Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tự sự trong phim của trần anh hùng qua ba bộ phim mùi đu đủ xanh, xích lô và mùa hè chiều thẳng đứng (Trang 42 - 51)

CHƯƠNG II : TẠO HÌNH CÂU CHUYỆN

2.1. Tạo hình

2.1.1.3. Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun)

- Bối cảnh: Có 03 bối cảnh chính

Câu chuyện phim của Mùa hè chiều thẳng đứng được quay trong bối cảnh thật với đường phố, các ngôi nhà thật, hang quán thật mang sắc thái, đặc trưng của Hà Nội vào thời điểm lúc bấy giờ. Các ngôi nhà của nhân vật đều được thực

hiện trên bối cảnh thật, tổ thiết kế của đoàn phim chỉ chỉnh sửa về việc trang trí nội thất, sắp xếp bổ sung các đạo cụ sao cho phù hợp với yêu cầu của kịch bản và ý đồ của đạo diễn.

Bối cảnh thứ nhất của 5 phân đoạn sau: 00:00:43 đến 00:05:50; 00:24:01 đến

00:26:42; 00:40:29 đến 00:47:28; 01:19:45 đến 01:23:33; 01:45:16 đến 01:47:58. Căn phòng này là của người em trai tên Hải ở chung với cơ út Liên. Bối cảnh này có hai gian phịng được thơng nhau bằng tấm vách hở, sát mỗi bên vách là hai chiếc giường của hai anh em. Căn phịng có hai cửa ra ban cơng và một cửa ra vào. Bối cảnh được thiết kế cho phù hợp với ý đồ của đạo diễn, các vách được phủ màu xanh lá cây và màu vàng, các tấm mành ngay cửa cũng là màu vàng. Màu xanh là tông màu chủ đạo của bối cảnh. Các đồ vật, trang trí, các đạo cụ đã được tổ thiết kế thực hiện sao cho phù hợp với nội dung và ý đồ của đạo diễn. Mô tả lại câu chuyện, những sinh hoạt bình thường hằng ngày của hai anh em Hải và Liên, với phong cách của những thanh niên trẻ trung năng động vào thời điểm bấy giờ. Câu chuyện được kể trong bối cảnh này với thời lượng 21 phút, trong 5 phân đoạn.

Bối cảnh thứ hai của các phân đoạn: 00:07:01 đến 00:23:04; 00:27:21 đến

00:28:06; 00:33:28 đến 00:33:59; 00:39:49 đến 00:40:08; 00:48:59 đến 00:49:47; 00:49:48 đến 00:50:06; 01:06:15 đến 01:06:24; 01:06:25 đến 01:06:46; 01:06:47 đến 01:08:49; 01:10:50 đến 01:17:08; 01:32:25 đến 01:36:18; 01:40:29 đến 01:45:15. Trong căn nhà này, có nhiều sự kiện, sự việc được kể lại với thời lượng 38 phút trong 13 phân đoạn. Đây là nhà của chị cả Sương, với các sự kiện như đám giỗ của người Mẹ, các câu chuyện riêng tư của ba chị em, những sinh hoạt hàng ngày, quán cà phê của chị cả, xung đột của vợ chồng Sương - Quốc. Không gian trong nhà chị cả rộng hơn căn hộ của Hải và

Liên. Căn nhà này có tầng trệt và tầng lầu, trên lầu là phòng của vợ chồng chị cả, gian nhà tầng trệt là phịng khách, phịng thờ, các cơng trình phụ xung quanh, bên cạnh nhà là khu vực nấu ăn, nhà tắm… Ngôi nhà được chọn nằm ở mặt đường, là bối cảnh thật, con đường thật ở Hà Nội, nhưng cũng được nhà thiết kế chỉnh trang theo ý đồ của đạo diễn, nhà quay phim để tôn tạo chỉnh trang lại về màu sắc, các đồ vật trang trí nội thất. Tất cả đều được tính tốn, thiết kế chăm chút, chỉn chu để đội ngũ quay phim và ánh sáng có thể đặt máy quay, thiết bị ánh sáng… Có đủ không gian để đạo diễn dàn cảnh diễn viên khi có cảnh đơng nhân vật, tất cả đều thực hiện chỉn chu để phục vụ cho nội dung kịch bản cũng như ý đồ đạo diễn.

Bối cảnh thứ ba có 4 phân đoạn: 00:28:07 đến 00:33:27; 00:47:29 đến 00:48:58;

01:08:50 đến 01:09:22; 01:28:07 đến 01:32:24, đây là nhà của chị hai Khanh và người chồng tên Kiên - là nhà văn. Câu chuyện được kể trong căn hộ này với thời lượng 12 phút trong 4 phân đoạn, chỉ có hai nhân vật là vợ chồng Khanh và Kiên. Với bối cảnh của chị hai Khanh và Kiên thì cơng tác chỉnh sửa ít hơn bối cảnh nhà chị cả Sương. Màu sắc trong bối cảnh này, tác giả cũng sử dụng vách tường màu xanh và màu vàng, không đậm màu và mang nét cũ kỹ, không tươi trẻ như nhà của Hải và Liên. Bối cảnh này cũng có khơng gian bên ngồi thống đãng với cây xanh rất nhiều, phù hợp với tính cách của nhân vật và các tình huống trong câu chuyện.

Bối cảnh phụ là nhà người tình của chị cả Sương, trong các phân đoạn sau: 00:34:00 đến 00:38:05; 01:01:56 đến 01:03:52; 01:23:34 đến 01:26:26; 01:36:19 đến 01:38:27. Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh này có 4 phân đoạn, thời lượng khoảng 12 phút. Trong bối cảnh này xảy ra các sự việc tình cảm của doanh nhân và chị cả Sương. Trong không gian này, vật trang trí chính là bàn thờ và một

chiếc giường, không gian này được thiết kế khác hẳn với ba bối cảnh trước đó là tồn bộ bức tường là màu đỏ. Với gam màu nóng này là ý đồ của tác giả về tạo hình bối cảnh, để hỗ trợ, làm tăng thêm tính cách của nhân vật, với tình huống, rất phù hợp với nội dung trong câu chuyện xảy ra ở đây.

Bối cảnh trong phim cịn có cảnh một vùng vịnh, trên một chiếc bè là nơi sinh sống của người vợ lẻ và đứa con trai của Quốc - chồng của chị cả Sương. Câu chuyện xảy ra ở vùng vịnh, trên chiếc bè được mô tả về công việc của Quốc và mối liên hệ giữa Quốc với cô vợ lẻ cùng người con trai nhỏ, với thời lượng trong 4 phân đoạn.

Một bối cảnh phụ khác là cảnh đồng quê 01:38:20 đến 01:40:28, bối cảnh này chỉ có 1 phân đoạn, nói về út Liên và bạn trai tên Hòa.

Mùa hè chiều thẳng đứng: Cánh đồng, nơi Liên gặp bạn trai tên Hòa. Tuy rằng

phân đoạn ngắn, nhưng cảnh trong phim như một bức ảnh, bức tranh sống độn. Phân đoạn này không thoại, đạo diễn dùng nghệ thuật sắp đặt, sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt nội dung.

Có một bối cảnh phụ 00:50:57 đến 00:52:56, sử dụng rất ít nhưng đạo diễn cũng đã đưa vào hệ thống thiết kế các bối cảnh theo ý đồ của mình đó là một quán nước; Nơi Út Liên đi tìm bạn trai tên Hịa. Đạo diễn đã cho phủ một màu xanh lá phủ lên các bức vách của quán nước, chiếc màn cũng màu xanh. Tuy

rằng hình ảnh của qn nước chỉ có 3 cảnh (1 cảnh tồn, 2 cảnh cận) với thời lượng 2 phút, nhưng đạo diễn và thiết kế cũng chăm chút kỹ lưỡng để tạo hình bối cảnh với màu xanh lá chủ đạo nhằm đạt được hiệu quả cao cho tác phẩm. Qua đây, chứng tỏ đạo diễn Trần Anh Hùng rất cầu tồn và chỉn chu trong việc tạo hình bối cảnh cho dù bối cảnh đó xuất hiện trên phim rất ít chỉ có hai phút thơi. Đạo diễn cũng đã dàn cảnh trong phân đoạn ở quán nước rất sinh động, xem giống như thật từ các nhân vật quần chúng ngồi uống nước trong quán, người đi xe đạp, người đi ngoài mưa với quang gánh, người đội áo mưa chạy ngang, đến các đạo cụ như bàn ghế, ly chai trên bàn… cộng với âm thanh hiện trường, tiếng mưa rơi đã tạo cho người xem một cảm giác như đang ở ngoài đời thật, như đang ngồi trú mưa trong quán nước và chứng kiến cảnh cô gái đội mưa đi tìm bạn trai nhưng khơng gặp. Đây cũng là phong cách của đạo diễn trong việc tạo hình bối cảnh gắn kết với sự kiện và nhân vật, tăng hiệu ứng cảm giác của khán giả như đang có mặt ở trong khơng gian của câu chuyện được kể trong phim.

Mùa hè chiều thẳng đứng: Quán nước, Hòa - bạn trai Liên đang ngồi trên gác,

Liên tới tìm dưới trời mưa. Phân đoạn rất ít cảnh, màu xanh là gam màu chủ đạo trong bối cảnh.

Ngoài ba bối cảnh là nơi ở của bốn chị em và bối cảnh nhà của người tình chị cả Sương, cịn có các bối cảnh phụ như đường phố Hà Nội, các quán cóc, vỉa hè, quán cà phê, trên máy bay, khách sạn, nhà hàng, tùy theo tình huống các sự việc xảy ra. Các bối cảnh trong phim đã cho người xem hiểu được câu chuyện với nhiều hình ảnh đẹp, thơ mộng với vẻ đẹp cổ kính, những con đường, ngõ ngách, hàng quán ăn, gian hàng cá cảnh… mang đậm những nét đặc trưng của thủ đô Hà Nội và con người Hà Nội. Người xem có thể hiểu được đây là một gia đình thuộc tầng lớp nào trong xã hội, với những con người bình dị, hiền hịa, u thương, đùm bọc nhau. Câu chuyện trong phim cũng mô tả lại các sự việc đời thường như đám giỗ, các câu chuyện xảy ra của từng thành viên trong gia đình, cụ thể xoay quanh ba chị em gái. Mỗi người là một câu chuyện riêng với những tâm tư, những khát khao tình yêu, những mâu thuẫn trong từng con người và gia đình riêng của họ.

- Nhân vật: Gồm có bốn chị em: chị cả Sương (Nguyễn Như Quỳnh), chị Hai Khanh (Lê Khanh), em trai Ba Hải (Ngô Quang Hải), em gái út Liên (Trần Nữ Yên Khê).

Vợ chồng anh chị cả Sương và Quốc có với nhau một đứa con, Quốc là một họa sĩ và nhiếp ảnh, anh hay đi xa sáng tác trong nhiều ngày. Mối quan hệ vợ chồng Sương – Quốc có sự bất hịa, khơng hạnh phúc. Quốc có một người vợ lẻ và đứa con trai, anh ta thường chăm sóc mẹ con họ trong những lần đi sáng tác xa nhà. Khi đó, Sương cũng đang chơi vơi bên nhân tình của mình, là một doanh nhân ở Sài Gịn.

Mùa hè chiều thẳng đứng: Chị Cả Sương và Người tình, với màu đỏ là gam màu

chủ đạo xuyên suốt mấy phân đoạn trong bối cảnh này.

Kiên – Khanh, đôi vợ chồng đang mặn nồng hạnh phúc với nhiều cử chỉ, hành động và lời nói mặn nồng, đắm thắm, ln quấn qt bên nhau. Tình u của hai người ngày càng sâu đậm hơn khi Khanh đang mang thai đứa con đầu lịng, nhưng tình cảm của họ cũng có một chút gợn sóng với sự hiểu lầm của Khanh có nguyên do. Là nhà văn, Kiên đang trăn trở, vật lộn với phần kết cho

cuốn sách đầu tay của mình, anh ta vào Sài Gịn để tìm cảm hứng sáng tác và cũng như để giải tỏa những tâm tư của mình. Trên đường đi, Kiên gặp một trường hợp với chút cảm giác lãng mạn, anh hơi xao động khi tình cờ gặp một phụ nữ xa lạ, và cảm giác hơi khác lạ so với mọi sự n bình hằng ngày vốn có ở nơi anh đang sống. Nhưng với bản lĩnh của người đàn ơng cộng với tình u dành cho vợ, Kiên đã dừng lại kịp thời, trở về với vợ và phần kết trong tác phẩm của mình.

Người em trai thứ ba tên Hải, đam mê nghề diễn viên nhưng vẫn còn long đong với nghề , anh ta chỉ mới tham gia được vài vai phụ trong phim.

Liên, cô em út tuy đã lớn nhưng vẫn cịn ngây ngơ, ln hồn nhiên, ln mơ mộng với những khát khao có một tình u cho mình - một cơ gái đang tuổi trưởng thành đang được sống trong tình yêu thương đùm bọc của các anh chị. Út Liên tôn sùng, thần tượng người anh trai và người Cha của mình, cơ là người lãng mạn, ln mơ ước có một người yêu lý tưởng giống anh trai và người Cha đã khuất của mình.

Hai bộ phim Xích lơ và Mùa hè chiều thẳng đứng đều được thực hiện trong các bối cảnh thật, còn Mùi đu đủ xanh được dựng trong phim trường. Tuy cảnh thật hay cảnh dựng nhưng thơng qua việc thiết kế, tạo hình bối cảnh đạo diễn đã giới thiệu về khơng gian văn hóa Việt Nam trong các câu chuyện. Bối cảnh trong các phim được thực hiện một cách chân thực, gắn kết với các nhân vật, hòa quyện với nội dung trong từng tình huống, từng phân đoạn, trường đoạn rất thuyết phục được người xem, làm cho người xem cảm nhận được và tin tưởng vào những gì đang xem, những điều gì đang xảy ra trong khơng gian – thời gian đó. Những đạo cụ, phục trang được chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết, tơn trọng hồn cảnh lịch sử của câu chuyện. Việc hóa trang, tạo hình nhân vật theo

tính cách, số phận của các nhân vật rất phù hợp với các bối cảnh và nội dung câu chuyện. Qua sự dàn dựng, chỉ đạo diễn xuất của đạo diễn Trần Anh Hùng, các diễn viên đã hóa thân một cách tự nhiên vào các nhân vật trong trang phục, hóa trang, đạo cụ, cùng các vật dụng trong bối cảnh, trong từng tình huống của sự việc phù hợp theo nội dung phim.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tự sự trong phim của trần anh hùng qua ba bộ phim mùi đu đủ xanh, xích lô và mùa hè chiều thẳng đứng (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)