Cảnh quay dài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tự sự trong phim của trần anh hùng qua ba bộ phim mùi đu đủ xanh, xích lô và mùa hè chiều thẳng đứng (Trang 90 - 103)

CHƯƠNG III : NHỊP ĐỘ KỂ CHUYỆN

3.2. Nhịp độ quay phim

3.2.3. Cảnh quay dài:

Sử dụng hiệu quả ở các cảnh đầu và cuối phim, chuyển động của các nhân vật rất hợp lý, không lạm dụng. Các đoạn hành động, diễn biến tâm lý nhân vật phức tạp. Các tình huống có sự việc diễn ra liên tục, ở các đoạn cao trào, gây cấn... rất hiệu quả và hấp dẫn người xem.

- Phim Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte)

Cảnh 00:00:29 đến 00:02:31: đầu phim, giới thiệu nhân vật chính trong câu chuyện với hình ảnh liên tục khơng cắt máy, cỡ cảnh được thay đổi từ toàn tới trung, rồi cận cảnh đều do di chuyển của nhân vật, qua đó giới thiệu khơng gian chính của câu chuyện sắp được kể.

Phân đoạn 01:27:18 đến 01:29:40, có 4 cảnh, cảnh thứ tư là cảnh quay dài: đầu phân đoạn là cận cảnh bàn tay vị hôn thê đang vuốt ve mái tóc của Khuyến, âu yếm nói: “Em thường tự hỏi có bao nhiêu phần trăm phụ nữ Việt Nam chưa hề vuốt ve mái tóc của chồng”; kế đó là hai cảnh trung (có đổi góc máy) vị hơn thê vẫn đang vuốt ve mái tóc “Mẹ em có kể lại là ngày xưa ở những gia đình gia giáo người mẹ phải dạy cho con gái là không được sờ vào đầu chồng. Mẹ em cũng để ý là đã gần hai tuần rồi mà không thấy anh sang nhà em. Ba anh cũng lấy làm lạ”, Khuyến vẫn đánh đàn, vị hôn thê đứng sau lưng ngưng nói từ từ bng tay bước sang bên cạnh nhìn Khuyến với nét mặt sụ xuống. Tới cảnh thứ tư, máy ra trung cảnh rộng, tiền cảnh là ô cửa sổ với những giọt mưa trên các tán lá cây xanh bên cửa sổ, cho thấy vị hơn thê cúi đầu buồn bã đi phía bên trái vịng

qua cây đàn ngược trở lại đi ra bên phải hướng ra cửa lấy cây dù ngước nhìn lên trời mưa rồi bật dù đi men theo bờ tường hướng về khung cửa sổ nhìn vơ. Máy không cắt cảnh, vẫn dõi theo nhân vật từ trong ra ngồi, khi hơn thê tới khung cửa sổ thì qua vai vị hơn thê và cửa sổ thấy Khuyến vẫn đánh đàn liền đo Mùi xuất hiện trong nhà bên phải khung hình đi qua trái, lúc này máy theo Mùi cho thấy cô đang bưng mâm đồ lên cho Khuyến, thắp đèn, đi trở về hướng bên phải tới cửa sổ lấy áo quần rồi đi ra ngồi khung, lúc này vị hơn thê xoay người lại với trung cảnh rộng cho người xem thấy được gương mặt đang thổn thức sau khi nhìn qua cửa sổ thấy Khuyến vẫn đang đánh đàn Mùi đang bưng đồ tối lên rồi dọn dẹp áo của Khuyến, vị hơn thê bng dù xuống, khóc rồi đi về trong mưa, máy tilt down tới lu nước đang tràn đầy nước mưa từ máng xối tuôn xuống cũng với tiền cảnh là màu xanh của lá cây. Cảnh thứ tư trong phân đoạn này thì khơng có thoại, máy quay chuyển động theo nhân vật cho người xem thấy tâm trạng tức giận được thể hiện qua ánh mắt, đôi môi, cử chỉ của vị hôn thê. Máy theo nhân vật khi nhân vật ra về chỉ qua các hành vi, cử chỉ, hành động nhưng người xem vẫn hiểu sự ghen tuông của vị hôn thê lên đến đỉnh điểm. Nhịp độ trong phân đoạn này cũng chậm vừa, không chậm cũng không nhanh, diễn ra một cách nhẹ nhàng, khơng ồn ào, khơng vội vã, theo trình tự câu chuyện một cách tự nhiên. Trong cảnh thứ tư của phân đoạn này đạo diễn dàn dựng như lời tự sự, tường thuật lại sự việc, ba nhân vật trong tình huống này khơng biết cái gì đang xảy ra, chỉ có người xem là hiểu được. Đây cũng là phong cách tự sự trong phim của đạo diễn Trần Anh Hùng.

- Phim Xích lơ (Cyclo)

Cảnh giao đãi, 00:19:59 đến 00:20:59, chạy xích lơ chở nữ sinh, có xe ba gác và một vài người theo dõi Xích lơ.

Cảnh quay dài 01:32:08 đến 01:35:38 Nhà thơ giết khách làng chơi rất dã man và rất ấn tượng, y quyết tâm ra tay đuổi cùng giết tận nạn nhân khi nạn nhân đang oằn oại đau đớn bởi các vết dao đâm (lần đầu không thấy, lần hai hai nhát, lần ba ba nhát). Khi nạn nhân đã gục xuống bất động thì y bình thản ngồi xuống nhét tiền vào miệng nạn nhân rồi châm thuốc hút nhìn ra xa như chưa có gì xảy ra. Máy kết thúc với cảnh tilt down về phía trường học, với bài nhạc Bắc kim thang của các em học sinh, như để xoa dịu và làm khán giả quên đi cảnh rất ấn tượng vừa xem xong với hình ảnh giết chóc máu me vừa qua. Cách thực hiện cảnh trên Trần Anh Hùng cũng lại thể hiện ở đoạn căng thẳng kịch tính bằng máy cầm tay, màu sắc lạnh, cảnh quay dài và đặc biệt là sử dụng ánh sáng với độ tương phản rất cao để thể hiện kịch tính của câu chuyện. Cách quay này để người xem không bị ngắt quãng với các hành động diễn ra liên tục. Đây là đặc điểm chung mà trong hai phim đều được sử dụng một phong cách. Điều này chứng tỏ phong cách nhất quán của Trần Anh Hùng khi thể hiện kịch tính cho phim.

- Phim Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun)

Cảnh 01:10:50 đến 01:17:08: trên giường ngủ, Sương và Khanh tâm sự. Sương báo cho Khanh biết câu chuyện của Sương và Quốc, kể chuyện tình của Sương và người tình. Đây là cảnh quay dài với máy để n khơng chuyển động, chỉ có nhân vật Sương trở mình. Với cảnh tĩnh để máy yên một vị trí cho người xem cảm giác câu chuyện với khơng khí khơng vui, chậm, nặng nề, diễn biến tâm trạng của nhân vật trầm lắng, nhịp độ chậm.

Cảnh 00:15:00 đến 00:15:45, thắp nhang cho Mẹ với máy để yên, các nhân vật lần lượt nối tiếp nhau xuất hiện, tạo cảm giác cho người xem một khơng khí nghiêm trang trong việc cúng bái, tưởng nhớ người Mẹ đã khuất. Với cách này

thể hiện khơng gian n bình, tĩnh lặng, nhịp độ chậm vừa theo trình từ sự việc diễn ra. Cảnh quay rất thực, kết hợp với chuyển động nhân vật, hai yếu tố này kết hợp lại tạo cho khán giả cảm giác như đang xem phim tài liệu, với những cảnh quay rất trung thực giống như ngoài đời thường...

3.3 Nhịp độ mở đầu, kết thúc

3.3.1. Mở đầu:

Nhẹ nhàng, êm dịu, tiết tấu chậm, tạo cảm giác thanh bình với các bối cảnh trong câu chuyện. Nhịp độ bình thường như thực tế trong nhịp sống ở Sài

Gòn, dẫn dắt người xem dễ dàng cảm nhận, hình dung được các nhân vật trong phim.

- Phim Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte)

Cảnh trong phần mở đầu phim 00:00:29 đến 00:02:32, âm nhạc réo rắt cho thấy một màu tối được bao phủ bởi ánh sáng yếu của hộp bảng hiệu, đèn đường, hình ảnh phim cho thấy một cơ bé gái (Mùi) đang lững thững bước tùng bước nhỏ, lạ lẫm đi tìm địa chỉ. Cơ bé một mình, từ một nơi xa đến chứng tỏ em khơng có nơi nương tựa. Các khung hình cho chúng ta thấy một cô bé với nét mặt ngây ngô, vầng trán cao lộ vẻ thông minh, với cử chỉ hơi rụt rè, lễ phép qua giao tiếp của cô bé, cùng với phục trang chiếc khăn trên đầu, chiếc áo cũ bị rách vai, đạo cụ là là hai túi vải cũ. Người xem đã phần nào hiểu xuất xứ của nhân vật và có thiện cảm với nhân vật. Những hình ảnh trên được diễn ra trong tiết tấu chậm vừa, nhẹ nhàng.

- Phim Xích lơ (Cyclo)

Cảnh 00:00:05 đến 00:03:16, mở đầu với những hình ảnh đường phố với các phương tiện lưu thơng, khung hình cận cảnh của một người đang đạp xích lơ với lời off của người cha trong ký ức của Xích lơ... Cách thể hiện này được đạo diễn

Trần Anh Hùng thể hiện nhất quán trong hầu hết các tác phẩm của mình, cụ thể

Mùi đu đủ xanh, Xích lơ và Mùa hè chiều thẳng đứng.

- Phim Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun)

Cảnh 00:00:43 đến 00:05:50 buổi sáng của Hải và Liên với sinh hoạt hằng ngày, là ngày giỗ Mẹ. Mở đầu phim, với những hình ảnh của người hai anh em Hải và Liên, trẻ trung, năng động, phong cách hiện đại. Ở không gian này, câu chuyện được kể vào buổi sớm thức dậy của hai anh em Hải và Liên.

Cảnh 00:07:01 đến 00:23:04, cảnh khách đến tham dự ngày giỗ Mẹ của gia đình chị Sương và các em.

3.3.2. Kết thúc:

Tạo cảm giác thoải mái, không căng thẳng, nặng nề khi giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong câu chuyện. Kết mở, nhẹ nhàng, dễ hiểu, tạo cảm giác cho người xem có thể tự diễn biến, tự tưởng tượng ra câu chuyện sẽ còn tiếp diễn ra sao.

- Phim Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte)

Cảnh trò chuyện, cho quà của Bà chủ khi Mùi đã trưởng thành và đi làm cho nhà của Khuyến, 01:05:37 đến 01:10:00. Góc máy chân thật theo diễn biến câu chuyện, kết hợp với tiết tấu nhạc tình huống lúc trầm lúc bổng, tạo được cảm xúc cho người xem với cảnh chia tay trong nỗi buồn vô hạn của bà chủ tiệm buôn vải và Mùi.

Khuyến hạnh phúc bên Mùi, Khuyến đánh đàn, Mùi tập đọc, cảnh 01:39:30 đến 01:41:36, với giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu, du dương của âm nhạc trong phần kết phim.

Hình ảnh so sánh đối lập, cảnh 01:41:51 đến 01:43:00, cảnh sinh hoạt của các thành phần trong xã hội vào cuối năm, ăn uống, thằng điên và mấy đứa nhỏ bắt chước theo thằng điên, người người hối hả mua sắm... Cảnh cuối phim Xích lơ chở gia đình gồm ơng nội, chị và em gái đi dạo quanh trên Sài Gòn trong niềm hạnh phúc. Cũng trong cảnh cuối phim máy tilt từ các bối cảnh xung quanh tịa nhà có hồ bơi… với các thành phần trong xã hội. Cảnh kết phim trong lớp của các em học sinh đang hòa tấu đàn mandolin, trong phân đoạn này nhịp độ phim chậm vừa, nhẹ nhàng, tăng nhẹ từ từ phù hợp theo nhịp sống bình thường trong hồn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Mọi việc trở lại bình thường với nhịp sống hằng ngày trước đây, như chưa có gì xảy ra.

- Phim Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun)

Cảnh 01:45:16 đến 01:47:58, buổi sáng, ngày giỗ của năm mới tức là câu chuyện xảy ra được kể trong phim được một năm. Với hình ảnh ít nhưng nên thấy rõ nhịp độ nhanh và năng động hơn so với cảnh đầu phim, cho dù câu chuyện kể trước đó như thế nào đi nữa, thì hiện tại trong phần kết mọi việc vẫn bình thường các sự việc vẫn diễn ra hằng ngày như vốn có,

Tiểu kết:

Lối kể chuyện chậm rãi nhưng khơng gây cảm giác khó chịu, rề rà. Tiết tấu phim từ từ, melody, không nhanh và cũng không chậm quá, tạo cảm giác thật như ngồi đời. Khơng theo trình tự, quy luật về thời gian theo truyền thống nhưng người xem vẫn cảm nhận và hiểu được diễn tiến sự việc. Tuy phong cách chậm rãi nhưng người xem vẫn tin và chấp nhận được.

Lửa và nước là hai thứ cần thiết cho sự sống sự sinh tồn của con người, cả đều hiện diện trong cả ba phim dưới mọi hình thức. Là nước uống, nước mưa, nước dột, nước sình, nước… và cả máu nữa. Lửa trong bếp, cháy nhà, đốt

người… tất cả đều được đạo diễn đưa vào một cách hợp lý trong các tình huống của các phim Mùi đu đủ xanh, Xích lơ và Mùa hè chiều thẳng đứng.

Cảnh quay dài thường được thực hiện ở đầu phim, cao trào và kết thúc. Cảnh đặc tả trong ba phim đều rất ấn tượng kiến tha mồi, những con kiến vàng đang oằn oại trong vũng sáp nóng, con kiến nhỏ bé bị ngón tay to lớn của Lãm (người con thứ của gia đình bn vải) dí bẹp xuống, những giọt mủ đu đủ trắng phau, hạt đu đủ bóng lóa như những viên ngọc… trong Mùi đu đủ xanh; Xích lơ thì ấn tượng với gương mặt đen nhịe nhoẹt, sình lầy và các con vật nhỏ nhưng đủ làm người xem sởn gai người, với sơn xanh đầy đầu, mặt người cùng với con cá…

KẾT LUẬN

Khi phân tích ba bộ phim Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte) – 1993, Xích lơ (Cyclo) – 1995 và Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun) – 2000, chúng tôi nhận thấy đạo diễn Trần Anh Hùng đã sử dụng các kỹ thuật, nghệ thuật về điện ảnh rất nhuần nhuyễn. Trong ba phim thì có hai phim đạo diễn làm việc chung với một nhà quay phim Benoit Delhomme, đó là phim

Mùi đu đủ xanh và Xích lơ. Chính sự kết hợp rất ăn ý này đã có được tác phẩm

xuất sắc với những khung hình đẹp như tranh, sống động, chân thật, nên thơ, tạo được nhiều cảm xúc cho người xem. Qua ba bộ phim Mùi đu đủ xanh, Xích lơ và

Mùa hè chiều thẳng đứng, Trần Anh Hùng đã cho thấy phong cách xuyên suốt

ba bộ phim được biểu hiện rõ nét qua tiết tấu chậm đều, được tạo nên bởi hầu hết yếu tố trong chỉnh thể tác phẩm.

Yếu tố đầu tiên dễ nhận thấy là sự di chuyển chậm rãi của các nhân vật trong phim. Hầu hết nhân vật thường đi lại, cử động... một cách từ tốn, nhẹ nhàng. Hầu như khơng hoặc ít có những hành động mạnh, gấp gáp, di chuyển nhanh. Lời thoại của nhân vật cũng rất ít, được nói chậm vừa. Giữa những đoạn đối thoại của các nhân vật thường có một khoảng im lặng hoặc chỉ có một nhân vật nói cịn nhân vật kia khơng đáp lời. Lời thoại ít, thoại trong phim không đơn thuần là lời giao tiếp qua lại giữa các nhân vật, mà như lời tự sự, tường thuật lại câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ, kể lai lịch, hồn cảnh của nhân vật. Chính những điều đó đã tác động trực tiếp đến cảm nhận của khán giả về tiết tấu chậm rãi của phim.

Tiếp theo, đó là màu sắc trong ba bộ phim cũng có bước biến chuyển rõ rệt. Màu xanh lá cây là màu chủ đạo trong hầu hết các khn hình của ba bộ phim, có ở cảnh trí, phục trang, đạo cụ... Màu trắng cho phục trang của nhân vật, người

xem hiểu rõ tính cách của nhân vật qua hành động cụ thể chứ không đơn thuần qua trang phục. Ngồi ra, có chỗ cịn thêm màu đỏ để phù hợp với tâm trang nhân vật, bối cảnh, nội dung, để hiểu và tạo ấn tượng cho người xem. Màu xanh đã được đạo diễn sử dụng làm màu chủ đạo trong bộ ba phim Mùi đu đủ xanh, Xích lơ và Mùa hè chiều thẳng đứng. Ánh sáng hài hịa, chân thật, tơn tạo được

màu sắc cho phim, lột tả được tính cách của nhân vật. Sử dụng các nguồn sáng nhân tạo là nguồn sáng chính cho việc tạo hình ánh sáng, khơng sử dụng cách bố trí ánh sáng chan hịa. Tạo từng điểm sáng tối rõ rệt, độ tương phản hợp lý cho từng cảnh quay. Lửa và nước luôn xuất hiện, được đạo diễn đưa vào từng tình huống một cách hợp lý trong ba phim.

Thêm nữa, bối cảnh ln có vai trị giới thiệu về khơng gian văn hóa Việt Nam, nên được thực hiện rất chân thực, gắn kết với nhân vật, với nội dung câu chuyện, thuyết phục được người xem. Bối cảnh trong phim được thực hiện một cách chân thực, gắn kết với nhân vật, với nội dung trong từng phân đoạn, trường đoạn thuyết phục được người xem, làm cho người xem cảm nhận và tin vào những gì đang xảy ra trong khơng gian đó. Các đạo cụ, phục trang được chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết, tơn trọng hồn cảnh lịch sử của câu chuyện, cung ứng đúng và đầy đủ chi tiết về trang phục, hóa trang, đạo cụ, các vật dụng cho các nhân vật, cho bối cảnh trong từng tình huống theo nội dung phim. Tạo hình nhân vật đúng theo tính cách, số phận của từng nhân vật, khơng cường điệu, diễn viên hóa thân vào nhân vật rất phù hợp rất chân thực làm cho khán giả có nhiều cảm xúc, tin tưởng vào sự có mặt của các nhân vật đó như ngồi đời sống thật. Góp phần vào đó là âm nhạc trong phim phù hợp với các tình huống, sự kiện trong phim.

Ngồi các cảnh đặc tả ấn tượng, tiết tấu phim chậm vừa, hình ảnh đẹp, âm thanh âm nhạc hay và phù hợp với tình huống, tạo cho người xem có được nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tự sự trong phim của trần anh hùng qua ba bộ phim mùi đu đủ xanh, xích lô và mùa hè chiều thẳng đứng (Trang 90 - 103)