đu đủ xanh, xích lô và mùa hè chiều thẳng đứng (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG I : CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

1.3. Các phim tiêu biểu của đạo diễn Trần Anh Hùng

1.3.3. Mùa hè chiều thẳng đứng (À la verticale de l'été) – 2000

Phim Mùa hè chiều thẳng đứng (À la verticale de l'été) được công chiếu

vào năm 2000, phim có độ dài 112,41 phút. Nội dung của phim kể về đời sống, sinh hoạt của một gia đình, và mối quan hệ tình cảm của ba chị em gái. Bối cảnh và nhân vật trong phim được thể hiện với nhiều hình ảnh đẹp, thơ mộng, với những nét đẹp xưa và cổ kính của Hà Nội. Câu chuyện xoay quanh các sự kiện, lối sống, tâm tư, khát khao của từng thành viên trong một gia đình gồm có bốn chị em. Chị cả Sương (Nguyễn Như Quỳnh), chị hai Khanh (Lê Khanh), em trai thứ ba tên Hải (Ngô Vũ Quang Hải) và em gái út Liên (Trần Nữ Yên Khê). Chuyện về sự mâu thuẫn trong mỗi cá nhân, về đời sống hôn nhân của vợ chồng Sương - Quốc (Chu Hưng): Sương hẹn hò với một doanh nhân Sài Gòn (Lê Tuấn Anh), Quốc có vợ lẻ và con riêng. Vợ chồng Khanh - Kiên (Trần Mạnh Cường) với những hạnh phúc, sự hiểu lầm, sự ghen tng với Ngân (Đồn Việt Hà). Hải làm nghề diễn viên, chuyên đóng các vai phụ khơng thoại. Cô em út làm cho

quán nước của chị Sương, út Liên ở chung với anh trai và là cô gái luôn mơ mộng, ảo tưởng. Một gia đình, bốn chị em là bốn số phận với những mảnh ghép khác nhau, với các mâu thuẫn đời thường, các xung đột trong hơn nhân, trong tình cảm… Nhưng sau các sự việc xảy ra, tất cả mọi vấn đề đều được giải quyết với kết thúc êm đẹp.

Một cảnh trong Mùa hè chiều thẳng đứng có đủ ba chị em Sương, Liên, Khanh

đang vừa làm gà để giỗ mẹ vừa trò chuyện vui vẻ với nhau. Đây là cảnh quay ngoại ngày nhà của Sương với ánh sáng nhân tạo được bố quang một cách hài hòa, phân biệt được ngoại ngày và nội ngày.

Một cái nhìn tổng quan về nội dung của bộ ba phim Trần Anh Hùng mà chúng tôi quan tâm cho thấy dường như ơng muốn thốt khỏi quan niệm thường gặp ở phim thương mại. Bởi “phim truyện giữ lấy cái nghi thức: nó buộc phải đưa khán giả tới sự hé lộ một sự thật hay một giải pháp, thông qua một số lượng nhất định các chặng bị bắt buộc, những mẹo cần thiết. Một phần quy tắc tự sự nhằm giải quyết sự tiến bước chậm chạp hướng đến giải pháp và sự kết thúc của

câu chuyện, sự tiến bước trong đó R. Barthes nhìn ra sự mâu thuẫn của mọi truyện kể: đưa đến sự hạ màn cuối cùng nhưng lại đồng thời đẩy lui ra xa”. [20, tr. 86]. Trong phim của Trần Anh Hùng, phần cốt truyện hầu như khơng cho thấy những tiến triển kiểu đó, khơng có những cốt truyện tiền định hay tiên báo. Và như vậy phong cách tự sự của ông không nằm ở nội dung được kể, mà chìm sâu trong cái hình thức mang tính biểu đạt sâu sắc của loại hình nghệ thuật biểu diễn là điện ảnh. Đó thực sự là một thành cơng của đạo diễn và là một thách thức đối với khán giả ở mọi cấp độ, khán giả đại chúng, khán giả mê phim và khán giả nhà phê bình. Căn cứ vào các luận điểm của lý thuyết tác giả trong việc nghiên cứu phim, các khái niệm về ngôn ngữ điện ảnh, về đạo diễn, quay phim, tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, các tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Trần Anh Hùng… là tiền đề, là nền tảng căn cứ để chúng tôi tiếp tục thực hiện chương 2 và chương 3 của luận văn này từ khía cạnh tạo hình câu chuyện và nhịp độ kể chuyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tự sự trong phim của trần anh hùng qua ba bộ phim mùi đu đủ xanh, xích lô và mùa hè chiều thẳng đứng (Trang 27 - 30)